(VTC News) – Trước tình trạng cán bộ công chức ăn cắp giờ công diễn ra tràn lan, các nhà chức trách đã phải sử dụng nhiều "chiêu độc" để chấn chỉnh.
Trong khi đó, tại Việt Nam, một bộ phận công chức bỏ bê công việc gây bức xúc trong dư luận. Các nhà chức trách đã phải nghĩ ra các "chiêu" để chấn chỉnh tình trạng này:
1. Bêu danh trên truyền hình
Trước tình trạng nhiều cán bộ, công chức đi trễ về sớm, không đảm bảo kỷ luật cơ quan…, tỉnh Quảng Trị thực hiện chủ trương ghi hình những cán bộ vi phạm để phát lên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh.
Ông Trần Đăng Mậu, Trưởng Phòng Thời sự Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị, cho biết tổ ghi hình gồm 3 cán bộ, phóng viên cùng 3 cán bộ của Sở Nội vụ tỉnh.
Tuy nhiên, ông Trần Hữu Anh cũng nói rằng, việc “kiểm tra chủ yếu là đánh động, nhắc nhở cán bộ công chức phải thực hiện tốt theo chỉ thị”.
Sau tỉnh Quảng Bình, đến lượt Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng ký công văn gửi tới các sở, ban, ngành của tỉnh để chấn chỉnh việc cán bộ, công chức, viên chức “ăn cắp giờ công”.
Công văn cũng giao Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai cử phóng viên tiến hành ghi hình và phát trên sóng của đài các hành vi vi phạm này.
2. Vi hành ‘bắt quả tang’
“Ấn tượng” nhất trong việc trị “bệnh” la cà quán xá trong giờ làm việc của cán bộ công chức là sự kiện Bí thư tỉnh ủy và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình “vi hành” đến 7 quán cà phê ở TP Đồng Hới và bắt quả tang 15 cán bộ, công chức đang ngồi đó trong giờ làm việc.
Sau chuyến “thị sát”, các quán cà phê ở TP Đồng Hới vào giờ hành chính vắng vẻ rõ rệt.
Sau đó, Sở Tư pháp Quảng Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chỉ thị gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố bổ sung vào quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị nghiêm cấm cán bộ, công chức sử dụng thời gian làm việc để làm việc riêng, đi muộn, về sớm, chơi game, đánh bài, đi ăn sáng, uống cà phê...
3. Kiểm tra đột xuất
Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên cũng đã thành lập đoàn kiểm tra về việc giải quyết thủ tục hành chính và kỷ cương, kỷ luật hành chính năm 2013.
Theo ông Phạm Minh Chu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, đoàn sẽ kiểm tra đột xuất các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong tỉnh, không báo trước thời gian, địa điểm kiểm tra.
Mới đây, qua kiểm tra đột xuất 7 công sở, đoàn kiểm tra Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên phát hiện 5 cơ quan đơn vị có nhiều cán bộ nghỉ phép không đúng thủ tục. Đặc biệt, ở Hội Đông y tỉnh Phú Yên và UBND phường 9, TP Tuy Hòa không một bóng người.
Ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết từ năm 2006, huyện này đã có văn bản chỉ đạo đến các phòng, ban hạn chế tiếp khách vào buổi trưa để tránh tình trạng “sa lầy”, dây dưa sang buổi chiều và cấm công chức có bia rượu đến công sở.
Huyện cũng thành lập đoàn kiểm tra thường xuyên đến các hàng quán trong giờ hành chính để ghi danh cán bộ, công chức vào quán dù bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, theo ông Toại, lâu nay việc xử lý vẫn còn du di, chưa thật sự quyết liệt, chỉ nhắc nhở là chính.
Không chỉ ở Phú Yên, tại nhiều tỉnh khác như Ninh Thuận, Đồng Tháp…cũng có các đoàn kiểm tra đột xuất tác phong làm việc của cán bộ công chức.
4. Đuổi việc nếu tái phạm
Từ ngày 6/4, tại tỉnh Trà Vinh, những cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trong giờ làm việc, trong bữa ăn trưa của ngày làm việc; tiếp khách ở quán rượu bia, những nơi có tính chất nhạy cảm; làm việc riêng trong giờ hành chính không được sự cho phép của thủ trưởng...sẽ bị xem xét kỷ luật.
Trường hợp vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, phê bình trước tập thể cơ quan. Vi phạm lần thứ hai trở đi có thể bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc cắt hợp đồng lao động.
Cơ quan, đơn vị nào có cán bộ, viên chức vi phạm từ lần thứ ba trở lên, tập thể cơ quan, người đứng đầu, cấp phó cũng sẽ bị xử lý từ nhắc nhở, phê bình đến không được xem xét công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng cuối năm.
Có một thực tế là mặc dù nhiều địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng “ăn cắp” giờ công của cán bộ, công chức, nhưng việc xử lý chỉ mới dừng lại ở đánh động, nhắc nhở hoặc “mang tính thời vụ” nên đại dịch ăn cắp giờ công vẫn hoành hành trên khắp cả nước.
Đây đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Trở lại câu chuyện thực tế xuống cấp của nền đạo đức công vụ nói chung, có thể thấy, cần lập lại trật tự kỷ cương nơi công sở mà bắt đầu ngay từ chính các đảng viên giữ trọng trách, hoặc giữ vị trí công tác quan trọng đặc biệt là những vị trí gần dân, tiếp xúc nhiều với dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức. Mục tiêu của đề án cần tập trung vào việc tinh giản để có một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực cao, hoạt động hiệu quả, cơ cấu hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hiệu quả, tập trung và thái độ làm việc vô cùng nghiêm túc và có phương pháp khiến các viên chức Nhật khác hẳn các viên chức còn lại trên thế giới. Một khi mà các viên chức này khoác lên người bộ đồ công sở, họ sẽ trở nên mẫn cán, sống động và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ được giao và hơn thế nữa.
Trong khi đó, tại Việt Nam, một bộ phận công chức bỏ bê công việc gây bức xúc trong dư luận. Các nhà chức trách đã phải nghĩ ra các "chiêu" để chấn chỉnh tình trạng này:
1. Bêu danh trên truyền hình
Trước tình trạng nhiều cán bộ, công chức đi trễ về sớm, không đảm bảo kỷ luật cơ quan…, tỉnh Quảng Trị thực hiện chủ trương ghi hình những cán bộ vi phạm để phát lên sóng Đài phát thanh truyền hình tỉnh.
Ông Trần Đăng Mậu, Trưởng Phòng Thời sự Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị, cho biết tổ ghi hình gồm 3 cán bộ, phóng viên cùng 3 cán bộ của Sở Nội vụ tỉnh.
Tuy nhiên, ông Trần Hữu Anh cũng nói rằng, việc “kiểm tra chủ yếu là đánh động, nhắc nhở cán bộ công chức phải thực hiện tốt theo chỉ thị”.
Công an xã ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) tổ chức “giao lưu” không đúng lúc, bị phóng viên QTV ghi hình lại giữa tháng 2. |
Sau tỉnh Quảng Bình, đến lượt Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng ký công văn gửi tới các sở, ban, ngành của tỉnh để chấn chỉnh việc cán bộ, công chức, viên chức “ăn cắp giờ công”.
Công văn cũng giao Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai cử phóng viên tiến hành ghi hình và phát trên sóng của đài các hành vi vi phạm này.
2. Vi hành ‘bắt quả tang’
“Ấn tượng” nhất trong việc trị “bệnh” la cà quán xá trong giờ làm việc của cán bộ công chức là sự kiện Bí thư tỉnh ủy và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình “vi hành” đến 7 quán cà phê ở TP Đồng Hới và bắt quả tang 15 cán bộ, công chức đang ngồi đó trong giờ làm việc.
Sau chuyến “thị sát”, các quán cà phê ở TP Đồng Hới vào giờ hành chính vắng vẻ rõ rệt.
Sau đó, Sở Tư pháp Quảng Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chỉ thị gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố bổ sung vào quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị nghiêm cấm cán bộ, công chức sử dụng thời gian làm việc để làm việc riêng, đi muộn, về sớm, chơi game, đánh bài, đi ăn sáng, uống cà phê...
3. Kiểm tra đột xuất
Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên cũng đã thành lập đoàn kiểm tra về việc giải quyết thủ tục hành chính và kỷ cương, kỷ luật hành chính năm 2013.
Theo ông Phạm Minh Chu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, đoàn sẽ kiểm tra đột xuất các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong tỉnh, không báo trước thời gian, địa điểm kiểm tra.
Mới đây, qua kiểm tra đột xuất 7 công sở, đoàn kiểm tra Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên phát hiện 5 cơ quan đơn vị có nhiều cán bộ nghỉ phép không đúng thủ tục. Đặc biệt, ở Hội Đông y tỉnh Phú Yên và UBND phường 9, TP Tuy Hòa không một bóng người.
Ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết từ năm 2006, huyện này đã có văn bản chỉ đạo đến các phòng, ban hạn chế tiếp khách vào buổi trưa để tránh tình trạng “sa lầy”, dây dưa sang buổi chiều và cấm công chức có bia rượu đến công sở.
Huyện cũng thành lập đoàn kiểm tra thường xuyên đến các hàng quán trong giờ hành chính để ghi danh cán bộ, công chức vào quán dù bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, theo ông Toại, lâu nay việc xử lý vẫn còn du di, chưa thật sự quyết liệt, chỉ nhắc nhở là chính.
Không chỉ ở Phú Yên, tại nhiều tỉnh khác như Ninh Thuận, Đồng Tháp…cũng có các đoàn kiểm tra đột xuất tác phong làm việc của cán bộ công chức.
Nhiều công chức la cà hàng quán trong giờ hành chính (Ảnh chụp lúc 9 giờ ngày 25/3 tại quán Tí Tách, TP Tuy Hòa). Ảnh: HỒNG ÁNH |
4. Đuổi việc nếu tái phạm
Từ ngày 6/4, tại tỉnh Trà Vinh, những cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trong giờ làm việc, trong bữa ăn trưa của ngày làm việc; tiếp khách ở quán rượu bia, những nơi có tính chất nhạy cảm; làm việc riêng trong giờ hành chính không được sự cho phép của thủ trưởng...sẽ bị xem xét kỷ luật.
Trường hợp vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, phê bình trước tập thể cơ quan. Vi phạm lần thứ hai trở đi có thể bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc cắt hợp đồng lao động.
Cơ quan, đơn vị nào có cán bộ, viên chức vi phạm từ lần thứ ba trở lên, tập thể cơ quan, người đứng đầu, cấp phó cũng sẽ bị xử lý từ nhắc nhở, phê bình đến không được xem xét công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng cuối năm.
Có một thực tế là mặc dù nhiều địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng “ăn cắp” giờ công của cán bộ, công chức, nhưng việc xử lý chỉ mới dừng lại ở đánh động, nhắc nhở hoặc “mang tính thời vụ” nên đại dịch ăn cắp giờ công vẫn hoành hành trên khắp cả nước.
Đây đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Trở lại câu chuyện thực tế xuống cấp của nền đạo đức công vụ nói chung, có thể thấy, cần lập lại trật tự kỷ cương nơi công sở mà bắt đầu ngay từ chính các đảng viên giữ trọng trách, hoặc giữ vị trí công tác quan trọng đặc biệt là những vị trí gần dân, tiếp xúc nhiều với dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức. Mục tiêu của đề án cần tập trung vào việc tinh giản để có một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực cao, hoạt động hiệu quả, cơ cấu hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Minh Quân(tổng hợp)
Bình luận