Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô Trung Quốc đang khóc mếu với bảng giá nhập khẩu tối thiểu của cơ quan hải quan vì cao hơn giá nhập thực tế tới cả ngàn USD.
Một công ty ước tính sẽ lỗ ít nhất 5.000-7.000 USD/xe.
Lỗ cầm chắc
Tranh cãi về việc áp giá tính thuế vẫn là câu chuyện muôn thuở trong lĩnh vực hải quan và cũng là rủi ro lớn của các nhà nhập khẩu ô tô. Rắc rối diễn ra từ cuối năm qua cho đến nay có vẻ ngày càng trầm trọng kể từ khi, một biểu giá tính thuế mới được Tổng cục Hải quan ban hành hồi tháng 6/2013.
Công ty K.T, địa chỉ tại Quán Sứ - Hoàn Kiếm - Hà Nội cho biết, giá một chiếc xe ô tô sát xi có buồng lái hiệu CNHTC (Tập đoàn xe tải nặng Trung Quốc) , tổng trọng tải 25 tấn, công suất 162KW là 22.500 USD/xe, nhưng hải quan lại áp giá tối thiểu phải là 26.500 USD/xe, cao hơn tới 4.000 USD.
Một mẫu khác là xe ô tô sát xi cũng hiệu trên, công suất động cơ lớn hơn là 191 KW chỉ có giá 24.000 USD/chiếc, song, khi công ty mở tờ khai, hải quan đã bác bỏ giá trị khai báo đó và cho rằng, mẫu sát xi này phải áp mức giá lên tới 29.772 USD/chiếc. Tính ra, mức giá để tính thuế cho mẫu ô tô này đắt thêm 5.772 USD/chiếc. Đây là mức chênh lệch không hề nhỏ.
Theo tính toán của công ty K.T, với mẫu sát xi công suất 162KW, nếu áp giá tính thuế là 26.500 USD/xe, chi phí nhập khẩu và thuế sẽ vào khoảng 707 triệu đồng/xe. Con số này chưa bao gồm khoảng 7-9% phí các loại như giao nhận, vận chuyển, lãi ngân hàng, đăng kiểm, phí bán hàng, lãi ngân hàng... Do vậy, giá bán ra phải gần 770 triệu đồng/xe thì doanh nghiệp mới có lãi.
Trong khi đó, trên thị trường, giá bán ra của mẫu xe trên chỉ khoảng 660-680 triệu đồng/xe. Việc áp giá tính thuế cao như của hải quan đưa ra đã khiến giá thành của một chiếc xe nhập khẩu này cao hơn giá bán thị trường tới khoảng 100 triệu đồng, khoảng gần 4.700 USD/chiếc.
Một kết quả kinh doanh đầy rủi ro tương tự cũng được dự báo cho mẫu sát xi thứ hai công suất 191KW. Công ty này cho biết, khi tính thuế với giá 29.722 USD/xe, công ty sẽ phải chịu chi phí đầu vào cho chiếc xe lên tới 795 Triệu. Cộng thêm 7-9% phí các loại, giá bán một chiếc xe để doanh nghiệp có lãi sẽ tăng lên tới gần 866 triệu đồng/xe.
Với giá thị trường hiện nay chỉ từ 680-700 triệu đồng/xe, công ty có thể lỗ khoảng 166 triệu đồng/xe, tương ứng 7.500 USD/xe.
Doanh nghiệp này cũng khẳng định, trong khi hai bên vẫn đang tranh cãi về các căn cứ kỹ thuật để phân loại xe thì cũng đã có những nhà nhập khẩu ô tô khác được tính thuế với giá trị theo hợp đồng, thấp hơn giá “trần” như trên của hải quan. Quy định hiện nay của hải quan đang gây ra sự không công bằng giữa các doanh nghiệp.
Hiện nay, 10 chiếc ô tô của công ty này vẫn đang bị ách tắc để chờ giải quyết khiếu nại.
Đề nghị hạ mức giá tối thiếu tính thuế
Không chỉ doanh nghiệp kêu ca, ngay cả cơ quan hải quan khu vực cửa khẩu cũng than khổ.
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ khi áp giá tính thuế mới, cơ quan này đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc với mặt hàng xe ô tô tải các loại do Trung Quốc sản xuất. Nhiều doanh nghiệp khai báo trị giá hợp đồng thấp hơn nhiều so với biểu giá phòng ngừa rủi ro của Tổng cục.
Sau khi bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế không thấp hơn mức giá kiểm tra, đa số doanh nghiệp khiếu nại, không đồng tình với mức giá kiểm tra và mức giá xác định, Cục Hải quan Lạng Sơn cho hay.
Hôm 10/3 vừa qua, Cục này đã đề xuất lên Tổng cục Hải quan cần bổ sung và sửa đổi giá tính thuế đối với 28 loại xe ô tô tải Trung Quốc.
Theo đó, có tới 19 mẫu xe được Cục Hải quan Lạng Sơn đề nghị hạ mức giá tổi thiểu tính thuế xuống và 9 mẫu xe đề nghị bổ sung vào danh mục. Hầu hết, các mẫu xe này đều là xe tải thuộc nhãn hiệu DongFeng và CNHTC.
Mức giảm phổ biến từ 2.000- 3.000 USD. Ví dụ, ô tô sát xi DongFeng công thức bánh xe 6x2, công suất 155 KW, dung tích 5900 cm3, tổng trọng lượng có tải 20,490 tần được đề nghị giảm 1.800 USD/xe, còn 20.200 USD/xe.
Ô tô xi téc chở hoá chất nhãn hiệu DongFeng công suất 155 KW, tổng trọng lượng có tải 25 tấn, dung tích bồn 16m3 được đề nghị giảm 3.000 USD, còn 35.500 USD/chiếc.
Mức giảm giá nhẹ nhất là khoảng 1.200 USD được đề nghị cho ô tô sát xi DongFeng công thức bánh xe 6x4, động cơ diezel 191kw, tổng trọng lượng có tải 25 tấn, chỉ áp mức giá là 33.300 USD/xe.
Khoảng giảm giá lớn nhất là đối với mẫu ô tô xi téc chở nhiên liệu động cơ diesel, công suất 231KW, dung tích xi lanh 8.900ml, tổng tải trọng 31 tấn, dung tích téc 18 m3. Mẫu xe này được hải quan Lạng Sơn đề nghị giảm tới 10.120 USD/xe, từ 60.000 USD/xe giá hiện hành xuống mức 49.880 USD/xe.
Cục Hải quan Lạng Sơn khẳng định là đã rà soát, đánh giá dữ liệu nhập khẩu, khảo sát thực tế thị trường, có nhìn nhận khách quan về mặt hàng trên, là loại hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn qua địa bàn.
Có vẻ như, tình hình nhập xe thời gian qua phức tạp đến mức cơ quan quản lý phải “xuống nước” trước doanh nghiệp.
Mới đây, ngày 26/2, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 29, sửa đổi bổ sung Thông tư 205 ban hành năm 2010 về việc xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong đó, Bộ quy định tiêu chí để xây dựng giá tối thiểu tính thuế là dựa trên nhiều nguồn thông tin trong và ngoài ngành hải quan, như giá mặt hàng tương tự, kết quả kiểm tra sau thông quan, nguồn tin từ các cơ quan báo chí, tài liệu chuyên ngành, giá chào bán trên mạng Internet... Các dữ liệu này đều được thu thập khoảng 6 tháng trước khi Bộ Tài chính ký ban hành chính thức biểu giá tối thiểu tính thuế.
Theo Vietnamnet
Một công ty ước tính sẽ lỗ ít nhất 5.000-7.000 USD/xe.
Lỗ cầm chắc
Tranh cãi về việc áp giá tính thuế vẫn là câu chuyện muôn thuở trong lĩnh vực hải quan và cũng là rủi ro lớn của các nhà nhập khẩu ô tô. Rắc rối diễn ra từ cuối năm qua cho đến nay có vẻ ngày càng trầm trọng kể từ khi, một biểu giá tính thuế mới được Tổng cục Hải quan ban hành hồi tháng 6/2013.
Một mẫu xe tải DongFeng |
Công ty K.T, địa chỉ tại Quán Sứ - Hoàn Kiếm - Hà Nội cho biết, giá một chiếc xe ô tô sát xi có buồng lái hiệu CNHTC (Tập đoàn xe tải nặng Trung Quốc) , tổng trọng tải 25 tấn, công suất 162KW là 22.500 USD/xe, nhưng hải quan lại áp giá tối thiểu phải là 26.500 USD/xe, cao hơn tới 4.000 USD.
Một mẫu khác là xe ô tô sát xi cũng hiệu trên, công suất động cơ lớn hơn là 191 KW chỉ có giá 24.000 USD/chiếc, song, khi công ty mở tờ khai, hải quan đã bác bỏ giá trị khai báo đó và cho rằng, mẫu sát xi này phải áp mức giá lên tới 29.772 USD/chiếc. Tính ra, mức giá để tính thuế cho mẫu ô tô này đắt thêm 5.772 USD/chiếc. Đây là mức chênh lệch không hề nhỏ.
Theo tính toán của công ty K.T, với mẫu sát xi công suất 162KW, nếu áp giá tính thuế là 26.500 USD/xe, chi phí nhập khẩu và thuế sẽ vào khoảng 707 triệu đồng/xe. Con số này chưa bao gồm khoảng 7-9% phí các loại như giao nhận, vận chuyển, lãi ngân hàng, đăng kiểm, phí bán hàng, lãi ngân hàng... Do vậy, giá bán ra phải gần 770 triệu đồng/xe thì doanh nghiệp mới có lãi.
Trong khi đó, trên thị trường, giá bán ra của mẫu xe trên chỉ khoảng 660-680 triệu đồng/xe. Việc áp giá tính thuế cao như của hải quan đưa ra đã khiến giá thành của một chiếc xe nhập khẩu này cao hơn giá bán thị trường tới khoảng 100 triệu đồng, khoảng gần 4.700 USD/chiếc.
Một kết quả kinh doanh đầy rủi ro tương tự cũng được dự báo cho mẫu sát xi thứ hai công suất 191KW. Công ty này cho biết, khi tính thuế với giá 29.722 USD/xe, công ty sẽ phải chịu chi phí đầu vào cho chiếc xe lên tới 795 Triệu. Cộng thêm 7-9% phí các loại, giá bán một chiếc xe để doanh nghiệp có lãi sẽ tăng lên tới gần 866 triệu đồng/xe.
Với giá thị trường hiện nay chỉ từ 680-700 triệu đồng/xe, công ty có thể lỗ khoảng 166 triệu đồng/xe, tương ứng 7.500 USD/xe.
Doanh nghiệp này cũng khẳng định, trong khi hai bên vẫn đang tranh cãi về các căn cứ kỹ thuật để phân loại xe thì cũng đã có những nhà nhập khẩu ô tô khác được tính thuế với giá trị theo hợp đồng, thấp hơn giá “trần” như trên của hải quan. Quy định hiện nay của hải quan đang gây ra sự không công bằng giữa các doanh nghiệp.
Hiện nay, 10 chiếc ô tô của công ty này vẫn đang bị ách tắc để chờ giải quyết khiếu nại.
Đề nghị hạ mức giá tối thiếu tính thuế
Không chỉ doanh nghiệp kêu ca, ngay cả cơ quan hải quan khu vực cửa khẩu cũng than khổ.
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ khi áp giá tính thuế mới, cơ quan này đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc với mặt hàng xe ô tô tải các loại do Trung Quốc sản xuất. Nhiều doanh nghiệp khai báo trị giá hợp đồng thấp hơn nhiều so với biểu giá phòng ngừa rủi ro của Tổng cục.
Xe xi tec Trung Quốc được đề nghị giảm giá tính thuế ở mức lớn |
Sau khi bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế không thấp hơn mức giá kiểm tra, đa số doanh nghiệp khiếu nại, không đồng tình với mức giá kiểm tra và mức giá xác định, Cục Hải quan Lạng Sơn cho hay.
Hôm 10/3 vừa qua, Cục này đã đề xuất lên Tổng cục Hải quan cần bổ sung và sửa đổi giá tính thuế đối với 28 loại xe ô tô tải Trung Quốc.
Theo đó, có tới 19 mẫu xe được Cục Hải quan Lạng Sơn đề nghị hạ mức giá tổi thiểu tính thuế xuống và 9 mẫu xe đề nghị bổ sung vào danh mục. Hầu hết, các mẫu xe này đều là xe tải thuộc nhãn hiệu DongFeng và CNHTC.
Mức giảm phổ biến từ 2.000- 3.000 USD. Ví dụ, ô tô sát xi DongFeng công thức bánh xe 6x2, công suất 155 KW, dung tích 5900 cm3, tổng trọng lượng có tải 20,490 tần được đề nghị giảm 1.800 USD/xe, còn 20.200 USD/xe.
Ô tô xi téc chở hoá chất nhãn hiệu DongFeng công suất 155 KW, tổng trọng lượng có tải 25 tấn, dung tích bồn 16m3 được đề nghị giảm 3.000 USD, còn 35.500 USD/chiếc.
Mức giảm giá nhẹ nhất là khoảng 1.200 USD được đề nghị cho ô tô sát xi DongFeng công thức bánh xe 6x4, động cơ diezel 191kw, tổng trọng lượng có tải 25 tấn, chỉ áp mức giá là 33.300 USD/xe.
Khoảng giảm giá lớn nhất là đối với mẫu ô tô xi téc chở nhiên liệu động cơ diesel, công suất 231KW, dung tích xi lanh 8.900ml, tổng tải trọng 31 tấn, dung tích téc 18 m3. Mẫu xe này được hải quan Lạng Sơn đề nghị giảm tới 10.120 USD/xe, từ 60.000 USD/xe giá hiện hành xuống mức 49.880 USD/xe.
Cục Hải quan Lạng Sơn khẳng định là đã rà soát, đánh giá dữ liệu nhập khẩu, khảo sát thực tế thị trường, có nhìn nhận khách quan về mặt hàng trên, là loại hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn qua địa bàn.
Có vẻ như, tình hình nhập xe thời gian qua phức tạp đến mức cơ quan quản lý phải “xuống nước” trước doanh nghiệp.
Mới đây, ngày 26/2, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 29, sửa đổi bổ sung Thông tư 205 ban hành năm 2010 về việc xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong đó, Bộ quy định tiêu chí để xây dựng giá tối thiểu tính thuế là dựa trên nhiều nguồn thông tin trong và ngoài ngành hải quan, như giá mặt hàng tương tự, kết quả kiểm tra sau thông quan, nguồn tin từ các cơ quan báo chí, tài liệu chuyên ngành, giá chào bán trên mạng Internet... Các dữ liệu này đều được thu thập khoảng 6 tháng trước khi Bộ Tài chính ký ban hành chính thức biểu giá tối thiểu tính thuế.
Theo Vietnamnet
Bình luận