(VTC News) – Trò chuyện với ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về các vấn đề xã hội “nóng” nhất trong năm.
- Trong năm qua, vấn đề xã hội bức bối nào khiến ông quan tâm nhất?
Năm 2012 có thể nói là một năm khó khăn trong phát triển kinh tế, từ đó cũng đặt ra những vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội nổi lên, nhiều người quan tâm trong đó có tôi là chuyện các doanh nghiệp do gặp khó khăn phải ngừng sản xuất, thậm chí giải thể hoặc phá sản khiến một lượng lớn lao động mất việc làm.
Đó là vấn đề mà các đại biểu quốc hội rất quan tâm. Về giải pháp khắc phục tình trạng này, tôi thấy chính phủ, quốc hội có bàn và có những giải pháp cụ thể trong đó có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, duy trì và ổn định sản xuất.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta cũng đã phát huy tác dụng. Một bộ phận người lao động từng gắn bó với nông thôn trở về quê tiếp tục công việc ngày xưa của mình. Chính vì thế, mức độ tác động này cũng có phần hạn chế. Tuy nhiên, tôi biết nhiều người lao động vẫn còn rất khó khăn.
- Theo ông đánh giá, trong năm 2013 vấn đề xã hội nào đáng lo ngại nhất?
Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao có lẽ sẽ liên quan tới sự bùng nổ các tệ nạn xã hội. Vấn đề việc làm, thu nhập sẽ nổi lên. Ngoài ra, còn một vấn đề nữa đó là “nghèo”. Chắc chắn những nỗ lực của chúng ta nhằm giảm nghèo sẽ bị tác động.
Trong năm 2013, có lẽ chúng ta cần những nỗ lực mới, cố gắng hơn nữa thì mới có thể giảm nghèo được.
- Ông đã từng nghe dư luận về chuyện chạy biên chế ở thủ đô bao giờ chưa?
Có. Tôi đã từng nghe dư luận, đặc biệt là ở Hà Nội nói về vấn đề này. Khi tiếp xúc cử tri ở một số nơi cử tri có nêu vấn đề tiêu cực trong tuyển đầu vào, việc bổ nhiệm, cân nhắc, đề bạt…
Chúng tôi đã đề nghị cử tri là nếu họ có thông tin cụ thể có thể gửi trực tiếp cho chúng tôi và chúng tôi đảm bảo sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc bảo vệ người cung cấp thông tin, bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên, tôi cũng chưa nhận được thư kiến nghị nào của cử tri mà nêu cụ thể một trường hợp nào đó chứ còn kiến nghị chung thì khá nhiều. Tôi tin rằng trong thực tế có chuyện đó, còn mức độ của nó nghiêm trọng đến chừng nào thì cần phải xác minh, làm rõ. Tại Hà Nội, rõ ràng dư luận chưa thỏa mãn với kết quả thanh tra bước đầu đó.
- Gần đây, các tệ nạn xã hội bùng nổ khá mạnh mẽ, đặc biệt ở các khu vực ngoại thành Hà Nội. Có ý kiến cho rằng tốc độ đô thị hóa quá nhanh chính là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên. Quan điểm của ông ra sao?
Tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân. Trong thảo luận quốc hội, khi thảo luận sửa đổi luật khoáng sản trước đây và gần đây là luật đất đai, tôi từng nêu quan điểm là đối với việc thu hồi, bồi thường đất để thực hiện các dự án cần phải bổ sung thêm một nguyên tắc nữa: Việc làm và thu nhập mới bằng hoặc cao hơn so với việc làm và thu nhập trước đây – khi chưa bị mất đất.
Trước đây chúng ta chỉ nói nếu tái định cư, nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Đó cũng là sự cố gắng, nhưng chưa phải cái căn bản.
Tuy nhiên, ở rất nhiều dự án, điều tôi đề xuất không thực hiện được khiến một lượng lao động lớn, đa số là lớp trẻ thiếu đào tạo nghề. Người ta vẫn nói nhàn cư vi bất thiện. Đó là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội.
Thứ hai, khi nhận bồi thường, có nhiều gia đình được nhận một khoản tiền lớn nhưng chưa có kế hoạch sử dụng số tiền đó sao cho hiệu quả. Họ cứ mua sắm giải quyết nhu cầu trước mắt. Đó cũng là nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội.
- Tại Việt Nam gần đây dư luận “ném đá” khá nhiều văn bản luật. Xin hỏi lỗ hổng trong khâu làm luật ở Việt Nam là gì và cần làm gì để bịt kín lỗ hổng đó?
Chủ trương đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của quốc hội trong đó có cách xây dựng pháp luật đã được quốc hội bàn và có Nghị quyết. Nhiều văn bản pháp luật cũng đã hướng theo việc thực hiện chỉ tiêu đó như luật xử lý vi phạm hành chính.
Có những vấn đề tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, những hành vi vi phạm đều đã có khung phạt, mức phạt, có người có thẩm quyền để phạt. Cái đó cũng tác động trực tiếp tới cuộc sống.
Một số pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội trong lĩnh vực ưu đãi người có công. Một loạt chính sách mới đã được ban hành trong năm 2012 vừa qua như: Các bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống đều có tiêu chuẩn người phục vụ, các đối tượng tham gia kháng chiến từng bị bắt tù đày nay được hưởng trợ cấp hàng tháng…
Có thể nói những chính sách do quốc hội thảo luận, ban hành đang theo hướng tránh luật khung, luật ống. Tuy nhiên, quá trình này có lẽ cần một khoảng thời gian nhất định.
Thực tế trong quá trình xây dựng pháp luật của quốc hội còn gặp một số khó khăn. Chẳng hạn nhiều văn bản của các cơ quan soạn thảo được gửi tới chậm nên đại biểu quốc hội không có nhiều thời gian để tiếp cận, nghiên cứu nhằm đưa ra những ý kiến thảo luận có chất lượng.
Thứ hai, tư duy làm luật của nhiều bộ, ngành vẫn đi theo hướng làm quy định chung còn lại sẽ được cụ thể hóa trong nghị định, thông tư. Do vậy có cảm giác ở một số lĩnh vực, quy định không quan trọng lắm, quan trọng ở nghị định và thông tư. Theo tôi cái này chúng ta đều thấy rõ và đang cố gắng để khắc phục, nhưng cần thời gian.
- Nhân dịp 2013, ông có gửi gắm tâm tư nguyện vọng gì không?
Tôi mong muốn trong năm mới sự an khang, thịnh vượng đến được với mọi nhà. Bộ máy hành chính Nhà nước của chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ của mình để thực sự là Nhà nước, chính quyền của dân, do dân, vì dân.
- Xin cảm ơn ông!
- Trong năm qua, vấn đề xã hội bức bối nào khiến ông quan tâm nhất?
Năm 2012 có thể nói là một năm khó khăn trong phát triển kinh tế, từ đó cũng đặt ra những vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội nổi lên, nhiều người quan tâm trong đó có tôi là chuyện các doanh nghiệp do gặp khó khăn phải ngừng sản xuất, thậm chí giải thể hoặc phá sản khiến một lượng lớn lao động mất việc làm.
Đó là vấn đề mà các đại biểu quốc hội rất quan tâm. Về giải pháp khắc phục tình trạng này, tôi thấy chính phủ, quốc hội có bàn và có những giải pháp cụ thể trong đó có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, duy trì và ổn định sản xuất.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta cũng đã phát huy tác dụng. Một bộ phận người lao động từng gắn bó với nông thôn trở về quê tiếp tục công việc ngày xưa của mình. Chính vì thế, mức độ tác động này cũng có phần hạn chế. Tuy nhiên, tôi biết nhiều người lao động vẫn còn rất khó khăn.
Vấn đề xã hội nổi lên, nhiều người quan tâm chuyện các doanh nghiệp phá sản khiến một lượng lớn lao động mất việc làm |
- Theo ông đánh giá, trong năm 2013 vấn đề xã hội nào đáng lo ngại nhất?
Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao có lẽ sẽ liên quan tới sự bùng nổ các tệ nạn xã hội. Vấn đề việc làm, thu nhập sẽ nổi lên. Ngoài ra, còn một vấn đề nữa đó là “nghèo”. Chắc chắn những nỗ lực của chúng ta nhằm giảm nghèo sẽ bị tác động.
Trong năm 2013, có lẽ chúng ta cần những nỗ lực mới, cố gắng hơn nữa thì mới có thể giảm nghèo được.
- Ông đã từng nghe dư luận về chuyện chạy biên chế ở thủ đô bao giờ chưa?
|
Chúng tôi đã đề nghị cử tri là nếu họ có thông tin cụ thể có thể gửi trực tiếp cho chúng tôi và chúng tôi đảm bảo sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc bảo vệ người cung cấp thông tin, bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên, tôi cũng chưa nhận được thư kiến nghị nào của cử tri mà nêu cụ thể một trường hợp nào đó chứ còn kiến nghị chung thì khá nhiều. Tôi tin rằng trong thực tế có chuyện đó, còn mức độ của nó nghiêm trọng đến chừng nào thì cần phải xác minh, làm rõ. Tại Hà Nội, rõ ràng dư luận chưa thỏa mãn với kết quả thanh tra bước đầu đó.
- Gần đây, các tệ nạn xã hội bùng nổ khá mạnh mẽ, đặc biệt ở các khu vực ngoại thành Hà Nội. Có ý kiến cho rằng tốc độ đô thị hóa quá nhanh chính là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên. Quan điểm của ông ra sao?
Tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân. Trong thảo luận quốc hội, khi thảo luận sửa đổi luật khoáng sản trước đây và gần đây là luật đất đai, tôi từng nêu quan điểm là đối với việc thu hồi, bồi thường đất để thực hiện các dự án cần phải bổ sung thêm một nguyên tắc nữa: Việc làm và thu nhập mới bằng hoặc cao hơn so với việc làm và thu nhập trước đây – khi chưa bị mất đất.
Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ liên quan tới sự bùng nổ các tệ nạn xã hội |
Trước đây chúng ta chỉ nói nếu tái định cư, nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Đó cũng là sự cố gắng, nhưng chưa phải cái căn bản.
Tuy nhiên, ở rất nhiều dự án, điều tôi đề xuất không thực hiện được khiến một lượng lao động lớn, đa số là lớp trẻ thiếu đào tạo nghề. Người ta vẫn nói nhàn cư vi bất thiện. Đó là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội.
Thứ hai, khi nhận bồi thường, có nhiều gia đình được nhận một khoản tiền lớn nhưng chưa có kế hoạch sử dụng số tiền đó sao cho hiệu quả. Họ cứ mua sắm giải quyết nhu cầu trước mắt. Đó cũng là nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội.
- Tại Việt Nam gần đây dư luận “ném đá” khá nhiều văn bản luật. Xin hỏi lỗ hổng trong khâu làm luật ở Việt Nam là gì và cần làm gì để bịt kín lỗ hổng đó?
Chủ trương đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của quốc hội trong đó có cách xây dựng pháp luật đã được quốc hội bàn và có Nghị quyết. Nhiều văn bản pháp luật cũng đã hướng theo việc thực hiện chỉ tiêu đó như luật xử lý vi phạm hành chính.
Có những vấn đề tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, những hành vi vi phạm đều đã có khung phạt, mức phạt, có người có thẩm quyền để phạt. Cái đó cũng tác động trực tiếp tới cuộc sống.
|
Có thể nói những chính sách do quốc hội thảo luận, ban hành đang theo hướng tránh luật khung, luật ống. Tuy nhiên, quá trình này có lẽ cần một khoảng thời gian nhất định.
Thực tế trong quá trình xây dựng pháp luật của quốc hội còn gặp một số khó khăn. Chẳng hạn nhiều văn bản của các cơ quan soạn thảo được gửi tới chậm nên đại biểu quốc hội không có nhiều thời gian để tiếp cận, nghiên cứu nhằm đưa ra những ý kiến thảo luận có chất lượng.
Thứ hai, tư duy làm luật của nhiều bộ, ngành vẫn đi theo hướng làm quy định chung còn lại sẽ được cụ thể hóa trong nghị định, thông tư. Do vậy có cảm giác ở một số lĩnh vực, quy định không quan trọng lắm, quan trọng ở nghị định và thông tư. Theo tôi cái này chúng ta đều thấy rõ và đang cố gắng để khắc phục, nhưng cần thời gian.
- Nhân dịp 2013, ông có gửi gắm tâm tư nguyện vọng gì không?
Tôi mong muốn trong năm mới sự an khang, thịnh vượng đến được với mọi nhà. Bộ máy hành chính Nhà nước của chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ của mình để thực sự là Nhà nước, chính quyền của dân, do dân, vì dân.
- Xin cảm ơn ông!
Bình luận