• Zalo

Biệt dược "phòng the" của người Mông, Mường

Phóng sự - Khám pháThứ Năm, 29/03/2012 05:52:00 +07:00Google News

Ngoài việc hóa giải căn bệnh “chồng ngồi, vợ buồn” thì biệt dược “tứn khửn” của đồng bào Mông (Sơn La) còn giúp trị bệnh hiếm muộn...

Ngoài việc hóa giải căn bệnh “chồng ngồi, vợ buồn” thì biệt dược “tứn khửn” của đồng bào Mông (Sơn La) còn giúp trị bệnh hiếm muộn...

Người Mông, người Mường ở vùng đại ngàn Pà Cạch âm u hiểm trở ấy mến khách lắm, khách tới nhà là rượu rót tràn bát sứ, ai nấy uống say mèm mới thôi. Nhà nào cũng sở hữu tới cả chục vò rượu được ngâm với các loại thuốc quý lấy từ đại ngàn sâu thẳm với nhiều công dụng khác nhau.

Loại thì uống vào sẽ tiêu tan mỏi mệt, giá rét, loại thì tiêu diệt căn bệnh đau xương mỏi khớp, giúp dồi dào sinh lực. Nhưng quý và hiếm nhất phải kể tới rượu thuốc “tứn khửn” - được bà con nơi đây ưu ái gọi là loại rượu “chồng uống, vợ cười tươi”…

Thuốc quý từ rừng già

Vùng đất phía tây của tỉnh Sơn La, có những cung đường dốc dựng đứng, cua tay áo và những vực sâu luôn túc trực để lấy mạng sống của những kẻ xấu số. Đường vào xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp) giờ vẫn lổn nhổn đá hộc và bụi bay mù trời. Sau cả ngày trời vượt đường trường, chúng tôi mới đến được Mường Lạn.

Thượng úy Trần Viết Nam - bác sĩ quân y của Đồn Biên phòng 453, người đã có gần 20 năm gắn bó với vùng biên ải này, khi nghe nhắc đến những thứ biệt dược của bà con nơi đây đã tỏ ra rất hứng thú. Vốn là bác sĩ quân y được đào tạo bài bản trong quân đội nên anh chủ yếu chữa bệnh cho các chiến sĩ dựa trên cơ sở khoa học.

Ông Dê giới thiệu quả Chí Chiền Chùa. 

Tuy nhiên, từ ngày vào Đồn Biên phòng 453 đóng ở Mường Lạn công tác, suy nghĩ đó của anh đã thay đổi. Sau nhiều lần vào bản thăm, khám chữa bệnh giúp bà con, anh đã được người dân nơi đây dạy lại cách chữa bệnh bằng lá thuốc.

“Trong vô số bài thuốc Nam nơi đây, có những bài rất công dụng như chữa sỏi thận, dạ dày. Rất nhiều chiến sĩ trong đồn bị bệnh nặng đã được bà con chữa khỏi bệnh bằng thuốc Nam. Còn một loài biệt dược đặc biệt quý hiếm dành cho phái mạnh mà chỉ ở rừng nơi đây mới có mang tên “tứn khửn”, nghĩa là “dựng lên”, thượng úy Nam kể.

Năm nào cũng vậy, mỗi khi cơn gió lạnh thấu xương ào tới rồi vội đi - tín hiệu báo một mùa đông khắc nghiệt sắp về, cũng là lúc cánh đàn ông người Mông ở bản Pu Hao (xã Mường Lạn) nai nịt gọn ghẽ và mang theo cơm nắm, dao quắm, thịt rừng khô để bắt đầu bước vào “cuộc chiến” giành thuốc quý ở sâu thẳm rừng già Pà Cạch.

Cuộc chiến giữa người và thú

Ông Giàng Dua Dê - Bí thư Chi bộ bản Pu Hao cũng là người được các cụ truyền lại cho nhiều bài thuốc quý. Lần đầu gặp ông Dê, sẽ rất khó đoán tuổi. Năm nay ông đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề rồi nhưng nom ông còn tráng kiện lắm.

Dáng ông thấp đậm, vững chãi và đen chắc như cây nghiến, cây lim ở trên rừng vậy. Giọng ông Dê sang sảng như chuông đánh buổi sớm. Rượu thì ông Bí thư ấy uống cả hũ mà không say. Khi chúng tôi hỏi về bài thuốc “tứn khửn” đặc biệt trân quý này, ông Dê cứ tủm tỉm cười và đưa ánh nhìn đầy ẩn ý về phía chúng tôi: “Ấy dà, nhà báo cũng quan tâm đến món biệt dược này của người Mông cơ à?”.

Theo ông Dê, sở dĩ bà con dân bản nơi đây gọi những buổi đi hái thuốc là “cuộc chiến” vì cây thuốc quý có tên Chí Chiền Chùa để chưng cất loại rượu quý “tứn khửn” cũng chính là loại thức ăn vô cùng khoái khẩu của đám thú rừng trong rừng già Pà Cạch.

Chí Chiền Chùa là loại cây tự mọc trong rừng, rất sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời. Cây này củ mọc dưới đất, lá nhỏ, màu xanh nhạt, dây và lá bò lan khắp mặt đất, quả chín có màu đỏ trắng, trông rất đẹp mắt và quả bao giờ cũng chĩa thẳng đứng lên trời.

Chí Chiền Chùa là loại cây tự mọc trong rừng, rất khó trồng. Cây chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời...Ông Dê tâm sự, quả Chí Chiền Chùa khi chín có mùi thơm cay rất đặc trưng, hương bay xa hàng chục mét.

Đến đầu mùa đông, khoảng tháng 11 dương lịch, là quả bắt đầu chín. Đây cũng là lúc cánh đàn ông ở bản phải khẩn trương vào rừng thu hái ngay bởi lúc này sắp vào mùa sinh sản của sóc và cầy hương, nên mỗi khi quả chín là từng đàn sóc, cầy lại tấp nập kéo nhau ra tìm ăn quả này để tăng cường “công năng” duy trì nòi giống của chúng(!?).

Chính vì vậy “cuộc chiến” giành thuốc quý giữa con người và thú hoang luôn diễn ra vô cùng khẩn trương, phải tranh thủ từng giây, từng phút bởi lẽ kẻ chậm chân thường ra về tay trắng. Có nhiều người trong bản cất công vào rừng tìm quả mà đã 3 mùa về tay không bởi lẽ sóc cầy trong rừng Pà Cạch nhiều vô kể, quả Chí Chiền Chùa mà chín thì 1 - 2 ngày sau là chúng ăn hết sạch…

Còn nữa...

Phước Long - NTNN


Bình luận
vtcnews.vn