Ngày 6/6, 8 chiến sĩ công an bị phơi nhiễm HIV do bị thương, xây xát và dính máu của người nhiễm HIV khi tên này dùng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay mình cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.
Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ chỉ sự tiếp xúc của vết thương hở hoặc da của người bình thường với máu, mô hay các chất dịch của người đang mang bệnh dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Phơi nhiễm HIV có thể xảy ra khi cấp cứu người găp nạn hoặc tiếp xúc không mong muốn với người nhiễm HIV...
Tùy vào từng trường hợp, “phơi nhiễm” sẽ cho một tỉ lệ “lây nhiễm” nhất định, “lây nhiễm” lại cho một tỉ lệ “mắc bệnh” nhất định.
Đặc biệt, không phải trường hợp nào tiếp xúc với mầm bệnh cũng được coi là “phơi nhiễm”. Quan hệ tình dục không an toàn với mầm bệnh và đường máu là hai trường hợp “phơi nhiễm HIV” phổ biến nhất. Chính vì thế, không phải cứ tiếp xúc với mầm bệnh là bạn đã mắc bệnh HIV/AIDS.
Tuy nhiên, để phòng tránh tối đa nguy cơ nhiễm bệnh, khi dính máu HIV, bạn cần thực hiện quy trình xử lý phơi nhiễm, sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm HIV càng sớm càng tốt .
Đối với trường hợp bị máu bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc bề mặt da
Hãy nhanh chóng dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý ngâm mắt và khịt mũi trong nước sạch khoảng 5 phút, đồng thời súc miệng 5 phút.
Nếu trên bề mặt da bạn không có tổn thương thì chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch, không chà sát mạnh khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Nếu bắn lên quần áo thì hãy cởi chúng ra, cho vào bao nilon và đem tiêu hủy.
Nếu vết thương hở tiếp xúc với HIV
Hãy bình tĩnh đến chỗ có vòi nước sạch để rửa vết thương. Tốt nhất là nên để máu tự chảy ra và rửa trôi vết thương theo chiều máu chảy sau đó, lấy xà bông để sát trùng và rửa sạch. Tuyệt đối không bóp, nặn máu ở vết thương.
Dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng rồi dùng băng gạc nếu vết thương lớn, băng cá nhân nếu vết thương nhỏ để băng bó lại.
Trong vòng 24 giờ phải đến cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Nhớ nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng vết thương, cách sơ cứu... cho y bác sĩ biết.
Tuyệt đối không đến hiệu thuốc, hoặc tự ý mua thuốc “truyền miệng” để sử dụng
Người bị phơi nhiễm HIV cần làm xét nghiệm ngay sau khi xảy ra tai nạn. Và sau 4 - 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng phải thực hiện lại một lần nữa. Nếu sau 6 tháng, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả là âm tính thì có thể yên tâm là bạn không nhiễm HIV/AIDS.
Ngoài ra, nạn nhân cũng nên tiêm phòng uốn ván, viêm gan B, C và làm một số xét nghiệm tầm soát.
Thời gian điều trị phơi nhiễm HIV là 4 tuần và thường sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc Retrovirrut (ARV).
Video: 8 cảnh sát Hưng Yên có nguy cơ nhiễm HIV khi trấn áp tội phạm: Tin mới nhất
Bình luận