Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì:
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát; nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, việc vượt đèn vàng khi đèn sắp sang đỏ cũng là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Từ trước đến nay chúng ta vẫn thường quen với việc đi xe máy và ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt. Mà ít người biết rằng đi xe đạp mà vượt đèn đỏ cũng sẽ bị xử phạt.
Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Cũng căn cứ vào nghị định này nếu xe đạp đi vào đường cấm thì bị phạt 200.000-300.000.
So với Nghị định 46 (phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông đối với xe đạp) thì Nghị định 100 đã nâng mức phạt lên để làm tốt công tác xử phạt lỗi, từ đó hạn chế các trường hợp vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Bình luận