(VTC News) - Con trâu cõng cái vạy ở lưng lâu ngày thành u bướu. Em gái Hà Nhì cõng củi bằng trán mình. Họa sĩ Lê Đình Nguyên cứ vén tóc em lên, xem trán em có nổi lên u bướu.
Nhắc đến những anhí (em gái) Hà Nhì, nhất là trong dịp 8-3 này, trong tôi luôn dâng tràn cảm xúc. Có lúc rơi nước mắt. Những em gái ở vùng đất thậm cùng xa xôi ngã ba biên giới Sín Thầu, Chung Chải (Mường Nhé, Điện Biên) cứ ám ảnh tôi mãi. Những khuôn mặt đẹp, nước da trắng hồng, nhưng đôi mắt thì sâu hun hút chất chứa nỗi buồn.
Giờ đây, nhiều phụ nữ Hà Nhì ở vùng ngã ba biên giới đã tân tiến hơn, đã được đi học, đã trở thành cán bộ, nhưng những phụ nữ phải ở lại xó rừng đó thì vẫn như xưa. Họ vẫn như con trâu, con ngựa của xã hội mà chế độ phụ hệ vẫn còn y nguyên.
Ở nước ta, chỉ có độ một vạn người Hà Nhì, gồm ở vùng ngã ba biên giới (Mường Nhé, Điện Biên), và ở xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai). Họ sống ở những nơi sâu nhất, xa nhất, tách biệt nhất.
Người Hà Nhì ở nước ta có Hà Nhì đen và Hà Nhì trắng. Người Hà Nhì trắng, trai cao lớn như tượng, gái trắng hồng rạng rỡ như hoa và thông minh tuyệt đỉnh. Thật khó tin, nhưng một nhà nghiên cứu đã tỉ mẩn thống kê và thấy rằng, người Hà Nhì trắng ở vùng ngã ba biên giới có tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng cao nhất trong số 54 dân tộc ở Việt Nam!
Nhưng ngược lại, người Hà Nhì đen ở xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thì lại học hành kém nhất. Không biết có phải vì họ sống ở mãi đỉnh núi cao ngất ngưởng, quanh năm chỉ có mây mù bít lối, mà không được học hành đầu đũa, tử tế? Không hiểu có phải thân phận của một bộ lạc di cư lạc lõng xuống phía Nam khiến họ không thể hòa đồng?
Nhà nghiên cứu văn hóa Chu Thùy Liên (người Hà Nhì, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Điện Biên), cứ chực rơi nước mắt khi nói về nỗi khổ của phụ nữ Hà Nhì. Chị sinh ra ở ngã ba biên giới, công tác ở TP. Điện Biên, nhưng chị khôn nguôi nhìn về đồng bào lạc lõng của mình ở đỉnh Y Tý mờ sương, nơi từ cổ chí kim chẳng có ai được về thủ đô học đại học.
Nhưng lần này, lên Lào Cai, “người rừng” Trần Ngọc Lâm bảo với tôi: “Có người Hà Nhì đỗ đại học rồi!”. Vậy là chúng tôi lên đường vào Y Tý.
Quãng đường gần 100km từ TP. Lào Cai vào Y Tý giờ đã rải nhựa, chỉ còn vài chỗ lổn nhổn, sạt lở mà thôi. Nhưng tốc độ đi lại thì vẫn không nhanh hơn mấy, vì tầm nhìn chỉ được 5m.
Người Hà Nhì ở Y Tý sống ở độ cao 1.600m, chỉ cao hơn Sapa một chút, nhưng không hiểu do cấu trúc địa tầng thế nào, mà quanh năm suốt tháng Y Tý chìm trong mây mù. Chỉ có ít ngày mây sà xuống chân núi, thì Y Tý như mảnh đất trên bồng lai, còn lại thì chỉ chạm mặt, va đầu sưng trán mới nhận ra nhau. Mái tóc du khách, mí mắt du khách lúc nào cũng đọng mây.
10 năm trước và bây giờ Y Tý vẫn vậy. Chỉ khác là những ngôi nhà tường trình đất hình tròn, trông như quả nấm, lợp cỏ gianh dầy nửa mét dần mất đi, thay vào đó là nhà trình đất kiểu 3 gian hai chái và lợp phi-brôximăng.
Vẫn như thế, những anhí (em gái) Hà Nhì nhỏ xíu vẫn cặm cụi trên nương dẫy cỏ, xới đất, trồng ngô, trồng sắn, thu hoạch.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên, còn gọi là Nguyên “Trâu”, vì từng có triển lãm trâu gỗ, thường nói đùa rằng “luôn chiều vợ như chiều vong”, đã sững người khi từ trong mây mờ hiện ra một em gái, ngay trước mắt anh, với bó củi cao chất ngất trên lưng, vọt qua đầu, mà anh kiễng chân mới với tới.
Anh thương lắm những con trâu phải oằn lưng kéo cày. Anh muốn đưa con trâu ám ảnh tuổi thơ những ngày sơ tán của mình lên phố thị. Giờ anh được nhìn những em gái ở xứ sở mây mù còn nhọc nhằn, khổ ải hơn cả con trâu.
Con trâu cõng cái vạy ở lưng lâu ngày thành u bướu. Em gái Hà Nhì cõng củi bằng trán mình. Họa sĩ Lê Đình Nguyên cứ vén tóc em lên, xem trán em có nổi lên u bướu. Anh nhìn cái bó củi to gấp 3 lần cơ thể, đè lên lưng em gái Hà Nhì mà mắt anh mọng nước.
“Em gái ơi! Ông trời ơi! Sao ông trời đày em thế này. Cái trán to ra để thông minh, để vượn từ trong hang đi ra thành người. Cái dây quẩy tấu chất bó củi to đùng thắt trán em như thế thì làm sao mà trí não em phát triển được!”. Họa sĩ Nguyên Trâu cứ than thở với anhí. Còn em gái Hà Nhì, đâu có hiểu được nỗi lòng của anh. Em đỏ mặt, xấu hổ, cúi gằm xuống đất. Đấy là công việc thường ngày của em mà. Em gái Hà Nhì và bó củi cao chất ngất lại mất hút vào mây mờ vĩnh cửu.
Người nghiên cứu nhiều nhất, kỹ nhất về phong tục tập quán đồng bào thiểu số ở tỉnh Lào Cai là TS. Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai. Ông đã từng phải thốt lên rằng: “Trên thế giới này, có phụ nữ của dân tộc nào khổ như những người phụ nữ Hà Nhì của tôi không?”.
TS. Trần Hữu Sơn sống nhiều ngày, từng thức khuya, dậy sớm cùng với gia đình Hà Nhì, để xem phụ nữ làm việc, để chứng kiến tường tận những việc họ làm.
Những dòng viết mộc mạc của ông về phụ nữ Hà Nhì khiến chúng ta phải ám ảnh: "Trong cuộc sống hằng ngày, người phụ nữ Hà Nhì lao động hết sức vất vả. Mỗi ngày họ thường phải lao động từ 15-18 tiếng đồng hồ. Buổi sáng, chị em thức dậy vào lúc 4 giờ sáng để lo các công việc của gia đình, sau đó họ khoác địu lên lưng và bắt đầu đi làm.
Họ vội vã lên đường với một gói cơm trên tay. Họ sẽ lấy mỗi người một chiếc lá đao to, múc cơm và một ít thức ăn vào, họ vừa đi vừa cầm ăn dọc đường. Lâu dần điều này trở thành tập quán riêng của người Hà Nhì".
Người xuôi chúng ta có câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để nói lên sự vất vả của người nuôi tằm. Nhưng với người Hà Nhì thì họ vừa đi vừa tranh thủ ăn.
Trung tá Trường – Chính trị viên Đồn biên phòng Y Tý, người sống hơn 20 năm với đồng bào, cũng bày tỏ nỗi xót xa cho thân phận phụ nữ Hà Nhì. Đồn biên phòng đã từng làm một việc kỳ lạ, đó là vận động các gia đình trong xã ký vào bản cam kết, rằng đàn ông cũng phải có trách nhiệm với công việc, với gia đình, để phụ nữ bớt vất vả hơn.
Đàn ông Hà Nhì đều nhiệt tình ký và điểm chỉ vào bản cam kết, nhưng rút cục, bao năm nay “vương quốc Y Tý” vẫn chẳng có thay đổi gì. Đàn bà Y Tý đang phải sống trong một xã hội phụ hệ và điều đau lòng là họ cam phận làm trâu, làm ngựa cho cái xã hội đó.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Nhắc đến những anhí (em gái) Hà Nhì, nhất là trong dịp 8-3 này, trong tôi luôn dâng tràn cảm xúc. Có lúc rơi nước mắt. Những em gái ở vùng đất thậm cùng xa xôi ngã ba biên giới Sín Thầu, Chung Chải (Mường Nhé, Điện Biên) cứ ám ảnh tôi mãi. Những khuôn mặt đẹp, nước da trắng hồng, nhưng đôi mắt thì sâu hun hút chất chứa nỗi buồn.
Giờ đây, nhiều phụ nữ Hà Nhì ở vùng ngã ba biên giới đã tân tiến hơn, đã được đi học, đã trở thành cán bộ, nhưng những phụ nữ phải ở lại xó rừng đó thì vẫn như xưa. Họ vẫn như con trâu, con ngựa của xã hội mà chế độ phụ hệ vẫn còn y nguyên.
Em gái Hà Nhì phải lên nương từ khi 6 tuổi. |
Ở nước ta, chỉ có độ một vạn người Hà Nhì, gồm ở vùng ngã ba biên giới (Mường Nhé, Điện Biên), và ở xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai). Họ sống ở những nơi sâu nhất, xa nhất, tách biệt nhất.
Người Hà Nhì ở nước ta có Hà Nhì đen và Hà Nhì trắng. Người Hà Nhì trắng, trai cao lớn như tượng, gái trắng hồng rạng rỡ như hoa và thông minh tuyệt đỉnh. Thật khó tin, nhưng một nhà nghiên cứu đã tỉ mẩn thống kê và thấy rằng, người Hà Nhì trắng ở vùng ngã ba biên giới có tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng cao nhất trong số 54 dân tộc ở Việt Nam!
Phụ nữ Hà Nhì sống kiếp trâu ngựa. |
Nhưng ngược lại, người Hà Nhì đen ở xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thì lại học hành kém nhất. Không biết có phải vì họ sống ở mãi đỉnh núi cao ngất ngưởng, quanh năm chỉ có mây mù bít lối, mà không được học hành đầu đũa, tử tế? Không hiểu có phải thân phận của một bộ lạc di cư lạc lõng xuống phía Nam khiến họ không thể hòa đồng?
Nhà nghiên cứu văn hóa Chu Thùy Liên (người Hà Nhì, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Điện Biên), cứ chực rơi nước mắt khi nói về nỗi khổ của phụ nữ Hà Nhì. Chị sinh ra ở ngã ba biên giới, công tác ở TP. Điện Biên, nhưng chị khôn nguôi nhìn về đồng bào lạc lõng của mình ở đỉnh Y Tý mờ sương, nơi từ cổ chí kim chẳng có ai được về thủ đô học đại học.
Em gái Hà Nhì cõng bó củi khổng lồ bằng trán. |
Nhưng lần này, lên Lào Cai, “người rừng” Trần Ngọc Lâm bảo với tôi: “Có người Hà Nhì đỗ đại học rồi!”. Vậy là chúng tôi lên đường vào Y Tý.
Quãng đường gần 100km từ TP. Lào Cai vào Y Tý giờ đã rải nhựa, chỉ còn vài chỗ lổn nhổn, sạt lở mà thôi. Nhưng tốc độ đi lại thì vẫn không nhanh hơn mấy, vì tầm nhìn chỉ được 5m.
Người Hà Nhì ở Y Tý sống ở độ cao 1.600m, chỉ cao hơn Sapa một chút, nhưng không hiểu do cấu trúc địa tầng thế nào, mà quanh năm suốt tháng Y Tý chìm trong mây mù. Chỉ có ít ngày mây sà xuống chân núi, thì Y Tý như mảnh đất trên bồng lai, còn lại thì chỉ chạm mặt, va đầu sưng trán mới nhận ra nhau. Mái tóc du khách, mí mắt du khách lúc nào cũng đọng mây.
Tác giả và em gái Hà Nhì. |
10 năm trước và bây giờ Y Tý vẫn vậy. Chỉ khác là những ngôi nhà tường trình đất hình tròn, trông như quả nấm, lợp cỏ gianh dầy nửa mét dần mất đi, thay vào đó là nhà trình đất kiểu 3 gian hai chái và lợp phi-brôximăng.
Vẫn như thế, những anhí (em gái) Hà Nhì nhỏ xíu vẫn cặm cụi trên nương dẫy cỏ, xới đất, trồng ngô, trồng sắn, thu hoạch.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên, còn gọi là Nguyên “Trâu”, vì từng có triển lãm trâu gỗ, thường nói đùa rằng “luôn chiều vợ như chiều vong”, đã sững người khi từ trong mây mờ hiện ra một em gái, ngay trước mắt anh, với bó củi cao chất ngất trên lưng, vọt qua đầu, mà anh kiễng chân mới với tới.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên và em gái Hà Nhì. |
Anh thương lắm những con trâu phải oằn lưng kéo cày. Anh muốn đưa con trâu ám ảnh tuổi thơ những ngày sơ tán của mình lên phố thị. Giờ anh được nhìn những em gái ở xứ sở mây mù còn nhọc nhằn, khổ ải hơn cả con trâu.
Con trâu cõng cái vạy ở lưng lâu ngày thành u bướu. Em gái Hà Nhì cõng củi bằng trán mình. Họa sĩ Lê Đình Nguyên cứ vén tóc em lên, xem trán em có nổi lên u bướu. Anh nhìn cái bó củi to gấp 3 lần cơ thể, đè lên lưng em gái Hà Nhì mà mắt anh mọng nước.
6 tuổi em đã phải vào rừng lấy củi. |
“Em gái ơi! Ông trời ơi! Sao ông trời đày em thế này. Cái trán to ra để thông minh, để vượn từ trong hang đi ra thành người. Cái dây quẩy tấu chất bó củi to đùng thắt trán em như thế thì làm sao mà trí não em phát triển được!”. Họa sĩ Nguyên Trâu cứ than thở với anhí. Còn em gái Hà Nhì, đâu có hiểu được nỗi lòng của anh. Em đỏ mặt, xấu hổ, cúi gằm xuống đất. Đấy là công việc thường ngày của em mà. Em gái Hà Nhì và bó củi cao chất ngất lại mất hút vào mây mờ vĩnh cửu.
Người nghiên cứu nhiều nhất, kỹ nhất về phong tục tập quán đồng bào thiểu số ở tỉnh Lào Cai là TS. Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai. Ông đã từng phải thốt lên rằng: “Trên thế giới này, có phụ nữ của dân tộc nào khổ như những người phụ nữ Hà Nhì của tôi không?”.
12 tuổi em đã phải lấy được vài đống củi thế này. |
TS. Trần Hữu Sơn sống nhiều ngày, từng thức khuya, dậy sớm cùng với gia đình Hà Nhì, để xem phụ nữ làm việc, để chứng kiến tường tận những việc họ làm.
Những dòng viết mộc mạc của ông về phụ nữ Hà Nhì khiến chúng ta phải ám ảnh: "Trong cuộc sống hằng ngày, người phụ nữ Hà Nhì lao động hết sức vất vả. Mỗi ngày họ thường phải lao động từ 15-18 tiếng đồng hồ. Buổi sáng, chị em thức dậy vào lúc 4 giờ sáng để lo các công việc của gia đình, sau đó họ khoác địu lên lưng và bắt đầu đi làm.
Họ vội vã lên đường với một gói cơm trên tay. Họ sẽ lấy mỗi người một chiếc lá đao to, múc cơm và một ít thức ăn vào, họ vừa đi vừa cầm ăn dọc đường. Lâu dần điều này trở thành tập quán riêng của người Hà Nhì".
Người xuôi chúng ta có câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để nói lên sự vất vả của người nuôi tằm. Nhưng với người Hà Nhì thì họ vừa đi vừa tranh thủ ăn.
Nhìn đống củi mà cám cảnh cho thân phận phụ nữ Hà Nhì. |
Trung tá Trường – Chính trị viên Đồn biên phòng Y Tý, người sống hơn 20 năm với đồng bào, cũng bày tỏ nỗi xót xa cho thân phận phụ nữ Hà Nhì. Đồn biên phòng đã từng làm một việc kỳ lạ, đó là vận động các gia đình trong xã ký vào bản cam kết, rằng đàn ông cũng phải có trách nhiệm với công việc, với gia đình, để phụ nữ bớt vất vả hơn.
Đàn ông Hà Nhì đều nhiệt tình ký và điểm chỉ vào bản cam kết, nhưng rút cục, bao năm nay “vương quốc Y Tý” vẫn chẳng có thay đổi gì. Đàn bà Y Tý đang phải sống trong một xã hội phụ hệ và điều đau lòng là họ cam phận làm trâu, làm ngựa cho cái xã hội đó.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận