Giá trầm kỳ từ vài trăm triệu đến cả chục tỉ đồng/kg đã thôi thúc nhiều người lao vào rừng tìm kiếm. Có người gặp may nhưng cũng có người phải đánh đổi bằng máu và nước mắt.
Khánh Hòa nổi tiếng với trầm hương và kỳ nam, đây là 2 sản vật được coi như linh khí của trời đất nên rất quý. Không những lùng trong rừng, tự trồng cây dó bầu, nuôi trầm để bán, người dân xứ trầm bỏ công lặn lội đi khắp miền Trung - Tây Nguyên, thậm chí qua tận Lào để kiếm trầm.
Không đi thấy bứt rứt
Ở Khánh Hòa, việc mua bán trầm kỳ diễn ra sôi động nhất ở vùng Vạn Giã, Vạn Thắng, Vạn Bình (huyện Vạn Ninh). Theo các chủ cơ sở buôn bán, giá trầm hương dao động từ vài trăm ngàn đến 1 tỉ đồng/kg. Còn giá kỳ nam rất mắc, từ vài trăm triệu đến cả chục tỉ đồng/kg.
Ông Tấn Ba (63 tuổi; ngụ thôn Phú Hội 3, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh), một cựu phu trầm, cho biết: “Nghề trầm có ở Vạn Ninh hàng trăm năm nay, thời nào cũng có những vụ trúng trầm kỳ “khủng”. Như thời tôi đi địu (đi kiếm trầm - PV), có ông Thử ở xã Vạn Phú trúng gần 100 cây vàng.
Mới đây nhất có ông Tú ở thôn Tứ Chánh, xã Vạn Bình trúng trầm ở Đắk Lắk được mười mấy tỉ đồng, xây cái nhà to hơn trụ sở UBND xã. Năm 2012, dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đào được 1,5 kg trầm, bán cả chục tỉ đồng…”. Cứ lâu lâu lại rộ lên những vụ trúng trầm kỳ “khủng” như vậy làm dân chúng hết sức nôn nao, ai nấy đua nhau lao theo nghề tìm trầm để mong đổi đời.
Lý giải việc bám nghề của mình, phu trầm với thâm niên hơn 20 năm, ông Nguyễn Duy Tân (ngụ thôn Phú Hội 2, xã Vạn Thắng), nói: “Mới đầu do nghèo, thấy người ta đi địu về có trầm bán được nhiều tiền nên sinh ham rồi theo. Riết rồi cái nghề thấm vào máu, không đi là thấy bứt rứt khó chịu”.
Theo ông Tân, 1 năm ông đi địu 4-5 chuyến, mỗi chuyến kéo dài khoảng 1 tháng. Những năm trước, trầm núi ở Khánh Hòa còn nhiều, có chuyến ông trúng cả trăm triệu đồng. Giờ loại trầm núi khan hiếm, nhiều đợt đi về trắng tay. May mắn lắm ông mới kiếm được 10-20 triệu đồng nhưng phải đến tận Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đắk Lắk…, thậm chí qua Lào.
Đổ máu, mất mạng
Hành trang của các phu trầm nặng trên 40 kg gồm: Gạo, thịt, cá, mắm muối, võng, bạt, chăn, đồ nghề xoi trầm… Họ đi ngày này qua tháng nọ, khi nào cạn lương thực mới về. Giữa núi rừng mênh mông, phu trầm phải đối diện với rất nhiều rủi ro như sốt rét, rắn độc, vắt, thổ phỉ, lạc đường…
Do đó, không ai dám 1 mình đi địu mà phải theo nhóm từ 2-10 người, trong đó kiêng 3 người (tam tai) và 5 người (ngũ quỹ). Những người đi trầm phải hết sức kiên nhẫn, chịu khó, chịu khổ mới được vào nhóm. Nhóm sẽ cử ra một bầu trưởng là người có kinh nghiệm, thông thuộc địa hình để dẫn đầu.
Ông Hùng (ngụ xóm Đồn, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng), một bầu trưởng, cho biết theo lệ, khi đến điểm đào, nhóm trầm sẽ chọn một dòng suối làm nơi đóng trại. Sau đó, mỗi người tỏa ra các hướng khác nhau để tìm cây dó.
Khi phát hiện cây dó có trầm thì chặt 1 nhát mở miệng và tiếp tục cúng xin lễ lấy trầm kỳ rồi đẽo gọt thành trầm thô đưa về cho gọn. Tiền bán trầm trước tiên sẽ trích 10% cho người tìm được, 10% cho bầu trưởng, còn lại thì chia đều cho các thành viên trong nhóm.
Tuy nhiên, để có được thành quả đó, những người đi địu phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Chỉ vào vết sẹo ở chân, ông Tân cho biết mình suýt chết vì bị rắn cắn. “Đang đi địu ở Ba Tơ, Quảng Ngãi, tôi bị rắn hổ cắn vào chân gây phù nề, đau nhức. Các anh em trong nhóm liền xẻ vết rắn cắn hút máu ra. Sau đó, tôi được cáng từ rừng về đến bệnh viện huyện mất hơn 2 ngày. Bác sĩ nói do sơ cứu không đúng cách nên nếu chậm vài giờ nữa là có thể phải cưa chân” - ông Tân kể.
Không chỉ đổ máu, nhiều phu trầm cùng làng với ông Tân phải bỏ mạng như trường hợp hai anh em ông Minh, Mẫn (ngụ thôn Phú Hội 2) bị mất xác vì đi lạc, ông Tám Phương bị bắn chết ở Nghệ An vì đi nhầm vào nơi thổ phỉ trồng thuốc phiện. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác ở xã Vạn Bình, Vạn Phú bị cây đè, sét đánh, ngã bệnh chết giữa chốn rừng núi hoang vu. Nhiều người vượt biên qua Lào bị biên phòng nước bạn bắt giữ, tịch thu hết tài sản, phạt hàng chục triệu đồng…
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Lê, vợ ông Tân, than thở: “Mỗi lần ổng đi là tôi lo lắng, chỉ biết cầu ông bà, trời Phật phù hộ. Tôi cũng khuyên kiếm nghề khác nhưng ổng nói sống nghề nào theo nghề đó. Vài bữa ổng già, không đi được nữa sẽ bỏ nghề trầm núi theo nghề trầm nuôi. Vẫn phải chờ vậy...”.
Nguồn: Kỳ Nam (Người lao động)
Khánh Hòa nổi tiếng với trầm hương và kỳ nam, đây là 2 sản vật được coi như linh khí của trời đất nên rất quý. Không những lùng trong rừng, tự trồng cây dó bầu, nuôi trầm để bán, người dân xứ trầm bỏ công lặn lội đi khắp miền Trung - Tây Nguyên, thậm chí qua tận Lào để kiếm trầm.
Không đi thấy bứt rứt
Ở Khánh Hòa, việc mua bán trầm kỳ diễn ra sôi động nhất ở vùng Vạn Giã, Vạn Thắng, Vạn Bình (huyện Vạn Ninh). Theo các chủ cơ sở buôn bán, giá trầm hương dao động từ vài trăm ngàn đến 1 tỉ đồng/kg. Còn giá kỳ nam rất mắc, từ vài trăm triệu đến cả chục tỉ đồng/kg.
Ông Tấn Ba (63 tuổi; ngụ thôn Phú Hội 3, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh), một cựu phu trầm, cho biết: “Nghề trầm có ở Vạn Ninh hàng trăm năm nay, thời nào cũng có những vụ trúng trầm kỳ “khủng”. Như thời tôi đi địu (đi kiếm trầm - PV), có ông Thử ở xã Vạn Phú trúng gần 100 cây vàng.
Mới đây nhất có ông Tú ở thôn Tứ Chánh, xã Vạn Bình trúng trầm ở Đắk Lắk được mười mấy tỉ đồng, xây cái nhà to hơn trụ sở UBND xã. Năm 2012, dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đào được 1,5 kg trầm, bán cả chục tỉ đồng…”. Cứ lâu lâu lại rộ lên những vụ trúng trầm kỳ “khủng” như vậy làm dân chúng hết sức nôn nao, ai nấy đua nhau lao theo nghề tìm trầm để mong đổi đời.
Một nhóm phu trầm đang đào kỳ nam ở khu vực rừng Gộp Ngà (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) |
Theo ông Tân, 1 năm ông đi địu 4-5 chuyến, mỗi chuyến kéo dài khoảng 1 tháng. Những năm trước, trầm núi ở Khánh Hòa còn nhiều, có chuyến ông trúng cả trăm triệu đồng. Giờ loại trầm núi khan hiếm, nhiều đợt đi về trắng tay. May mắn lắm ông mới kiếm được 10-20 triệu đồng nhưng phải đến tận Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đắk Lắk…, thậm chí qua Lào.
Đổ máu, mất mạng
Hành trang của các phu trầm nặng trên 40 kg gồm: Gạo, thịt, cá, mắm muối, võng, bạt, chăn, đồ nghề xoi trầm… Họ đi ngày này qua tháng nọ, khi nào cạn lương thực mới về. Giữa núi rừng mênh mông, phu trầm phải đối diện với rất nhiều rủi ro như sốt rét, rắn độc, vắt, thổ phỉ, lạc đường…
Do đó, không ai dám 1 mình đi địu mà phải theo nhóm từ 2-10 người, trong đó kiêng 3 người (tam tai) và 5 người (ngũ quỹ). Những người đi trầm phải hết sức kiên nhẫn, chịu khó, chịu khổ mới được vào nhóm. Nhóm sẽ cử ra một bầu trưởng là người có kinh nghiệm, thông thuộc địa hình để dẫn đầu.
Ông Nguyễn Duy Tân và túi đồ nghề hơn 20 năm tìm kiếm trầm kỳ |
Khi phát hiện cây dó có trầm thì chặt 1 nhát mở miệng và tiếp tục cúng xin lễ lấy trầm kỳ rồi đẽo gọt thành trầm thô đưa về cho gọn. Tiền bán trầm trước tiên sẽ trích 10% cho người tìm được, 10% cho bầu trưởng, còn lại thì chia đều cho các thành viên trong nhóm.
Tuy nhiên, để có được thành quả đó, những người đi địu phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Chỉ vào vết sẹo ở chân, ông Tân cho biết mình suýt chết vì bị rắn cắn. “Đang đi địu ở Ba Tơ, Quảng Ngãi, tôi bị rắn hổ cắn vào chân gây phù nề, đau nhức. Các anh em trong nhóm liền xẻ vết rắn cắn hút máu ra. Sau đó, tôi được cáng từ rừng về đến bệnh viện huyện mất hơn 2 ngày. Bác sĩ nói do sơ cứu không đúng cách nên nếu chậm vài giờ nữa là có thể phải cưa chân” - ông Tân kể.
Không chỉ đổ máu, nhiều phu trầm cùng làng với ông Tân phải bỏ mạng như trường hợp hai anh em ông Minh, Mẫn (ngụ thôn Phú Hội 2) bị mất xác vì đi lạc, ông Tám Phương bị bắn chết ở Nghệ An vì đi nhầm vào nơi thổ phỉ trồng thuốc phiện. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác ở xã Vạn Bình, Vạn Phú bị cây đè, sét đánh, ngã bệnh chết giữa chốn rừng núi hoang vu. Nhiều người vượt biên qua Lào bị biên phòng nước bạn bắt giữ, tịch thu hết tài sản, phạt hàng chục triệu đồng…
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Lê, vợ ông Tân, than thở: “Mỗi lần ổng đi là tôi lo lắng, chỉ biết cầu ông bà, trời Phật phù hộ. Tôi cũng khuyên kiếm nghề khác nhưng ổng nói sống nghề nào theo nghề đó. Vài bữa ổng già, không đi được nữa sẽ bỏ nghề trầm núi theo nghề trầm nuôi. Vẫn phải chờ vậy...”.
Nguồn: Kỳ Nam (Người lao động)
Bình luận