Khi nhắc đến thảm họa Chanchu, đau thương vẫn khắc khoải trong tâm khảm mỗi phụ nữ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam khi những người đàn ông trong gia đình đã không bao giờ trở về…
Có gia đình mất đến 3 người một lúc, không nỗi đau nào kể xiết. Trong lúc đau thương đó, chuyện hy hữu đã xảy ra đối với chị Nguyễn Thị Hoa khi nhận nhầm xác chồng là thi thể một người đàn ông khác đem về quê chôn cất...
Vừa chôn cất "chồng" xong, gia đình chị tiếp tục làm lễ chôn cất cho người chồng thật sự của mình một lần nữa. Mỗi khi nhắc lại chuyện oái oăm đó, nước mắt chị giàn dụa nói: "Khi còn sống, tôi chỉ có một chồng là anh nhưng chết anh lại "cưới" thêm cho tôi một ông chồng nữa...".
Vừa chôn cất "chồng" xong, gia đình chị tiếp tục làm lễ chôn cất cho người chồng thật sự của mình một lần nữa. Mỗi khi nhắc lại chuyện oái oăm đó, nước mắt chị giàn dụa nói: "Khi còn sống, tôi chỉ có một chồng là anh nhưng chết anh lại "cưới" thêm cho tôi một ông chồng nữa...".
Nỗi đau để lại cho làng góa chồng...
Cách đây 8 năm, siêu bão Chanchu đã cướp đi của dân làng hơn 80 người đàn ông, thanh niên là ngư dân đi câu mực trên những chiếc tàu có công suất lớn ngoài khơi. Ngày đó dân làng Bình Minh khóc hết nước mắt. Có người một lúc mất đi 3 người thân. Không nỗi đau nào kể xiết.
Chị Nguyễn Thị Hoa sống một mình khi ba đứa con gái đã cưới chồng. |
Những người đàn ông xã Bình Minh được mệnh danh là "sát thủ mực khơi", họ câu mực khơi rất giỏi. Mỗi chuyến biển kéo dài hàng tháng, câu được vài tạ mực khô, thu nhập hàng chục triệu đồng. Cứ thế người lớn tuổi truyền nghề câu mực khơi cho lớp trẻ.
Thôn Bình Tịnh của xã Bình Minh có tới 30 người đàn ông đã không trở về sau cơn bão Chanchu, điều đó đồng nghĩa với việccó hơn 20 phụ nữ góa bụa trong một làng nhỏ. Chị Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1964 cùng một lúc đến 3 cái tang: chồng là anh Võ Quang và hai con trai là Võ Phúc, Võ Phương, nỗi đau tưởng chừng không thể vượt qua.
Nhưng rồi đức hy sinh, chịu thương chịu khó, sự kiên cường vốn đã thấm vào máu vào thịt của người phụ nữ Việt Nam đã cho chị sức mạnh sống đến hôm nay. Chị Hoa tâm sự: "Cũng buồn lắm nhưng cố vượt qua chứ buồn mãi nếu mình lâm bệnh là con cháu tội, chúng còn nhỏ có biết chi đâu. Mấy đứa cháu giờ là niềm vui của tôi…".
Nhưng rồi đức hy sinh, chịu thương chịu khó, sự kiên cường vốn đã thấm vào máu vào thịt của người phụ nữ Việt Nam đã cho chị sức mạnh sống đến hôm nay. Chị Hoa tâm sự: "Cũng buồn lắm nhưng cố vượt qua chứ buồn mãi nếu mình lâm bệnh là con cháu tội, chúng còn nhỏ có biết chi đâu. Mấy đứa cháu giờ là niềm vui của tôi…".
Theo chị Hoa, do gia cảnh nghèo khó nên hai đứa con trai được chồng kéo đi biển luôn. Ban đầu Phúc, Phương đi trên tàu nấu ăn cho các thuyền viên, mỗi chuyến biển cũng kiếm được vài triệu đồng. Những lúc rảnh rỗi khi các thuyền viên xuống thuyền thúng tỏa đi khắp nơi câu mực, anh em Phúc, Phương ngồi trên tàu cũng câu mực kiếm thêm thu nhập. Dần dần rồi quen với sóng gió biển, biết xuống thuyền thúng đi câu mực cùng với cha mình.
Ngày 16/5/2006, chị Hoa đang loay hoay phía sau nhà bỗng nghe tiếng báo của người dân trong thôn là chồng và hai con trai của chị bị bão Chanchu nhấn chìm ngoài biển khơi. Lúc đó hai chân chị khuỵu xuống, đầu óc quay cuồng, phải mất vài phút sau chị mới bình tĩnh lại để gào khóc kêu được tiếng chồng, tiếng con...
"Tôi đang dọn dẹp sau vườn nghe mọi người chạy la khóc khắp xóm nói là bão Chanchu giết sạch ngư dân xã Bình Minh đang câu mực ngoài biển khơi. Tôi nghe vậy là trời đất như sập xuống đầu mình vậy. Tôi nhận tin dữ từ chủ tàu ở Đà Nẵng báo vào là chiếc tàu câu mực khơi có chồng và hai con trai tôi đi biển đã bị bão nhấn chìm ngoài khơi rồi. Toàn bộ người trên tàu chết hết. Bốn mẹ con tôi chỉ biết khóc và gào thét trong tuyệt vọng thôi", chị kể.
Chị Nguyễn Thị Hoa thắp hương cho ngôi mộ chồng mình |
Oái oăm chôn cất nhầm chồng
Phải mất mấy ngày sau lực lượng chức năng mới tìm thấy được xác của chồng chị Hoa, nhưng xác của hai con trai chị là Phúc và Phương vĩnh viễn nằm ở biển cả. Do quá sốc nên chị không trực tiếp đi ra Đà Nẵng nhận xác chồng được nên chỉ có con gái cùng người thân ra Đà Nẵng nhận xác.
Do khi vớt được xác chồng chị cùng những ngư dân xấu số khác từ ngoài biển khơi vận chuyển vào đất liền bằng tàu. Lúc này thi thể của các ngư dân bốc mùi, trong quá trình phân hủy nên phải bỏ vào bao ni lông để chuyển vào đất liền rồi bàn giao lại cho gia đình thân nhân. Mỗi thi thể ngư dân được ghi một mãnh giấy tên, địa chỉ dán phía ngoài bao ni lông đựng xác ngư dân. Chồng chị Hoa cũng vậy.
Nhưng không hiểu sao do thế nào mà tấm giấy ghi tên, quê quán của anh Võ Quang chồng chị Hoa dán ngoài bao ni lông đựng xác anh lại "rớt" ra và lại bị để nhầm lên qua bao ni lông đựng thi thể một ngư dân khác. Chị Hoa kể: "Khi con gái tôi và người nhà ra đến cảng cá Đà Nẵng nhận xác anh Quang đem về quê chôn cất thì lúc đó mọi người giao "đúng" xác anh Quang được đựng trong bao ni lông màu trắng phía bên ngoài có dán miếng giấy ghi là thi thể anh Võ Quang, quê xã Bình Minh.
Nhận xong gia đình tổ chức liệm luôn ngoài Đà Nẵng, rồi chở về bằng xe ô tô ngay trong đêm làm lễ chôn cất khoảng 11h đêm. Do lâu ngày nên thi thể bốc mùi hôi không chịu nổi nên lúc liệm đưa vào quan tài cũng không nhận dạng được anh Quang nữa".
Nhận xong gia đình tổ chức liệm luôn ngoài Đà Nẵng, rồi chở về bằng xe ô tô ngay trong đêm làm lễ chôn cất khoảng 11h đêm. Do lâu ngày nên thi thể bốc mùi hôi không chịu nổi nên lúc liệm đưa vào quan tài cũng không nhận dạng được anh Quang nữa".
Theo lời chị Hoa: Chôn cất xong, qua ngày mai bất ngờ gia đình nhận được cuộc điện thoại của một ngư dân ở xã Bình Minh cũng đi câu mực khơi trên một chiếc tàu ở Đà Nẵng cùng chuyến với cha con anh Quang nhưng may mắn thoát chết trở về đất liền được.
Khi vào đến bờ ở Đà Nẵng, ngư dân này nhận thấy thi thể anh Quang, chồng chị Hoa vẫn còn để trong bao ni lông cùng với các xác ngư dân khác. Ngay lúc đó, ngư dân này điện cho gia đình tôi kêu ra nhận xác anh Quang đem về nhà chôn cất.
Khi vào đến bờ ở Đà Nẵng, ngư dân này nhận thấy thi thể anh Quang, chồng chị Hoa vẫn còn để trong bao ni lông cùng với các xác ngư dân khác. Ngay lúc đó, ngư dân này điện cho gia đình tôi kêu ra nhận xác anh Quang đem về nhà chôn cất.
"Lúc đó, gia đình đang tang gia bối rối, ai cũng khóc vì một lúc mất 3 người, nghe người ngư dân nói vậy thì vô cùng bất ngờ. Do người ngư dân này nhận dạng được xác anh Quang, chồng tôi là khi bão Chanchu ập đến làm chìm tàu anh Quang, trong lúc vùng vẫy trong bão táp đầu gối anh Quang bị trầy xước nên khi ngư dân này vớt anh Quang biết được và cũng nhìn thấy rõ mặt anh Quang. Và xác định khẳng định đây mới chính là anh Võ Quang chồng tôi chứ không phải người đàn ông mà gia đình đem về chôn cất tối hôm qua là anh Võ Quang được", chị Hoa kể lại.
Vậy là một lần nữa gia đình chị tức tốc cử nhiều người ra lại Đà Nẵng để kiểm tra và nhận dạng lại xem có đúng xác anh Quang vẫn còn ở Đà Nẵng không. "Lúc đó tôi vẫn không đi được, nên người nhà ra Đà Nẵng ngay trong ngày và ra đến Đà Nẵng đúng là xác anh Quang vẫn còn trong bao ni lông.
Nguyên nhân được biết là lúc mọi người bỏ xác anh Quang vào bao ni lông và bên ngoài dán miếng giấy ghi tên tuổi anh Quang do sơ suất nên rớt ra ngoài chập vào một bao ni lông đựng xác ngư dân khác mà sau đó gia đình tôi được nhận bàn giao đem về chôn cất...", chị Hoa ngấn lệ kể.
Nguyên nhân được biết là lúc mọi người bỏ xác anh Quang vào bao ni lông và bên ngoài dán miếng giấy ghi tên tuổi anh Quang do sơ suất nên rớt ra ngoài chập vào một bao ni lông đựng xác ngư dân khác mà sau đó gia đình tôi được nhận bàn giao đem về chôn cất...", chị Hoa ngấn lệ kể.
Chị Nguyễn Thị Hoa thắp hương cho ngôi mộ người ngư dân mà gia đình nhận nhầm là anh Quang. |
Một lần nữa, gia đình chị Hoa đưa thi thể anh Quang từ Đà Nẵng về quê nhà làm lễ lần hai để mai táng ngay trong đêm. "Khi đưa đúng xác anh Quang về đến nhà khoảng 10h đêm, gia đình vẫn làm đúng các nghi lễ đàng hoàng và đưa đi chôn cất ngay bên cạnh ngôi mộ vừa mới chôn người ngư dân xấu số mà gia đình nhận nhầm là "chồng tôi"...
Sau đó, cơ quan chức năng đã lấy mẫu thi thể của người ngư dân xấu số mà gia đình chị Hoa nhận nhầm để giám định xác định nhân thân để bàn giao lại cho người nhà họ. Ngư dân xấu số này được xác định quê ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, có vợ là chị Dung (ngư dân này nhỏ tuổi hơn chồng tôi nhiều)", chị nói.
Sau đó, cơ quan chức năng đã lấy mẫu thi thể của người ngư dân xấu số mà gia đình chị Hoa nhận nhầm để giám định xác định nhân thân để bàn giao lại cho người nhà họ. Ngư dân xấu số này được xác định quê ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, có vợ là chị Dung (ngư dân này nhỏ tuổi hơn chồng tôi nhiều)", chị nói.
Không lâu sau, cha ruột và vợ của người ngư dân mà gia đình chị Hoa nhận nhầm đem về chôn cất cũng đã vào nhận phần mộ con trai mình. Chị Hoa tâm sự, từ năm 2006 đến nay, vậy là hai ngôi mộ của anh Quang (chồng chị) và một của người đàn ông kia vẫn chôn cất cạnh nhau cho đến nay. Gia đình chị lấy ngày 19/4 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ cho cả 4 người luôn, đó là chồng chị và hai đứa con trai cùng người đàn ông gọi là "chồng" nhầm kia nữa...
Do nỗi đau một lúc xảy đến quá lớn làm cho người phụ nữ vùng cát biển này chịu không nổi nên có lúc chị khóc nói: "Anh chết rồi mà anh cưới cho em thêm "chồng" nữa, để em lo cho hai người chồng ở bên!". Vậy cứ đến ngày giỗ hay ngày Tết, chị ra thắp hương phần mộ chồng mình, không quên thắp cho phần mộ người ngư dân kia một nén hương như trách nhiệm với người đã khuất.
Hiện nay chị Hoa đã xây dựng 3 phần mộ cho chồng mình và hai con trai đàng hoàng. Theo chị nghĩ, phần mộ của người đàn ông còn lại đã có gia đình ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa xây mộ, vẫn chưa dựng bia.
Hiện nay chị Hoa đã xây dựng 3 phần mộ cho chồng mình và hai con trai đàng hoàng. Theo chị nghĩ, phần mộ của người đàn ông còn lại đã có gia đình ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa xây mộ, vẫn chưa dựng bia.
Biển cả đã lấy đi của họ chỗ dựa vững chãi nhất, nhưng biển cả cũng lại là nguồn sống cho con, cháu của họ, vì thế, họ vẫn dựa vào biển để lo cho những đứa trẻ, vẫn thủy chung với biển như với người chồng đã khuất của mình. Đã 8 năm rồi, hầu như chẳng có ai đi bước nữa, niềm vui của họ giờ đây chỉ là miếng cơm manh áo, tiếng cười và sự học của các con - điều quý giá nhất mà những người đàn ông nằm lại ngoài biển khơi gửi gắm trên đôi vai họ - những người phụ nữ Bình Minh.
Theo Năng lượng mới
Bình luận