(VTC News) - Họ là những nhân vật chính trong câu chuyện 'cổ tích' 30 năm trước giữa hai người từng ở hai chiến tuyến, bà từng được mệnh danh là 'nữ tướng đốt xe Mỹ', còn ông là cựu sĩ quan quân y chế độ Việt Nam cộng hòa.
Họ là những nhân vật chính trong câu chuyện tình cổ tích 30 năm trước giữa hai con người từng ở hai chiến tuyến. Bà Võ Thị Bạch Tuyết, từng được mệnh danh là nữ tướng đốt xe Mỹ trong phong trào sinh viên những năm 70 của thế kỷ trước và bác sĩ Thiều Hoành Chí, cựu sỹ quan quân y của chế độ Việt Nam cộng hoà.
Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến khi mà người vợ cũ mang đứa con tìm cách thoát khỏi Sài Gòn, bác sĩ Chí đã quyết định ở lại. Ông tin rằng ông đã có sự chuẩn bị tốt để sống cùng với những người cộng sản trong chế độ mới.
Hoàn thành 1 năm rưỡi học tập cải tạo, nhận thấy thành phố cần bác sĩ, ông xin gia nhập thanh niên xung phong ở nông trường Đỗ Hoà. Trong suốt 9 năm đầy thử thách.
Đó là khoảng thời gian mà bác sĩ Chí đã dành hết sức lực và tài năng để xây trạm xá Đỗ Hoà thành một trong những điển hình tiên tiến. Ở đó, ông đã gặp bà Võ Thị Bạch Tuyết là giám đốc nông trường, cũng là cấp trên của ông.
Cảm phục đối với một người phụ nữ từng bước ra khỏi cuộc chiến với những vết thương không thể lành lại từ những năm tháng tù đầy nay lại tiếp tục nhận nhiệm vụ ở một trong những nơi đầy gian nan thử thách, đồng cảm với một bác sĩ bị bỏ lại sau cuộc chiến, lại chọn con đường đến với dân, học cách sống với dân, giúp đỡ nhân dân trong những năm tháng khó khăn, không còn mặc cảm của chiến tuyến, vết thương lòng, họ đã đến với nhau bằng sự đồng cảm như vậy.
‘Các anh chị cũng có lo ngại cho tôi, lấy một anh chưa là đảng viên mà là sĩ quan chế độ cũ thì có cân nhắc kỹ hay không. Tôi suy nghĩ rằng cân nhắc kỹ là cân nhắc đạo đức anh này có tốt không, anh này có tận tuỵ với nghề nghiệp hay không, có yêu nghề hay không, có phục vụ cho công việc hiện tại hay không, thì tôi thấy được nên tôi nói rằng tôi đã có cân nhắc’, bà Tuyết chia sẻ.
Họ là những nhân vật chính trong câu chuyện tình cổ tích 30 năm trước giữa hai con người từng ở hai chiến tuyến. Bà Võ Thị Bạch Tuyết, từng được mệnh danh là nữ tướng đốt xe Mỹ trong phong trào sinh viên những năm 70 của thế kỷ trước và bác sĩ Thiều Hoành Chí, cựu sỹ quan quân y của chế độ Việt Nam cộng hoà.
Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến khi mà người vợ cũ mang đứa con tìm cách thoát khỏi Sài Gòn, bác sĩ Chí đã quyết định ở lại. Ông tin rằng ông đã có sự chuẩn bị tốt để sống cùng với những người cộng sản trong chế độ mới.
Hoàn thành 1 năm rưỡi học tập cải tạo, nhận thấy thành phố cần bác sĩ, ông xin gia nhập thanh niên xung phong ở nông trường Đỗ Hoà. Trong suốt 9 năm đầy thử thách.
Đó là khoảng thời gian mà bác sĩ Chí đã dành hết sức lực và tài năng để xây trạm xá Đỗ Hoà thành một trong những điển hình tiên tiến. Ở đó, ông đã gặp bà Võ Thị Bạch Tuyết là giám đốc nông trường, cũng là cấp trên của ông.
Cảm phục đối với một người phụ nữ từng bước ra khỏi cuộc chiến với những vết thương không thể lành lại từ những năm tháng tù đầy nay lại tiếp tục nhận nhiệm vụ ở một trong những nơi đầy gian nan thử thách, đồng cảm với một bác sĩ bị bỏ lại sau cuộc chiến, lại chọn con đường đến với dân, học cách sống với dân, giúp đỡ nhân dân trong những năm tháng khó khăn, không còn mặc cảm của chiến tuyến, vết thương lòng, họ đã đến với nhau bằng sự đồng cảm như vậy.
‘Các anh chị cũng có lo ngại cho tôi, lấy một anh chưa là đảng viên mà là sĩ quan chế độ cũ thì có cân nhắc kỹ hay không. Tôi suy nghĩ rằng cân nhắc kỹ là cân nhắc đạo đức anh này có tốt không, anh này có tận tuỵ với nghề nghiệp hay không, có yêu nghề hay không, có phục vụ cho công việc hiện tại hay không, thì tôi thấy được nên tôi nói rằng tôi đã có cân nhắc’, bà Tuyết chia sẻ.
Video: Câu chuyện tình yêu vượt qua định kiến từ hai chiến tuyến
Đám cưới của họ diễn ra ngày 8/4/1984 trong vòng tay của anh em xung phong từ khắp các đơn vị. Ngày đó họ nhận được món quà cưới từ bí thư thành uỷ Võ Văn Kiệt với đề tặng ‘Tặng đôi bạn mới Chí Tuyết rất đẹp rất quý’.
Bất chấp những định kiến, phán xét, họ vẫn bên nhau để trở thành những cán bộ mẫn cán của thành phố cho tới lúc nghỉ hưu.
Hôm nay, dù rất muốn nhưng họ không thể trở lại Cần Giờ, nơi họ từng viết nên câu chuyện cổ tích của thời thanh niên xung phong vì sức khoẻ của bác sĩ Chí không cho phép.
30 năm sau ngày cưới, không có con bởi những vết đòn roi tra tấn trong tù nhưng họ vẫn sống với nhau hạnh phúc, sống đẹp, sống quý như lời chúc năm nào của cố Thủ tướng.
VTC1 >> ĐỌC TIẾP... Bất chấp những định kiến, phán xét, họ vẫn bên nhau để trở thành những cán bộ mẫn cán của thành phố cho tới lúc nghỉ hưu.
Hôm nay, dù rất muốn nhưng họ không thể trở lại Cần Giờ, nơi họ từng viết nên câu chuyện cổ tích của thời thanh niên xung phong vì sức khoẻ của bác sĩ Chí không cho phép.
30 năm sau ngày cưới, không có con bởi những vết đòn roi tra tấn trong tù nhưng họ vẫn sống với nhau hạnh phúc, sống đẹp, sống quý như lời chúc năm nào của cố Thủ tướng.
Bình luận