Ngày 4/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, những ngày này, Hà Nội đang khẩn trương chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học và từng bước đưa toàn bộ hệ thống giáo dục Thủ đô trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh nên việc mở lại trường học cũng phải từng bước thận trọng, không nóng vội.
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Hà Nội có gần 3.000 trường học với khoảng 2,1 triệu học sinh; đến nay, đều chưa được tiêm vaccine. Việc đưa tất cả trường học trở lại đồng loạt là rất rủi ro.
Từ ngày 11/10 đến nay, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trung bình trong ngày tăng mạnh, gấp nhiều lần giai đoạn trước đó (từ ngày 21/9 đến 10/10/2021). Thành phố liên tục xảy ra các chuỗi lây nhiễm phức tạp liên quan tới việc tập trung đông người ở các huyện: Quốc Oai, Mê Linh, Gia Lâm, các quận Hoàng Mai, Đống Đa, các huyện Quốc Oai, Mê Linh, Gia Lâm, gần đây nhất là các ca bệnh tại quận Ba Đình, Hà Đông...
Đặc biệt, từ ngày 28/10 đến ngày 4/11, số ca nhiễm tăng lên bình quân từ 33-104 ca/ngày.

Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng dịch tại trường học thuộc quận Tây Hồ.
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn lây xâm nhập từ các phía và nguy cơ dịch ngấm sâu trong cộng đồng khiến rủi ro càng lớn hơn. Nhiều tỉnh sau khi mở lại trường học đã phát sinh ổ dịch lây nhiễm cho học sinh dẫn đến buộc phải đóng cửa trở lại là kinh nghiệm đòi hỏi Hà Nội càng phải thận trọng, không nóng vội.
Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định, Hà Nội sẽ mở lại toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo. Cách làm là đi từng bước để bảo đảm an toàn cao nhất cho trẻ em. Trước mắt, xem xét việc tổ chức dạy và học trực tiếp tại một số huyện, thị xã bảo đảm điều kiện về phòng, chống dịch COVID-19.
Riêng đối với các quận, do mật độ dân cư đông nên cần tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh để xem xét trong thời gian tiếp theo.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ phân bổ vaccine Pfizer cho Hà Nội trong tháng 11 để tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi theo quy định. Đây là điều kiện rất quan trọng để tăng thêm độ an toàn khi tiến hành quá trình khôi phục hoạt động của hệ thống trường học.
Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị Bộ Y tế quan tâm, hỗ trợ cấp vaccine cho thành phố đúng tiến độ và kế hoạch để kịp thời tiêm cho học sinh trước khi trở lại trường, hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn từ dịch COVID-19 đối với trẻ.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kịch bản, kích hoạt dây chuyền tiêm, tổng duyệt để sẵn sàng triển khai chương trình tiêm chủng thần tốc, an toàn khi được cấp bổ sung vaccine; ưu tiên tiêm trước cho trẻ dưới 18 tuổi theo quy định. Trong đó, cần thực hiện tiêm cuốn chiếu theo từng địa phương dự kiến đi học.
Mục tiêu là Hà Nội sẽ triển khai ngay khi có vaccine, vaccine về đến đâu tiêm ngay đến đấy; tiêm xong khối nào, tổ chức cho khối đó đi học, dần dần từng bước đưa toàn bộ hệ thống giáo dục quay trở lại học tập trung. Giáo viên tiêm 2 mũi mới tham gia giảng dạy trực tiếp; học sinh tiêm 1 mũi có thể đến trường trước.
Các nhóm tuổi chưa đủ điều kiện hoặc chưa được tiêm vaccine sẽ trở lại học trực tiếp khi trường học được bảo đảm an toàn theo các tiêu chí quy định.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (14)
Ghét nhất mấy câu: "đề nghị CA vào cuộc điều tra", nghe nó thật sự "dân trí thấp" công an muốn điều tra thì phải có người đứng ra gửi đơn tố cáo, không phải cứ cãi nhau nháo nhào con cào cào lên là đòi công an vào cuộc.
Không biết ai "dân trí thấp" nhỉ. CA thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì vào điều tra, đâu cần phải ai có đơn tố cáo. Nói như bạn thì khi có vụ chém giết người cũng chờ người gửi đơn tố cáo công an mới vào à.
Mấy ngày đầu nhiều người có thắc mắc rằng: sao Tiên ko nhờ MTTQ hay tổ chức giúp đỡ? Tiên bảo 1 mình làm để cho mọi thứ trôi chảy. coi như Tiên ko tin họ cũng đúng.
Xong mọi người lại góp ý: sao Tiên ko thống kê và lập dach sách chi tiền? Tiên bảo tình thế đang cấp bách, số người đang cần cứu trợ rất nhiều, đang đi vùng lũ, Tiên ko thể làm thế đươc, vậy là 2 câu trả lời rất hợp lý.
Nhưng theo tôi suy luận, có 1 mục đích khác rất hợp lý với Tiên, đó là, Khi không có tổ chức nào cùng tham gia, và không có danh sách thống kê cụ thể, thì số tiền đó được trao đi bao nhiêu? Trao như thế nào là một điều mà ko ai biết được, dù họ có muốn cũng ko thể làm gì được, và Chỉ có Tiên mới là người nắm được, còn về việc nhờ đến chính quyền xác nhận số tiền thì có, nhưng đó chỉ là 1 vài địa phương, mà ko phải toàn bộ chuyến đi, vậy là đủ để có màu sắc của sự xác minh rồi.
Ai có thể kiện họ khi không có bằng chứng cơ chứ? Nên tôi nhận định sự việc này vẫn sẽ chỉ kết thúc trong tranh cãi mà thôi.
Số dư ngày 23/11/2020 là hơn 177 tỷ đồng. Từ ngày 13/10/2020 đến 23/11/2020 Thủy Tiên đã rút ra bao nhiêu tiền để đi cứu trợ không thấy nói. Giả sử Thủy Tiên đã rút ra 100 tỷ đi cứu trợ trước ngày 23/11/2020 thì mọi người cần hiểu số tiền quyên góp được đến ngày 23/11/2020 sẽ là hơn 277 tỷ đồng chứ không phải là 177 tỷ đồng.
Thủy tiền và Công Vinh cho biết nhận tiền từ 23/10/2020 đến 23/11/2020. Số dư đầu kỳ (ngày 23/10) là 272 triệu đồng và số dư cuối kỳ (ngày 23/11) là hơn 177 tỷ đồng. Như vậy tiền riêng của họ có trước quyên góp là 272 triệu đồng. Qua các video Thủy Tiên đi cứu trợ trên mạng tôi xem được thì Thủy Tiên đã đi cứu trợ từ ngày 16/10. Số dư tài khoản (số có trừ đi số nợ) ngày 23/11 trong sao kê là số tiền đang còn trong tài khoản. Vậy tổng số nợ (số tiền đã rút ra) từ ngày 13/10 đến 23/11 là bao nhiêu không thấy nói. Giả sử số tiền Thủy Tiên đã rút đến ngày 23/11 là 100 tỷ thì số tiền quyên góp được đến ngày 23/11 sẽ là hơn 100 + 177 = 277 tỷ đồng. Xem ra định chơi trò đánh lận con đen.
Đáng lẽ việc sao kê và giải trình minh bạch là đương nhiên phải làm sau mỗi đợt quyên góp, kêu gọi, không cần bất cứ ai phải "tố" mới làm, thiết nghĩ nếu tâm trong sáng thì không việc gì phải kiện ai, vì tòa án lớn nhất chính là công luận, là những người dân quyên góp và nhận quyên góp
Đề nghị bộ công an vào cuộc điều tra
Thiết nghĩ để bình đẳng nên kiểm toán cả quĩ ủng hộ do cá nhân quyên góp và các tổ chức nhà nước quyên góp.