Năm nào cũng vậy, từ ngày mùng 1 - 5 tết, người Vân kiều, Pa Kô lại “xuống núi” với tục “khất thực” đầu xuân.

Nét văn hóa này mang đậm tính nhân văn, tình người, sự đền ơn đáp nghĩa. Người đi khất thực dù gia cảnh giàu có, trung bình hay nghèo khó thế nào, thì những ngày tết này đều thu xếp tay nải lên đường xin lộc đầu năm. Người cho lộc dù ít dù nhiều cũng đều đáng quý, đáng trân trọng.
“Lộc” đây có thể là bánh chưng, kẹo, xôi thịt… Nét văn hóa này xuất phát từ những năm tháng khó khăn khi người Kinh lên vùng đất Hướng Hóa làm ăn, ban đầu còn thiếu ăn thì đồng bào ở đây đã đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ trong cơn khó khăn, nên cho và nhận lộc được xem là sự đáp nghĩa và thể hiện tình thân, sự đoàn kết của các dân tộc.
Tục khất thực xin lộc đầu năm từ lâu đã là một truyền thống đẹp của người vùng cao, bởi khất thực ở đây không phải là ăn xin mà hướng đến những điều tốt đẹp, thể hiện một triết lý sống đầy tình người luôn đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm đến nhau hơn. Và văn hóa cho của người Hướng Hóa trong mỗi dịp tết không phải là sự bố thí mà đơn thuần là niềm an ủi, trở thành văn hóa thuần khiết, xuất phát từ truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận