Trung Dung và Frank Jao là hai trong số ít các doanh nhân gốc Việt vang danh tại Mỹ bởi những thành công đáng nể.
Nhiều năm qua, Khu thương mại Phước Lộc Thọ vẫn được biết đến như một thương xá sầm uất nhất tại khu Little Saigon, Quận Cam, bang California (Mỹ). Khu thương mại này gắn liền với “tổng công trình sư” của nó là ông Frank Jao (tên Việt là Triệu Như Phát), 63 tuổi, một doanh nhân cực kỳ thành đạt tại California.
Học không vì bằng cấp
Tỉ phú Trung Dung |
Tự sự trên tờ The New York Times, ông Triệu Như Phát đã kể lại quá trình phấn đấu không ngừng của bản thân. Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.
Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.
Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm. Ông nói: “Tôi không quan tâm việc lấy bằng cấp. Tôi chỉ muốn có kiến thức để có thể phát triển trong lĩnh vực bất động sản”.
Tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm, ông quyết định theo học các chương trình đào tạo về bất động sản, tài chính doanh nghiệp, luật kinh doanh, kế toán, thiết kế và xây dựng. Kiến thức giúp ông Jao thuyết phục được các nhà đầu tư tham gia những dự án của ông. Việc mua đi bán lại một số ngôi nhà, khu bất động sản đem đến cho ông một số vốn nhất định.
Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.
Gần đây, ông cùng tỉ phú Trung Dung, một doanh nhân gốc Việt, và một số cộng sự thành lập Công ty V-home Group.
Từ 2 USD trở thành tỉ phú
Không có sẵn nền tảng tiếng Anh khi đến Mỹ như ông Triệu Như Phát nhưng tỉ phú Trung Dung (45 tuổi) cũng làm nên thành công vang dội, được nhiều tờ báo, tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới nhiều lần nhắc đến.
Doanh nhân Triệu Như Phát |
Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học.
Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.
Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.
Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996.
Nỗ lực “ra riêng” này của ông gặp vô số thách thức trong thời gian đầu khi chẳng có mấy đơn vị đồng ý tham gia đầu tư, theo tờ Sanfrancisco Chronicle.
Nỗ lực “ra riêng” này của ông gặp vô số thách thức trong thời gian đầu khi chẳng có mấy đơn vị đồng ý tham gia đầu tư, theo tờ Sanfrancisco Chronicle.
Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ.
Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỉ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
Sau khi bán OnDisplay, tỉ phú Trung Dung tiếp tục thực hiện một số dự án kinh doanh khác và đạt không ít thành công. Ngoài ra, ông cũng từng là thành viên Ban giám đốc của VEF và có nhiều đóng góp cho quỹ này.
Theo Thanh niên
Bình luận