(VTC News) – Sau khi có những thông tin tranh cãi về bằng cấp, GS Trần Văn Nhung chia sẻ thêm về sự “nổi tiếng” bất đắc dĩ của mình.
Được sự đồng ý của GS Trần Văn Nhung, báo điện tử VTC News xin đăng tải những chia sẻ của ông để rộng đường dư luận và cũng để chấm dứt những tranh cãi xung quanh sự việc này.
GS Trần Văn Nhung chia sẻ “nhờ” có một người “tố cáo” trên Facebook rằng bằng Tiến sỹ Toán học (Hungary) của ông có sự gian dối đã khiến vị giáo sư này “nổi tiếng” bất đắc dĩ.
“Đối với tôi, mấy ngày này cũng là "nóng" nhất: Khoảng 500 bình luận, chia sẻ facebook và email đến và đi. Một kỷ lục trong đời!?”, GS Trần Văn Nhung chia sẻ.
GS Trần Văn Nhung cũng chia sẻ ý kiến của GS TSKH Đỗ Văn Tiến để dư luận có cái nhìn khách quan, công tâm.
GS Tiến là một nhà giáo, một nhà khoa học có uy tín cao và đang giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa và Kinh tế Budapest, Hungary.
Nguyên văn chia sẻ của GS. TSKH Đỗ Văn Tiến như sau: “Mọi việc nay đã rõ về mặt pháp lý và khoa học: Theo Điều 28 trong Bộ Luật XL ra đời năm 1994 của CH Hungary về Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, thì bằng "Tudomany(ok) Doktora" (Tiến sỹ Khoa học) trước năm 1994 tương đương/đồng nhất với bằng "MTA Doktora" (Tiến sỹ Viện HLKH Hungary) từ năm 1994 trở đi.
Như vậy bằng "Tudomany Doktora" (Tiến sỹ Khoa học) mà tôi, Trần Văn Nhung, nhận được năm 1990 do Viện HLKH Hungary cấp hoàn toàn tương đương với bằng "MTA Doktora" (Tiến sỹ Viện HL(KH Hungary))”.
Trước đó, GS Trần Văn Nhung cũng đã chia sẻ về bằng cấp của mình trên trang cá nhân.
Từ Hungary về nước năm 1990, GS Trần Văn Nhung trình hai bằng và dịch như sau: "Tudomany Kandidatusa" thành PTS (sau này VN gọi là TS) và "Tudomany Doktora" thành TS (sau này Việt Nam gọi là TSKH).
“Quá trình và các quy định về chất lượng khoa học để tôi được cấp cả hai bằng PTS và TS đều do Ủy ban Chất lượng (TMB) điều hành, cả hai bằng đều do MTA (Viện HLKH Hungary) cấp”, GS Nhung chia sẻ.
“Tôi đã sao chụp ngay cả hai bằng cấp của tôi, nhận xét của Hội đồng chấm bảo vệ luận án TS của tôi, kết quả bỏ phiếu 100% và danh mục 21 bài báo khoa học của tôi loại SCIE hoặc Scopus để đưa lên Facebook.
Tôi cũng nói rõ: Năm 1982 tôi được Viện HLKH Hungary cấp cho bằng “A Matematikai Tudomanyok Kandidatusa” (về VN được gọi là PTS, sau gọi là TS) và năm 1990 bằng “A Matematikai Tudomanyok Doktora” (về Việt Nam được gọi là TS, sau gọi là TSKH). Bản chất chỉ có vậy. Tôi không hề dối trá, không báo cáo sai.
Không nên mất nhiều thời gian và ngụy biện vào chuyện thuật ngữ. Cũng không nên tuyệt đối hóa các danh hiệu, học hàm, học vị. Tôi thấy có những người chỉ có bằng PhD nhưng họ đào tạo, nghiên cứu KH xuất sắc, có nhiều bài báo KH loại SCI, SCIE, SSCI, A&HCI, ISI, ..., và có nhiều đóng góp quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”, GS Nhung giải thích thêm.
Để kết thúc, GS Nhung đã nhắc lại câu nói nổi tiếng của Aristotle (Hy Lạp, 384-322 TCN): "Giáo dục có rễ đắng mà trái thì ngọt". Chân lý đó luôn luôn đúng.
“Câu chuyện tôi vừa kể trên không thể coi là một "phản thí dụ", dù cực kỳ hiếm hoi, của câu danh ngôn bất hủ này. Nhưng cá nhân tôi rất buồn vì đã nhận được một “quả đắng”. Tôi tự an ủi mình: Rất có thể quả ra trái mùa hay quả của cây khác?”, GS Nhung tâm sự.
Phạm Thịnh
Được sự đồng ý của GS Trần Văn Nhung, báo điện tử VTC News xin đăng tải những chia sẻ của ông để rộng đường dư luận và cũng để chấm dứt những tranh cãi xung quanh sự việc này.
GS Trần Văn Nhung |
“Đối với tôi, mấy ngày này cũng là "nóng" nhất: Khoảng 500 bình luận, chia sẻ facebook và email đến và đi. Một kỷ lục trong đời!?”, GS Trần Văn Nhung chia sẻ.
GS Trần Văn Nhung cũng chia sẻ ý kiến của GS TSKH Đỗ Văn Tiến để dư luận có cái nhìn khách quan, công tâm.
GS Tiến là một nhà giáo, một nhà khoa học có uy tín cao và đang giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa và Kinh tế Budapest, Hungary.
Nguyên văn chia sẻ của GS. TSKH Đỗ Văn Tiến như sau: “Mọi việc nay đã rõ về mặt pháp lý và khoa học: Theo Điều 28 trong Bộ Luật XL ra đời năm 1994 của CH Hungary về Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, thì bằng "Tudomany(ok) Doktora" (Tiến sỹ Khoa học) trước năm 1994 tương đương/đồng nhất với bằng "MTA Doktora" (Tiến sỹ Viện HLKH Hungary) từ năm 1994 trở đi.
Như vậy bằng "Tudomany Doktora" (Tiến sỹ Khoa học) mà tôi, Trần Văn Nhung, nhận được năm 1990 do Viện HLKH Hungary cấp hoàn toàn tương đương với bằng "MTA Doktora" (Tiến sỹ Viện HL(KH Hungary))”.
Từ Hungary về nước năm 1990, GS Trần Văn Nhung trình hai bằng và dịch như sau: "Tudomany Kandidatusa" thành PTS (sau này VN gọi là TS) và "Tudomany Doktora" thành TS (sau này Việt Nam gọi là TSKH).
“Quá trình và các quy định về chất lượng khoa học để tôi được cấp cả hai bằng PTS và TS đều do Ủy ban Chất lượng (TMB) điều hành, cả hai bằng đều do MTA (Viện HLKH Hungary) cấp”, GS Nhung chia sẻ.
“Tôi đã sao chụp ngay cả hai bằng cấp của tôi, nhận xét của Hội đồng chấm bảo vệ luận án TS của tôi, kết quả bỏ phiếu 100% và danh mục 21 bài báo khoa học của tôi loại SCIE hoặc Scopus để đưa lên Facebook.
Tôi cũng nói rõ: Năm 1982 tôi được Viện HLKH Hungary cấp cho bằng “A Matematikai Tudomanyok Kandidatusa” (về VN được gọi là PTS, sau gọi là TS) và năm 1990 bằng “A Matematikai Tudomanyok Doktora” (về Việt Nam được gọi là TS, sau gọi là TSKH). Bản chất chỉ có vậy. Tôi không hề dối trá, không báo cáo sai.
Không nên mất nhiều thời gian và ngụy biện vào chuyện thuật ngữ. Cũng không nên tuyệt đối hóa các danh hiệu, học hàm, học vị. Tôi thấy có những người chỉ có bằng PhD nhưng họ đào tạo, nghiên cứu KH xuất sắc, có nhiều bài báo KH loại SCI, SCIE, SSCI, A&HCI, ISI, ..., và có nhiều đóng góp quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”, GS Nhung giải thích thêm.
Để kết thúc, GS Nhung đã nhắc lại câu nói nổi tiếng của Aristotle (Hy Lạp, 384-322 TCN): "Giáo dục có rễ đắng mà trái thì ngọt". Chân lý đó luôn luôn đúng.
“Câu chuyện tôi vừa kể trên không thể coi là một "phản thí dụ", dù cực kỳ hiếm hoi, của câu danh ngôn bất hủ này. Nhưng cá nhân tôi rất buồn vì đã nhận được một “quả đắng”. Tôi tự an ủi mình: Rất có thể quả ra trái mùa hay quả của cây khác?”, GS Nhung tâm sự.
Phạm Thịnh
Bình luận