(VTC News) - Bị cáo Nguyễn Đức Kiên quả quyết không thiếu tiền để phải chiếm đoạt tiền của nhà khác trong bất kỳ trường hợp nào.
Chiều 26/5, phiên xử sơ thẩm Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp diễn với phần xét hỏi của luật sư đối với các bị cáo.
Trả lời câu hỏi của Luật sư về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Thép Hòa Phát qua “thương vụ” 20 triệu cổ phiếu mà Viện Kiểm sát đã truy tố, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi không thiếu tiền để phải chiếm đoạt tiền của nhà khác trong bất kỳ trường hợp nào.
Tôi không chiếm đoạt tiền của tập đoàn Hòa Phát vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép tôi làm việc này".
"Không ai lừa được anh Long"
Ông Kiên nói: “Anh Long (Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - PV) là một doanh nhân lớn ở Việt Nam, với rất nhiều năm kinh nghiệm và bản lĩnh, tôi không tin rằng ở Việt Nam hiện nay có thể lừa được anh ấy”.
Luật sư hỏi: “Giữa bị cáo và anh Long đã từng xảy ra mâu thuẫn hay chưa?”, bị cáo Kiên đáp: “Tôi và anh đã từng là bạn, hợp tác với nhau trong nhiều dự án, nhiều công ty với số tiền hàng ngàn tỷ đồng và chưa có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra”.
Trả lời câu hỏi của luật sư: “Anh có tin rằng anh Long biết 20 triệu cổ phần này đang thế chấp hay không?”, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi và anh Long là bạn bè, tôi tin vào năng lực quản trị của anh Long và với trách nhiệm là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, anh Long phải biết mọi việc do cấp dưới mình làm vì bất cứ lý do gì. Tôi hoàn toàn tin là anh Long biết”.
Lý giải thêm về việc này, bị cáo Kiên cho biết, vào thời điểm công ty ACBI góp vốn vào Công ty Thép Hòa Phát, tôi xin khẳng định tôi là cổ đông lớn thứ hai của Việt Nam ngoài các cổ đông nước ngoài và “chúng tôi hoàn tin tưởng vào sự điều hành của Tập đoàn Hòa Phát, ban lãnh đạo Hòa Phát và tin tưởng anh Long như một người bạn, một người đồng cấp của tôi”.
Trước vành móng ngựa, bị cáo Kiên quả quyết: "Nếu anh Long không phải là bạn tôi, nếu tập thể ban lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát không phải là bạn tôi thì tôi có thể xác định ngay với cơ quan điều tra tôi là người bị hại trong việc mua bán cổ phiếu với công ty Thép Hòa Phát và ACBI. Vì hai lý do, một là Công ty Thép Hòa Phát đã tự động chuyển cổ phiếu khi không đủ điều kiện, Công ty Thép Hòa phát đã tự động xác nhận chuyển nhượng cổ phiếu của ACBI khi chưa chuyển tiền.
Vì là bạn bè, tôi không hề có ý kiến nào khác trong suốt 21 tháng mà chỉ nói trong quá trình thực hiện hợp đồng, có sai sót rất nhỏ của anh Dương, nếu không tôi có quyền kiện Công ty Thép Hòa Phát. Tôi chưa nhận được yêu cầu nào về việc chuyển sổ sổ đông của ACBI cho Hòa Phát. Đến khi bị bắt, hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và 2 bên đang thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Đối với lời khai của Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng ACBI), bị cáo Kiên nói: "Tôi rất thông cảm với cách trả lời của Yến vì tôi đã nói với Yến: Yến là bạn học của em gái tôi từ bé, là học sinh của bố mẹ tôi. Coi Yến như em, tôi không đổ trách nhiệm cho Yến nhưng Yến chịu áp lực của CQĐT nên có chỗ không chính xác. Tôi nghĩ không cần phải chứng minh sự không chính xác đó, không phải đổ lỗi cho nhau.
Tôi kinh doanh gần 30 năm, không có bất kỳ khoản vay cá nhân nào. Tài sản của tôi nếu không xảy ra vụ án này thì là nhiều ngàn tỷ, nên không có bất kỳ khó khăn tài chính nào”.
Trước đó, cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố bị cáo Nguyễn Đức Kiên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Thép Hòa Phát.
Viện Kiểm sát: "Bầu Kiên" chiếm đoạt 256 tỷ đồng
Theo cơ quan công tố, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) sở hữu 29.996.000 cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát.
Ngày 11/2/2010, bị cáo Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ông Trần Ngọc Thanh (đại diện ACBI tại Hà Nội) ký hợp đồng thế chấp hơn 22 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành 800 tỷ đồng.
Tháng 4/2012, thông qua ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương – TGĐ Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, ông Kiên biết được Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu vốn tại các công ty thành viên trong đó có Công ty Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu gần 30 triệu cổ phần. Ông Nguyễn Đức Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát với giá 13.200 đồng/cổ phần, tương ứng 264 tỷ đồng.
Ngày 5/5/2012, ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng ACBI soạn thảo văn bản để ông Trần Ngọc Thanh ký gửi Ngân hàng ACB và Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đề nghị xem xét cho giải tỏa 20 triệu cổ phần trong số hơn 22,4 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát đang thế chấp tại Ngân hàng ACB cho khoản trái phiếu 800 tỷ đồng do ACBI phát hành và bổ sung bằng mệnh giá hơn 74 tỷ đồng.
Sau khi nhận được văn bản của ACBI, ACBS trả lời bà Nguyễn Thị Hải Yến (qua email) với nội dung giá trị tài sản bảo đảm còn thiếu sau khi ACBI rút 20 triệu cổ phần Công ty thép Hòa Phát và bổ sung hơn 7,4 triệu cổ phiếu Ngân hàng Eximbank, đề nghị ACBI có phương án, kế hoạch bổ sung tài sản đảm bảo còn thiếu để có hướng xử lý. Bà Yến báo cáo lại cho ông Kiên nhưng ông Kiên không có chỉ đạo hay hướng giải quyết.
Ngày 12/9/2012, lãnh đạo Ngân hàng ACB và các thành viên tín dụng họp, kết luận không đồng ý chấp thuận của ACBI, đồng thời khẳng định gần 30 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát (trong đó có hơn 22,4 triệu cổ phần thế chấp cho trái phiếu và hơn 7,4 triệu cổ phiếu thế chấp cho khoản vay) vẫn đang thế chấp tại Ngân hàng ACB và ACB chưa có bất cứ văn bản nào đồng ý giải chấp số cố phiếu này.
Mặc dù chưa được Ngân hàng ACB và ACBS chấp thuận và ngày 15/5/2012, ACBI không tổ chức họp HĐQT nhưng ông Kiên vẫn chỉ đạo bà Yến soạn thảo quyết định của HĐQT để ông Kiên ký và Biên bản họp HĐQT để ông Kiên cùng bà Yến, ông Thanh và ông Huỳnh Vân Sơn (thành viên HĐQT) ký thể hiện chủ trương chuyển nhượng 20 triệu cổ phần cho Công ty Thép Hòa Phát.
Sau đó ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến chuyển Quyết định và biên bản họp HĐQT cho Tập đoàn Hòa Phát và nhận bản dự thảo hợp đồng từ Công ty Thép Hòa Phát. Ông Kiên đã kiểm tra nội dung và ký nháy vào hợp đồng sau đó giao ông Trần Ngọc Thanh ký, đóng dấu thực hiện.
Sau khi ký hợp đồng, hai bên thực hiện các bước chuyển tiền. Đến khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Công ty Thép Hòa Phát vẫn chưa nhận được 20 triệu cổ phần như hợp đồng đã ký và công ty này đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ và thu hồi số tiền 264 tỷ đồng cho Thép Hòa Phát.
Phiên xử đang diễn ra với phần xét hỏi.
Nguyễn Dũng
Trả lời câu hỏi của Luật sư về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Thép Hòa Phát qua “thương vụ” 20 triệu cổ phiếu mà Viện Kiểm sát đã truy tố, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi không thiếu tiền để phải chiếm đoạt tiền của nhà khác trong bất kỳ trường hợp nào.
Tôi không chiếm đoạt tiền của tập đoàn Hòa Phát vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép tôi làm việc này".
'Tôi không thiếu tiền để phải chiếm đoạt tiền của nhà khác trong bất kỳ trường hợp nào' - bầu Kiên nói trước tòa. |
"Không ai lừa được anh Long"
Ông Kiên nói: “Anh Long (Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - PV) là một doanh nhân lớn ở Việt Nam, với rất nhiều năm kinh nghiệm và bản lĩnh, tôi không tin rằng ở Việt Nam hiện nay có thể lừa được anh ấy”.
Luật sư hỏi: “Giữa bị cáo và anh Long đã từng xảy ra mâu thuẫn hay chưa?”, bị cáo Kiên đáp: “Tôi và anh đã từng là bạn, hợp tác với nhau trong nhiều dự án, nhiều công ty với số tiền hàng ngàn tỷ đồng và chưa có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra”.
Trả lời câu hỏi của luật sư: “Anh có tin rằng anh Long biết 20 triệu cổ phần này đang thế chấp hay không?”, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi và anh Long là bạn bè, tôi tin vào năng lực quản trị của anh Long và với trách nhiệm là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, anh Long phải biết mọi việc do cấp dưới mình làm vì bất cứ lý do gì. Tôi hoàn toàn tin là anh Long biết”.
Lý giải thêm về việc này, bị cáo Kiên cho biết, vào thời điểm công ty ACBI góp vốn vào Công ty Thép Hòa Phát, tôi xin khẳng định tôi là cổ đông lớn thứ hai của Việt Nam ngoài các cổ đông nước ngoài và “chúng tôi hoàn tin tưởng vào sự điều hành của Tập đoàn Hòa Phát, ban lãnh đạo Hòa Phát và tin tưởng anh Long như một người bạn, một người đồng cấp của tôi”.
Trước vành móng ngựa, bị cáo Kiên quả quyết: "Nếu anh Long không phải là bạn tôi, nếu tập thể ban lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát không phải là bạn tôi thì tôi có thể xác định ngay với cơ quan điều tra tôi là người bị hại trong việc mua bán cổ phiếu với công ty Thép Hòa Phát và ACBI. Vì hai lý do, một là Công ty Thép Hòa Phát đã tự động chuyển cổ phiếu khi không đủ điều kiện, Công ty Thép Hòa phát đã tự động xác nhận chuyển nhượng cổ phiếu của ACBI khi chưa chuyển tiền.
|
Vì là bạn bè, tôi không hề có ý kiến nào khác trong suốt 21 tháng mà chỉ nói trong quá trình thực hiện hợp đồng, có sai sót rất nhỏ của anh Dương, nếu không tôi có quyền kiện Công ty Thép Hòa Phát. Tôi chưa nhận được yêu cầu nào về việc chuyển sổ sổ đông của ACBI cho Hòa Phát. Đến khi bị bắt, hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và 2 bên đang thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Đối với lời khai của Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng ACBI), bị cáo Kiên nói: "Tôi rất thông cảm với cách trả lời của Yến vì tôi đã nói với Yến: Yến là bạn học của em gái tôi từ bé, là học sinh của bố mẹ tôi. Coi Yến như em, tôi không đổ trách nhiệm cho Yến nhưng Yến chịu áp lực của CQĐT nên có chỗ không chính xác. Tôi nghĩ không cần phải chứng minh sự không chính xác đó, không phải đổ lỗi cho nhau.
Tôi kinh doanh gần 30 năm, không có bất kỳ khoản vay cá nhân nào. Tài sản của tôi nếu không xảy ra vụ án này thì là nhiều ngàn tỷ, nên không có bất kỳ khó khăn tài chính nào”.
Trước đó, cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố bị cáo Nguyễn Đức Kiên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Thép Hòa Phát.
Viện Kiểm sát: "Bầu Kiên" chiếm đoạt 256 tỷ đồng
Theo cơ quan công tố, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) sở hữu 29.996.000 cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát.
Ngày 11/2/2010, bị cáo Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ông Trần Ngọc Thanh (đại diện ACBI tại Hà Nội) ký hợp đồng thế chấp hơn 22 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành 800 tỷ đồng.
Tháng 4/2012, thông qua ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương – TGĐ Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, ông Kiên biết được Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu vốn tại các công ty thành viên trong đó có Công ty Thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu gần 30 triệu cổ phần. Ông Nguyễn Đức Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát với giá 13.200 đồng/cổ phần, tương ứng 264 tỷ đồng.
Ngày 5/5/2012, ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng ACBI soạn thảo văn bản để ông Trần Ngọc Thanh ký gửi Ngân hàng ACB và Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đề nghị xem xét cho giải tỏa 20 triệu cổ phần trong số hơn 22,4 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát đang thế chấp tại Ngân hàng ACB cho khoản trái phiếu 800 tỷ đồng do ACBI phát hành và bổ sung bằng mệnh giá hơn 74 tỷ đồng.
Sau khi nhận được văn bản của ACBI, ACBS trả lời bà Nguyễn Thị Hải Yến (qua email) với nội dung giá trị tài sản bảo đảm còn thiếu sau khi ACBI rút 20 triệu cổ phần Công ty thép Hòa Phát và bổ sung hơn 7,4 triệu cổ phiếu Ngân hàng Eximbank, đề nghị ACBI có phương án, kế hoạch bổ sung tài sản đảm bảo còn thiếu để có hướng xử lý. Bà Yến báo cáo lại cho ông Kiên nhưng ông Kiên không có chỉ đạo hay hướng giải quyết.
Ngày 12/9/2012, lãnh đạo Ngân hàng ACB và các thành viên tín dụng họp, kết luận không đồng ý chấp thuận của ACBI, đồng thời khẳng định gần 30 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hòa Phát (trong đó có hơn 22,4 triệu cổ phần thế chấp cho trái phiếu và hơn 7,4 triệu cổ phiếu thế chấp cho khoản vay) vẫn đang thế chấp tại Ngân hàng ACB và ACB chưa có bất cứ văn bản nào đồng ý giải chấp số cố phiếu này.
Mặc dù chưa được Ngân hàng ACB và ACBS chấp thuận và ngày 15/5/2012, ACBI không tổ chức họp HĐQT nhưng ông Kiên vẫn chỉ đạo bà Yến soạn thảo quyết định của HĐQT để ông Kiên ký và Biên bản họp HĐQT để ông Kiên cùng bà Yến, ông Thanh và ông Huỳnh Vân Sơn (thành viên HĐQT) ký thể hiện chủ trương chuyển nhượng 20 triệu cổ phần cho Công ty Thép Hòa Phát.
Sau đó ông Kiên chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hải Yến chuyển Quyết định và biên bản họp HĐQT cho Tập đoàn Hòa Phát và nhận bản dự thảo hợp đồng từ Công ty Thép Hòa Phát. Ông Kiên đã kiểm tra nội dung và ký nháy vào hợp đồng sau đó giao ông Trần Ngọc Thanh ký, đóng dấu thực hiện.
Sau khi ký hợp đồng, hai bên thực hiện các bước chuyển tiền. Đến khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Công ty Thép Hòa Phát vẫn chưa nhận được 20 triệu cổ phần như hợp đồng đã ký và công ty này đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ và thu hồi số tiền 264 tỷ đồng cho Thép Hòa Phát.
Phiên xử đang diễn ra với phần xét hỏi.
Nguyễn Dũng
Bình luận