• Zalo

Anh hùng Phạm Tuân bắn hạ B-52 như thế nào?

Phóng sự - Khám pháThứ Năm, 06/12/2012 06:24:00 +07:00Google News

(VTC News) - Đúng 21 giờ, phi công Phạm Tuân được lệnh xuất kích. Chiếc Mig-21 xé toang trời đêm Yên Bái, trong chớp mắt đã vọt thẳng lên trời.

(VTC News) - Đúng 21 giờ, phi công Phạm Tuân được lệnh xuất kích. Chiếc Mig-21 xé toang trời đêm Yên Bái, trong chớp mắt đã vọt thẳng lên trời.

Suốt 9 ngày đêm, phi công Phạm Tuân cùng anh em liên tục xuất kích, nhưng không hạ được chiếc B-52 nào. Những chiếc tiêm kích Mig-21 của ta vọt lên trời đêm rất nhiều lần để truy kích “pháo đài bay”, nhưng vẫn không tìm được sơ hở để hạ nó.

Khi đó, phi công Phạm Tuân hiểu rằng, không quân của ta chưa tìm được “gót chân Asin” của gã khổng lồ mang bom. Chúng ta tập trong điều kiện tĩnh, tập khan, nhưng đến lúc vào trận thì hoàn toàn khác.

Chúng đánh sân bay của ta ngay từ khi ta chưa kịp cất cánh. Chúng đánh chặn trên đầu, trên đường đi, chặn mọi điểm ta có thể vào. Đã vậy, chúng còn gây nhiễu một cách hiệu quả.

Bản thân phi công Phạm Tuân thấy rằng, ông đã vướng vào chuyện mà chưa bao giờ gặp. Phi công và bộ phận chỉ huy đã phải liên tục rút kinh nghiệm, phải bố trí lại từ tổ chức, chỉ huy. Chỉ huy thế nào, nằm ở đâu, tổ chức đài ra-đa thế nào để tránh nhiễu, hợp đồng tên lửa ra sao, phi công bay trên trời thế nào… Đó là những câu hỏi không dễ gì trả lời được.

Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại giây phút lịch sử bắn hạ B-52 
Sau khi tính toán mọi phương án, thì sở chỉ huy phòng không được đưa ra vòng ngoài, đặt ở các tỉnh như Thanh Hóa, Yên Bái, Sơn La.

Điều tiên quyết là phi công phải xuất kích từ vòng ngoài, sớm tích lũy tốc độ, độ cao. Những trận đánh trước đó, Phạm Tuân thường bay thấp để tránh địch phát hiện, rồi mới lấy độ cao. Tuy nhiên, do bị chúng gây nhiễu, nên không thể phát hiện được mục tiêu. Khi phát hiện được chúng, chúng rút đi, thì máy bay của ta không đuổi kịp.

>> Video 'pháo đài bay' B-52 bị bắn hạ

Sau nhiều trận thất bại, Phạm Tuân cùng đồng đội của mình đã tìm ra được “gót chân Asin” của “pháo đài bay” B-52. Chỉ có cách duy nhất là đánh chúng từ trên cao xuống.

Khi những chiếc tiêm kích của ta bay trên đầu chúng, F-4 sẽ phát hiện ra máy bay của ta chậm hơn. Khi đã ở độ cao, tích lũy được tốc độ siêu âm, thì chúng có phát hiện ra cũng không làm gì được ta nữa.

Khi đó, phi công phải chủ động, cơ động, sử dụng trí thông minh và cảm giác tinh tế của mình để cắt đuôi F-4, tiêu diệt B-52. Khi đã tiếp cận mục tiêu, sẽ phóng liên tiếp 2 quả tên lửa, thậm chí biến tiêm kích của mình thành quả tên lửa thứ 3.
Mô hình tiêm kích trong nhà anh hùng Phạm Tuân 
Phạm Tuân trầm ngâm nhìn chiếc máy bay mô hình Mig-21 đặt trong phòng khách tại căn nhà trong con ngõ yên tĩnh ở phố Cù Chính Lan (Hà Nội), chiếc tiêm kích mà ông xuất kích nhiều lần trong trời đêm miền Bắc, và bồi hồi nhớ về những giây phút làm nên lịch sử.

Đó là đêm 27-12-1972, sau vài lần xuất kích từ sân bay Nội Bài truy tìm B-52 thất bại, ông được lệnh cất cách rời Nội Bài lên sân bay Yên Bái. Đây là lần đầu tiên thực hiện chiến thuật đánh từ vòng ngoài, tích lũy độ cao.

Chiếc Mig-21 lao vun vút ngay trên mái nhà, chỉ cách các đỉnh núi vài chục mét, xé tan bầu trời đêm. Chỉ loáng một cái, Mig-21 đã hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Do bay thấp, trong điều kiện ban đêm, nên địch không phát hiện được.

Suốt nhiều đêm liền, cả tỉnh Yên Bái, đặc biệt là khu vực sân bay ngập chìm trong khói lửa, bom đạn. Trước khi B-52 từ các hướng vào miền Bắc nước ta, chúng đều cho F-111 rải bom các sân bay, các địa điểm đặt ra-đa của ta, để không quân của ta không thể xuất kích.

Thế nhưng, đêm 27-12, sân bay Yên Bái tĩnh lặng lạ thường. Không có tiếng bom, đạn, không có lửa cháy. Có lẽ, đêm qua, chúng đã rải cả ngàn tấn bom xuống sân bay Yên Bái, nên tin rằng ta chưa thể sửa chữa, khắc phục được sân bay nên máy bay chưa thể cất cánh tại đây. Đó chính là điểm chủ quan chết người của địch. Chúng không thể hiểu được người Việt Nam kiên cường và khắc phục mọi khó khăn tốt thế nào.

>> Video 'pháo đài bay' B-52 bị bắn hạ

Từng tốp B-52 chở bom nặng đang ù ù tiến về Hà Nội. Phi công Phạm Tuân đã ngồi trong buồng lái, sẵn sàng đợi lệnh từ chỉ huy. “Gót chân Asin” của “pháo đài bay” đã được ông xác định rõ.
Anh hùng Phạm Tuân thời trẻ 
Đúng 21 giờ, phi công Phạm Tuân được lệnh xuất kích. Chiếc Mig-21 xé toang trời đêm Yên Bái, trong chớp mắt đã vọt thẳng lên trời. Ở độ cao hơn 10.000 mét, bầu trời bao la trong suốt đầy sao lấp lánh.

Anh hùng Phạm Tuân nhớ lại vài giây quyết định làm ngỡ ngàng cả thế giới: “Tôi tăng tốc hết cỡ, đưa Mig-21 lên độ cao tốt nhất. Từ trên cao, chú đã phát hiện B-52.

 

Tôi đã tiếp cận được B-52 theo đúng như những gì mình tính. Cách nó 3 km,tôi bắn 2 quả tên lửa. Quả cầu lửa bùng lên trước mắt, tôi điều khiển Mig 21 tránh sang trái, thoát khỏi vòng nguy hiểm và trở về sân bay Yên Bái an toàn.

Cựu phi công Phạm Tuân
 
Khi đó, tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất là làm thế nào để vượt qua được những chiếc F-4. Nhưng vượt được qua nó rồi, lại không để lỡ thời cơ mới là quan trọng.


Đối đầu với B-52, tốc độ của Mig-21 là siêu thanh, tới 1.500km/giờ, trong khi B-52 chỉ có 900km/giờ. Do đó, chỉ chậm 1 giây là mất nửa cây số. Chỉ cần cơ động tránh F-4 mất vài giây là hỏng hết mọi chuyện.

Khi đó, tôi phải tận dụng cơ hội từng giây, để tạo cơ hội. Chú tích lũy tốc độ cao nhất, nên không cần tránh F-4, vì F-4 cũng không đuổi được. Mục tiêu duy nhất của là bám theo B-52 đang bay trước mặt.

Tôi đã tiếp cận được B-52 theo đúng như những gì mình tính. Cách nó 3 km,tôi bắn 2 quả tên lửa. Quả cầu lửa bùng lên trước mắt, tôi điều khiển Mig 21 tránh sang trái, thoát khỏi vòng nguy hiểm và trở về sân bay Yên Bái an toàn."

Tất cả chỉ có vậy. Có vài giây thế thôi. Nhiều nhà báo trong và ngoài nước cứ hỏi khi đó ông nghĩ gì. Khi đó phi công chả nghĩ gì cả. Sống hay chết cũng chả nghĩ. Chỉ có vài giây thì nghĩ được cái gì. Đến mấy tốp F-4 bảo vệ B-52 bằng hệ thống tên lửa dày đặc cũng không thèm để ý nữa. Chỉ có mục đích duy nhất là hạ B-52”.

Khi người Mỹ, cũng như cả thế giới còn đang ngạc nhiên, không hiểu vì sao phi công của một đất nước nghèo đói, non kém mọi thứ, lại có thể bắn hạ được biểu tượng quân sự, thứ được gọi là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” của Mỹ, thì ngay đêm hôm sau, cũng với cách đánh trên, phi công Vũ Xuân Thiều đã bắn 2 quả tên lửa, rồi tiếp tục lao máy bay vào B-52 của Mỹ và anh dũng hy sinh.

Chỉ trong hai đêm, 27 và 28, không quân Việt Nam, với những chiếc Mig-21, chiếc máy bay mà theo giới phân tích quân sự, chả khác gì “châu chấu đá voi”, đã làm nên kỳ tích, đó là tiêu diệt 2 chiếc B-52.

Anh hùng Phạm Tuân đã góp một phần làm nên chiến thắng lịch sử của “Điện Biên Phủ trên không”.

Dương Quân

Bình luận
vtcnews.vn