(VTC News) - “Doanh nghiệp chúng tôi sẽ bị buộc phải cân nhắc việc tạm dừng sản xuất, hơn 1.600 lao động địa phương sẽ có nguy cơ mất việc nếu thuế suất thuế Tài nguyên tiếp tục tăng cao trong thời gian tới”.
Ông Lê Minh Kha, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu (PSGC và BMGMC) cho biết trước những đề xuất tăng thuế suất tài nguyên đối với ngành khai khoáng.
Áp lực thuế
Là doanh nghiệp nước ngoài duy nhất hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng vàng tại Việt Nam, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu thuộc tập đoàn Besra (Canada) sẽ đứng trước những khó khăn chưa từng thấy nếu chính sách thuế được điều chỉnh tăng.
“Dự thảo tăng thuế suất tài nguyên từ 15% lên 22% đối với khoáng sản vàng dự định sẽ được áp dụng vào 1/1/2014 tới nếu được Quốc Hội thông qua sẽ đẩy doanh nghiệp chúng tôi vào cảnh cực kỳ khó khăn.
Chúng tôi hiểu được việc quản lý tài nguyên thiên nhiên là nhằm tối ưu hóa các lợi ích kinh tế cho quốc gia đồng thời ý thức được sự quan trọng phải thu hút, duy trì hoạt động thăm dò và phát triển nguồn vốn để tiếp tục thực hiện những lợi ích đó.
Tuy nhiên, thuế suất tài nguyên (15%) cũng như các loại thuế và phí khác đang áp dụng và được đề xuất áp dụng cho khoáng sản vàng thực sự rất khó để đạt được sự cân bằng ấy bởi những khó khăn mà doanh nghiệp như chúng tôi gặp phải, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như chúng tôi”, ông Lê Minh Kha cho biết.
Được biết, hiện tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Việt Nam đang chịu 12 loại thuế, phí và lệ phí khác nhau như: Phí sử dụng thông tin địa chất; Hoàn trả phí điều tra, thăm dò khoáng sản; Phí thẩm định trữ lượng khoáng sản; Lệ phí cấp phép; Phí thẩm định đánh giá tác động môi trường; Phí bảo vệ môi trường; Thuế tài nguyên; Thuế xuất khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế VAT; Thuế môi trường và Ký quỹ phục hồi môi trường. Đây sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi các mức thuế phí được điều chỉnh tăng.
Cũng theo giới chuyên gia, với mức thuế suất tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng cho khoáng sản vàng lần lượt là 15% và 40% thì đây là mức thuế suất tài nguyên cao nhất so với các nước trong khu vực và cao nhất thế giới (mức trung bình thế giới 3-5%).
Cụ thể, thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng của Indonesia chỉ ở mức 3,25% và 25%; Malaysia lần lượt là 0% và 25%; hay Lào chỉ ở mức 5% và 28% thì việc Bộ Tài chính đề xuất nâng mức thuế suất vàng từ 15% lên 22% thì đây sẽ trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp khai khoáng vàng.
Buộc phải cân nhắc tạm dừng sản xuất
Trước những áp lực về thuế như đã nêu trên, ông Kha cho biết hai công ty khai thác vàng lớn nhất Việt Nam sẽ lâm vào cảnh khó khăn và bị buộc phải cân nhắc tạm dừng sản xuất. Khó khăn này sẽ đẩy hơn 1.600 lao động có nguy cơ mất việc làm, và hơn thế nữa, sẽ còn ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách, tình hình Kinh tế-Xã hội của tỉnh Quảng Nam khi công ty này cùng 5 công ty khai khoáng lớn khác lâm vào khó khăn.
“Công ty vàng Phước Sơn được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2003, mức thuế suất Tài nguyên vào thời điếm đó là 6%. Sau đó mức này tăng lên 9% vào năm 2009 và 15% vào tháng 1/2010. Nếu chính phủ tăng thuế tài nguyên lên 22%, cả PSGC và BMGMC có nguy cơ đóng cửa.
Khi đó, sẽ có khoảng 1.600 lao động địa phương đang làm việc cho chúng tôi sẽ mất việc làm. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ không thể còn là đối tác tiềm năng của các nhà thầu, nhà cung cấp địa phương khi tổng chi phí mà chúng tôi trả cho nhà cung cấp và nhà thầu địa phương lên đến gần 3.300 tỷ đồng.
Đặc biệt, chúng tôi khó có thể tiếp tục đóng góp vào ngân sách Nhà nước như đã thực hiện với số tiền hơn 730 tỷ đồng trong thời gian qua. Và quan trọng hơn nữa là không thể tiếp tục tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển cộng đồng cho Quảng Nam như đã và đang làm trong thời gian qua với số tiền hơn 45 tỷ đồng”, ông Kha trăn trở.
Được biết, đề xuất tăng thuế khoáng sản của Bộ Tài Chính là vì lo ngại công nghệ khai thác, chế biến vàng của các doanh nghiệp trong nước chưa cao, hiệu quả kinh tế đạt thấp, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh tác động xấu về môi trường.
Riêng với PSGC và BMGMC thì ông Kha cho rằng, “chúng tôi cam đoan rằng điều đó không đúng với hoạt động sản xuất như doanh nghiệp chúng tôi. Toàn bộ nhà máy cũng như quy trình khai thác đều áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến nhất hiện nay và những tiêu chuẩn công nghệ quốc tế hiện đại để đảm bảo hiệu quả của hoạt động khai khoáng nên việc xây dựng chính sách cần dựa trên sự phát triển của ngành”.
“Điều tôi muốn nói sau cùng, nếu chính phủ có thể giảm thuế suất tài nguyên từ 15% xuống còn 6%, thuế suất doanh nghiệp từ 40% xuống còn 32% thì đây sẽ là nhân tố tác động tích cực không chỉ với Quảng Nam mà còn đối với cả nước khi thu hút được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bởi chính sách thuế hợp lý và ổn định”, ông Kha phân tích.
Nhã Phương
Ông Lê Minh Kha, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu (PSGC và BMGMC) cho biết trước những đề xuất tăng thuế suất tài nguyên đối với ngành khai khoáng.
Áp lực thuế
Là doanh nghiệp nước ngoài duy nhất hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng vàng tại Việt Nam, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu thuộc tập đoàn Besra (Canada) sẽ đứng trước những khó khăn chưa từng thấy nếu chính sách thuế được điều chỉnh tăng.
“Dự thảo tăng thuế suất tài nguyên từ 15% lên 22% đối với khoáng sản vàng dự định sẽ được áp dụng vào 1/1/2014 tới nếu được Quốc Hội thông qua sẽ đẩy doanh nghiệp chúng tôi vào cảnh cực kỳ khó khăn.
Chúng tôi hiểu được việc quản lý tài nguyên thiên nhiên là nhằm tối ưu hóa các lợi ích kinh tế cho quốc gia đồng thời ý thức được sự quan trọng phải thu hút, duy trì hoạt động thăm dò và phát triển nguồn vốn để tiếp tục thực hiện những lợi ích đó.
Công nghệ tiên tiến được sử dụng tại nhà máy tuyển luyện vàng Phước Sơn |
Tuy nhiên, thuế suất tài nguyên (15%) cũng như các loại thuế và phí khác đang áp dụng và được đề xuất áp dụng cho khoáng sản vàng thực sự rất khó để đạt được sự cân bằng ấy bởi những khó khăn mà doanh nghiệp như chúng tôi gặp phải, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như chúng tôi”, ông Lê Minh Kha cho biết.
Cũng theo giới chuyên gia, với mức thuế suất tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng cho khoáng sản vàng lần lượt là 15% và 40% thì đây là mức thuế suất tài nguyên cao nhất so với các nước trong khu vực và cao nhất thế giới (mức trung bình thế giới 3-5%).
Cụ thể, thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng của Indonesia chỉ ở mức 3,25% và 25%; Malaysia lần lượt là 0% và 25%; hay Lào chỉ ở mức 5% và 28% thì việc Bộ Tài chính đề xuất nâng mức thuế suất vàng từ 15% lên 22% thì đây sẽ trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp khai khoáng vàng.
Buộc phải cân nhắc tạm dừng sản xuất
Trước những áp lực về thuế như đã nêu trên, ông Kha cho biết hai công ty khai thác vàng lớn nhất Việt Nam sẽ lâm vào cảnh khó khăn và bị buộc phải cân nhắc tạm dừng sản xuất. Khó khăn này sẽ đẩy hơn 1.600 lao động có nguy cơ mất việc làm, và hơn thế nữa, sẽ còn ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách, tình hình Kinh tế-Xã hội của tỉnh Quảng Nam khi công ty này cùng 5 công ty khai khoáng lớn khác lâm vào khó khăn.
“Công ty vàng Phước Sơn được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2003, mức thuế suất Tài nguyên vào thời điếm đó là 6%. Sau đó mức này tăng lên 9% vào năm 2009 và 15% vào tháng 1/2010. Nếu chính phủ tăng thuế tài nguyên lên 22%, cả PSGC và BMGMC có nguy cơ đóng cửa.
Vận hành xúc quặng chuyên dụng ở mỏ vàng Phước Sơn |
Khi đó, sẽ có khoảng 1.600 lao động địa phương đang làm việc cho chúng tôi sẽ mất việc làm. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ không thể còn là đối tác tiềm năng của các nhà thầu, nhà cung cấp địa phương khi tổng chi phí mà chúng tôi trả cho nhà cung cấp và nhà thầu địa phương lên đến gần 3.300 tỷ đồng.
Đặc biệt, chúng tôi khó có thể tiếp tục đóng góp vào ngân sách Nhà nước như đã thực hiện với số tiền hơn 730 tỷ đồng trong thời gian qua. Và quan trọng hơn nữa là không thể tiếp tục tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển cộng đồng cho Quảng Nam như đã và đang làm trong thời gian qua với số tiền hơn 45 tỷ đồng”, ông Kha trăn trở.
Được biết, đề xuất tăng thuế khoáng sản của Bộ Tài Chính là vì lo ngại công nghệ khai thác, chế biến vàng của các doanh nghiệp trong nước chưa cao, hiệu quả kinh tế đạt thấp, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh tác động xấu về môi trường.
Riêng với PSGC và BMGMC thì ông Kha cho rằng, “chúng tôi cam đoan rằng điều đó không đúng với hoạt động sản xuất như doanh nghiệp chúng tôi. Toàn bộ nhà máy cũng như quy trình khai thác đều áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến nhất hiện nay và những tiêu chuẩn công nghệ quốc tế hiện đại để đảm bảo hiệu quả của hoạt động khai khoáng nên việc xây dựng chính sách cần dựa trên sự phát triển của ngành”.
“Điều tôi muốn nói sau cùng, nếu chính phủ có thể giảm thuế suất tài nguyên từ 15% xuống còn 6%, thuế suất doanh nghiệp từ 40% xuống còn 32% thì đây sẽ là nhân tố tác động tích cực không chỉ với Quảng Nam mà còn đối với cả nước khi thu hút được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bởi chính sách thuế hợp lý và ổn định”, ông Kha phân tích.
Nhã Phương
Bình luận