(VTC News) – Phóng viên VTC News đã đi dọc sông Hồng, gặp những người vớt xác, những cư dân ven sông, để ghi chép lại những câu chuyện bí ẩn và oan nghiệt trên dòng sông này.
Kỳ 1: Ngôi mộ thiếu nữ chết trôi
Trong những ngày theo các đoàn vớt xác dọc sông Hồng, tìm kiếm xác chị Huyền trong vụ án vứt xác của thẩm mỹ viện Cát Tường gây chấn động cả nước, phóng viên mới nhận thấy rằng, dòng sông Hồng chảy qua thủ đô là dòng sông có rất nhiều xác chết.
Có thể nói, không ngày nào dòng sông Cái mênh mông ấy, không có một vài xác chết dập dềnh trôi ra phía biển. Phóng viên VTC News đã đi dọc sông Hồng, gặp những người vớt xác, những cư dân ven sông, để ghi chép lại những câu chuyện bí ẩn và oan nghiệt trên dòng sông này.
Ngôi miếu lạ
Giữa cánh đồng đào mênh mông thuộc phường Nhật Tân (Hà Nội), có một cây sung lớn, vươn cao, tốt um tùm. Người đàn ông có cái đầu cạo nhẵn, nhưng tướng mạo hiền lành đang thắp nhang trong ngôi miếu nhỏ dưới gốc cây sung.
Anh là Nguyễn Văn Dũng (SN 1970), người sống ở bãi sông và trông nom ngôi miếu có cái tên khá kỳ lạ: Miếu Bà Chúa Sông Chúa Ngòi. Phía ngoài ngôi miếu, có tấm bảng lớn ghi: Nơi chôn cất Bà Chúa Sông Chúa Ngòi.
Thấy tôi thắc mắc cái tên khá lạ lùng, anh Dũng bảo: “Thực ra, ngày xưa, người dân gọi miếu và ngôi mộ này là Cô Trôi. Sở dĩ họ gọi thế là vì người được chôn cất dưới mộ và lập miếu thờ là một cô gái trẻ, bị chết trôi, không biết tên tuổi, quê quán, nên mọi người gọi là Cô Trôi. Mấy năm nay, ngẫm đi nghĩ lại, tôi thấy cách gọi như thế không được hay ho lắm, vả lại cô rất thiêng, nên tôi làm tấm bảng thật to, để mọi người gọi là Bà Chúa Sông Chúa Ngòi”.
Khi anh Dũng còn chưa sinh ra, anh đã được nghe bố đẻ kể lại rằng, vào năm 1966, khi đánh cá ở sông Hồng, ông đã vớt được xác một cô gái 18 tuổi, rất đẹp. Khi đó, bố anh Dũng cũng vẫn còn là thanh niên, trạc tuổi cô gái đó.
Thời xưa, quan niệm còn lạc hậu, nên những người sống nhờ sông ngòi rất kỵ xác chết trôi và cứu người chết đuối. Họ tin rằng, những người chết trôi là do Hà Bá bắt, nên nếu ai cứu người đuối nước hoặc vớt xác chết trôi sẽ phải đền mạng. Gặp xác chết trôi người ta thường mặc kệ, thậm chí xác chết mắc kẹt, họ còn đẩy cho trôi đi chỗ khác.
Thế nhưng, lúc đó, không hiểu linh tính mách bảo điều gì, mà bố anh kéo xác thiếu nữ đó lên bờ. Thương xót thân phận thiếu nữ xinh đẹp yểu mạng, bố anh Dũng đã chôn ở vườn đào nhà mình, ở bãi sông Hồng, cách mép nước không xa.
Chôn xác cô gái xong, ông trồng cây sung để đánh dấu. Một thời gian sau, có cặp vợ chồng già, người chồng đã 70 tuổi, vợ đã 60 tuổi tìm đến gặp bố anh Dũng. Qua mô tả màu quần áo, vóc dáng, và nhiều đặc điểm khác, cặp vợ chồng già đó đã xác nhận chính là con gái của mình.
Cặp vợ chồng đó là người vùng cao, là ông chủ lớn, rất giàu có, nhưng hiếm con. Khi ông bà đã già, mới có được mụn con gái, nên rất yêu chiều, coi cô như lá ngọc cành vàng. Thiếu nữ ấy cao chừng 1,7m, da trắng, má hồng, vô cùng xinh đẹp, đài các.
Hôm đó, ông bà cùng con gái qua cầu phao sông Hồng, đoạn trên tỉnh Phú Thọ bây giờ, thì cầu lật, xe cộ lao xuống sông. Ông bà được cứu sống, nhưng cô con gái thì chìm nghỉm, mất hút dưới lòng sông.
Rất nhiều thợ vớt xác đi dọc sông Hồng, nhưng không tìm thấy xác thiếu nữ xinh đẹp đó. Xác cô gái trôi về tận bãi sông Nhật Tân. Khi đó, ngay cạnh chỗ ngôi mộ là một vụng xoáy, bao nhiêu thứ rác rưởi, củi gỗ, xác chết trôi qua nếu dạt vào đó thì cứ luẩn quẩn không ra được. Cặp vợ chồng già đó thắp hương, nhận con gái, nhưng không bốc mộ lên nữa. Quá đau buồn, muốn quên đi quá khứ, họ đã vào Nam định cư, không thấy trở lại lần nào.
Ngôi mộ ‘tự lớn’
Từ khi chôn thiếu nữ chết trôi ấy, cứ đến ngày rằm, mùng một, người dân ở Nhật Tân lại ra miếu thắp nhang, cầu khấn. Rất nhiều cô gái gặp chuyện bất hạnh, ra đây thắp nhang, "tâm sự" với Cô Trôi để trút nỗi lòng, tìm được sự thanh thản trong tâm hồn.
Phía sau ngôi miếu nhỏ, ngay gốc cây sung già, giữa quần thể 66 ngôi mộ vô danh, có một ngôi mộ to nhất, lùm lùm như đống mối. Đó chính là mộ người thiếu nữ chết trôi mà bố anh Dũng vớt lên từ dòng sông Hồng vào năm 1966.
Tôi hỏi: “Sao mộ này đắp lâu rồi mà vẫn to thế này, trong khi các mộ mới đắp lại nhỏ?”. Anh Dũng bảo: “Cái này tôi cũng không rõ lắm, nhưng theo kinh nghiệm của các cụ, thì những ngôi mộ cứ tự to ra, phình lên thường là mộ kết.
Ngày xưa, chỗ này là vụng xoáy, cứ năm thì lở, năm thì bồi lên. Có năm dòng nước xoáy sát vào bờ, nhưng chỉ đến chân ngôi mộ là lại hết chu kỳ xoáy chuyển sang chu kỳ bồi. Có năm dòng xoáy tiến sát vào sâu, nhưng riêng ngôi mộ thì vẫn thoi loi ra dòng nước và vững chãi.
Tôi cũng không rõ do bố tôi chọn địa điểm chôn theo phong thủy, vững chắc, hay do chu kỳ của dòng nước. Còn chuyện ngôi mộ này cứ to dần lên, thì là do mối làm tổ. Cứ mỗi năm, ngôi mộ này lại to hơn, cao lên một chút mà có thể nhìn thấy rõ rệt bằng mắt thường”.
Theo lời anh Dũng, ngày xưa, khi chôn người con gái chết trôi, bố anh chỉ bó chiếu và đắp một nấm đất to bằng cỡ 3 cái thúng úp theo hàng dọc. Thế nhưng, ngôi mộ cứ to dần lên.
Đến năm 1990, ngôi mộ thiếu nữ này đã to bằng đống rơm, cao quá đầu người lớn. Cũng năm đó, hợp tác xã sử dụng máy cày lớn để làm đồng. Lúc đó chỉ có mỗi đống đất tơ hơ giữa cánh đồng, người lái máy cày không biết đó là mộ, nên đã cày phẳng đi. Thấy vậy anh Dũng đã đắp lại ngôi mộ, nhưng chỉ lùm lùm bằng mấy cái thúng, để lấy chỗ hương khói, đánh dấu. Bao năm qua, ngôi mộ vẫn nhỏ như vậy.
Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, ngôi mộ lại bỗng dưng lớn lên một cách khác thường. Anh Dũng bảo tôi: “Tôi dám chắc rằng, chỉ một hai năm nữa, cậu quay về đây, sẽ thấy ngôi mộ lớn thêm nhiều nữa”.
Chuyện ngôi mộ “lớn lên”, tôi đã gặp ở nhiều nơi, là do có tổ mối bồi đắp. Điều đó không có gì lạ lùng.
Còn tiếp…
Dương Phạm Ngọc
Kỳ 1: Ngôi mộ thiếu nữ chết trôi
Trong những ngày theo các đoàn vớt xác dọc sông Hồng, tìm kiếm xác chị Huyền trong vụ án vứt xác của thẩm mỹ viện Cát Tường gây chấn động cả nước, phóng viên mới nhận thấy rằng, dòng sông Hồng chảy qua thủ đô là dòng sông có rất nhiều xác chết.
Có thể nói, không ngày nào dòng sông Cái mênh mông ấy, không có một vài xác chết dập dềnh trôi ra phía biển. Phóng viên VTC News đã đi dọc sông Hồng, gặp những người vớt xác, những cư dân ven sông, để ghi chép lại những câu chuyện bí ẩn và oan nghiệt trên dòng sông này.
Ngôi miếu lạ
Giữa cánh đồng đào mênh mông thuộc phường Nhật Tân (Hà Nội), có một cây sung lớn, vươn cao, tốt um tùm. Người đàn ông có cái đầu cạo nhẵn, nhưng tướng mạo hiền lành đang thắp nhang trong ngôi miếu nhỏ dưới gốc cây sung.
Anh là Nguyễn Văn Dũng (SN 1970), người sống ở bãi sông và trông nom ngôi miếu có cái tên khá kỳ lạ: Miếu Bà Chúa Sông Chúa Ngòi. Phía ngoài ngôi miếu, có tấm bảng lớn ghi: Nơi chôn cất Bà Chúa Sông Chúa Ngòi.
Thấy tôi thắc mắc cái tên khá lạ lùng, anh Dũng bảo: “Thực ra, ngày xưa, người dân gọi miếu và ngôi mộ này là Cô Trôi. Sở dĩ họ gọi thế là vì người được chôn cất dưới mộ và lập miếu thờ là một cô gái trẻ, bị chết trôi, không biết tên tuổi, quê quán, nên mọi người gọi là Cô Trôi. Mấy năm nay, ngẫm đi nghĩ lại, tôi thấy cách gọi như thế không được hay ho lắm, vả lại cô rất thiêng, nên tôi làm tấm bảng thật to, để mọi người gọi là Bà Chúa Sông Chúa Ngòi”.
Miếu và mộ Bà Chúa Sông Chúa Ngòi |
Thời xưa, quan niệm còn lạc hậu, nên những người sống nhờ sông ngòi rất kỵ xác chết trôi và cứu người chết đuối. Họ tin rằng, những người chết trôi là do Hà Bá bắt, nên nếu ai cứu người đuối nước hoặc vớt xác chết trôi sẽ phải đền mạng. Gặp xác chết trôi người ta thường mặc kệ, thậm chí xác chết mắc kẹt, họ còn đẩy cho trôi đi chỗ khác.
Thế nhưng, lúc đó, không hiểu linh tính mách bảo điều gì, mà bố anh kéo xác thiếu nữ đó lên bờ. Thương xót thân phận thiếu nữ xinh đẹp yểu mạng, bố anh Dũng đã chôn ở vườn đào nhà mình, ở bãi sông Hồng, cách mép nước không xa.
Anh Dũng thắp hương ở miếu Cô Trôi |
Cặp vợ chồng đó là người vùng cao, là ông chủ lớn, rất giàu có, nhưng hiếm con. Khi ông bà đã già, mới có được mụn con gái, nên rất yêu chiều, coi cô như lá ngọc cành vàng. Thiếu nữ ấy cao chừng 1,7m, da trắng, má hồng, vô cùng xinh đẹp, đài các.
Hôm đó, ông bà cùng con gái qua cầu phao sông Hồng, đoạn trên tỉnh Phú Thọ bây giờ, thì cầu lật, xe cộ lao xuống sông. Ông bà được cứu sống, nhưng cô con gái thì chìm nghỉm, mất hút dưới lòng sông.
Rất nhiều thợ vớt xác đi dọc sông Hồng, nhưng không tìm thấy xác thiếu nữ xinh đẹp đó. Xác cô gái trôi về tận bãi sông Nhật Tân. Khi đó, ngay cạnh chỗ ngôi mộ là một vụng xoáy, bao nhiêu thứ rác rưởi, củi gỗ, xác chết trôi qua nếu dạt vào đó thì cứ luẩn quẩn không ra được. Cặp vợ chồng già đó thắp hương, nhận con gái, nhưng không bốc mộ lên nữa. Quá đau buồn, muốn quên đi quá khứ, họ đã vào Nam định cư, không thấy trở lại lần nào.
Ngôi mộ ‘tự lớn’
Từ khi chôn thiếu nữ chết trôi ấy, cứ đến ngày rằm, mùng một, người dân ở Nhật Tân lại ra miếu thắp nhang, cầu khấn. Rất nhiều cô gái gặp chuyện bất hạnh, ra đây thắp nhang, "tâm sự" với Cô Trôi để trút nỗi lòng, tìm được sự thanh thản trong tâm hồn.
Phía sau ngôi miếu nhỏ, ngay gốc cây sung già, giữa quần thể 66 ngôi mộ vô danh, có một ngôi mộ to nhất, lùm lùm như đống mối. Đó chính là mộ người thiếu nữ chết trôi mà bố anh Dũng vớt lên từ dòng sông Hồng vào năm 1966.
Tôi hỏi: “Sao mộ này đắp lâu rồi mà vẫn to thế này, trong khi các mộ mới đắp lại nhỏ?”. Anh Dũng bảo: “Cái này tôi cũng không rõ lắm, nhưng theo kinh nghiệm của các cụ, thì những ngôi mộ cứ tự to ra, phình lên thường là mộ kết.
Ngày xưa, chỗ này là vụng xoáy, cứ năm thì lở, năm thì bồi lên. Có năm dòng nước xoáy sát vào bờ, nhưng chỉ đến chân ngôi mộ là lại hết chu kỳ xoáy chuyển sang chu kỳ bồi. Có năm dòng xoáy tiến sát vào sâu, nhưng riêng ngôi mộ thì vẫn thoi loi ra dòng nước và vững chãi.
Tôi cũng không rõ do bố tôi chọn địa điểm chôn theo phong thủy, vững chắc, hay do chu kỳ của dòng nước. Còn chuyện ngôi mộ này cứ to dần lên, thì là do mối làm tổ. Cứ mỗi năm, ngôi mộ này lại to hơn, cao lên một chút mà có thể nhìn thấy rõ rệt bằng mắt thường”.
Theo anh Dũng, ngôi mộ Cô Trôi cứ mỗi ngày lại phình to thêm |
Đến năm 1990, ngôi mộ thiếu nữ này đã to bằng đống rơm, cao quá đầu người lớn. Cũng năm đó, hợp tác xã sử dụng máy cày lớn để làm đồng. Lúc đó chỉ có mỗi đống đất tơ hơ giữa cánh đồng, người lái máy cày không biết đó là mộ, nên đã cày phẳng đi. Thấy vậy anh Dũng đã đắp lại ngôi mộ, nhưng chỉ lùm lùm bằng mấy cái thúng, để lấy chỗ hương khói, đánh dấu. Bao năm qua, ngôi mộ vẫn nhỏ như vậy.
Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, ngôi mộ lại bỗng dưng lớn lên một cách khác thường. Anh Dũng bảo tôi: “Tôi dám chắc rằng, chỉ một hai năm nữa, cậu quay về đây, sẽ thấy ngôi mộ lớn thêm nhiều nữa”.
Chuyện ngôi mộ “lớn lên”, tôi đã gặp ở nhiều nơi, là do có tổ mối bồi đắp. Điều đó không có gì lạ lùng.
Còn tiếp…
Dương Phạm Ngọc
Bình luận