(VTC News) – Đại biểu Quốc hội phản ánh nhiều khoản chi đầu tư, như xây trụ sở cơ quan cũng được tính vào "chi thường xuyên” là sai.
Trong phiên thảo luận tại hội trưởng về tình hình kinh tế xã hội sáng 30/10, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2014.
Tuy nhiên, không ít đại biểu cũng khẳng định việc sử dụng ngân sách hiện nay chưa hiệu quả. Vốn ODA đi vay tràn lan, sử dụng sai mục đích dẫn đến những hệ lụy xấu.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nợ không có gì xấu cả kể cả nợ doanh nghiệp và nhà nước nếu việc sử dụng có hiệu quả, sinh lời, đặc biệt tính toán dòng tiền hợp lý. Nếu phấn đấu giải quyết được như thế, thì vay nợ không có gì là xấu.
“Trong điều kiện nền kinh tế nước ta nếu chỉ tích luỹ để đầu tư mà không vay nợ thì làm sao mà phát triển được”, ông Lịch nói.
Tuy nhiên, đại biểu này cũng cho rằng, vấn đề của ta là sử dụng nợ của nước ta hiện nay không hiệu quả, đầu tư tràn lan ngoài ngành, hiện đang đứng trước vấn đề là nợ phải trả hàng năm đang lên ngưỡng báo động, ngưỡng so với nợ phải trả.
“Hiện ta đang phải vay để đảo nợ, đây là vấn đề cần phải tính toán”, ông Lịch cảnh báo.
Ngoài ra, đại biểu này cũng chỉ rõ, nguyên tắc không thể vay ODA để chi thường xuyên, nhưng hiện nay khái niệm của Việt Nam về chi đầu tư và chi thường xuyên đang có vấn đề, lẫn lộn, cần phải xem lại.
“Chúng ta xây trụ sở cơ quan phải là chi đầu tư sao lại gọi là chi thường xuyên. Chi đầu tư, kể cả hạ tầng vật chất và giáo dục thì cần xem đó là đầu tư. Cần minh bạch thế nào chi đầu tư và thế nào chi thường xuyên”, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Đề cập đến nguồn vốn ODA, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cũng cho rằng, ODA liên quan nhiều đến vấn đề nợ công nên đối với những dự án vay vốn ODA thì phải hết sức cẩn thận vì nó sẽ làm tăng gánh nặng nợ công.
Để hạn chế nợ công, theo ông Tiên chúng ta phải sử dụng nguyên tắc “vàng” là không vay chi cho ODA thường xuyên.
Theo ông Tiến có dự án vay hàng trăm triệu đô la vốn ODA chi thường xuyên. Từ thực tế đó đại biểu này đề nghị vay vốn ODA phải có ý kiến của cấp trên, nếu không nợ công cộng dồn sẽ lên mức rất lớn.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Lê Thị Nga phát biểu: 20 năm qua, Việt Nam đã thu hút 78 tỷ đô Mỹ. Chính phủ đã rất nỗ lực để sử dụng vào phát triển KTXH, nhiều dự án đạt kết quả tốt, nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập, thất thoát, lãng phí, tham nhũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ dự án.
Đánh giá cao công tác xử lý vụ việc của các Bộ sau đã thể hiện thái độ nghiêm túc đối với các sai phạm, bà Nga cũng chỉ ra những nguyên nhân cần phải khắc phục trong việc sử dụng vốn ODA.
Đại biểu tỉnh Thái Nguyên cũng cho rằng, trách nhiệm giám sát của Quốc hội về ODA chưa được coi trọng. 20 năm qua, mặc dù đã xảy ra nhiều sai phạm, nhiều vụ chấn động nhưng chưa một lần được giám sát tối cao về ODA.
Bà Nga cũng cho rằng, chủ trương sử dụng nguồn vốn ODA đã được điều chỉnh, tuy nhiên các quy định còn mang tính nguyên tắc, chưa ngăn được xin cho. Đáng lưu ý pháp lý về ODA đã bộc lộ 2 bất cập là Quốc hội – người chịu chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công và người dân phải đóng thuế thì gần như đứng ngoài về ODA.
“Đề nghị Quốc hội ban hành luật quản lý sử dụng ODA, công khai minh bạch toàn bộ số vốn, các dự án…”, Đại biểu Lê Thị Nga kiến nghị.
Lan Uyên
Tuy nhiên, không ít đại biểu cũng khẳng định việc sử dụng ngân sách hiện nay chưa hiệu quả. Vốn ODA đi vay tràn lan, sử dụng sai mục đích dẫn đến những hệ lụy xấu.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nợ không có gì xấu cả kể cả nợ doanh nghiệp và nhà nước nếu việc sử dụng có hiệu quả, sinh lời, đặc biệt tính toán dòng tiền hợp lý. Nếu phấn đấu giải quyết được như thế, thì vay nợ không có gì là xấu.
“Trong điều kiện nền kinh tế nước ta nếu chỉ tích luỹ để đầu tư mà không vay nợ thì làm sao mà phát triển được”, ông Lịch nói.
ĐBQH Trần Du Lịch (HL) |
Tuy nhiên, đại biểu này cũng cho rằng, vấn đề của ta là sử dụng nợ của nước ta hiện nay không hiệu quả, đầu tư tràn lan ngoài ngành, hiện đang đứng trước vấn đề là nợ phải trả hàng năm đang lên ngưỡng báo động, ngưỡng so với nợ phải trả.
“Hiện ta đang phải vay để đảo nợ, đây là vấn đề cần phải tính toán”, ông Lịch cảnh báo.
Ngoài ra, đại biểu này cũng chỉ rõ, nguyên tắc không thể vay ODA để chi thường xuyên, nhưng hiện nay khái niệm của Việt Nam về chi đầu tư và chi thường xuyên đang có vấn đề, lẫn lộn, cần phải xem lại.
“Chúng ta xây trụ sở cơ quan phải là chi đầu tư sao lại gọi là chi thường xuyên. Chi đầu tư, kể cả hạ tầng vật chất và giáo dục thì cần xem đó là đầu tư. Cần minh bạch thế nào chi đầu tư và thế nào chi thường xuyên”, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Đề cập đến nguồn vốn ODA, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cũng cho rằng, ODA liên quan nhiều đến vấn đề nợ công nên đối với những dự án vay vốn ODA thì phải hết sức cẩn thận vì nó sẽ làm tăng gánh nặng nợ công.
Để hạn chế nợ công, theo ông Tiên chúng ta phải sử dụng nguyên tắc “vàng” là không vay chi cho ODA thường xuyên.
Theo ông Tiến có dự án vay hàng trăm triệu đô la vốn ODA chi thường xuyên. Từ thực tế đó đại biểu này đề nghị vay vốn ODA phải có ý kiến của cấp trên, nếu không nợ công cộng dồn sẽ lên mức rất lớn.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Lê Thị Nga phát biểu: 20 năm qua, Việt Nam đã thu hút 78 tỷ đô Mỹ. Chính phủ đã rất nỗ lực để sử dụng vào phát triển KTXH, nhiều dự án đạt kết quả tốt, nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập, thất thoát, lãng phí, tham nhũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ dự án.
Đánh giá cao công tác xử lý vụ việc của các Bộ sau đã thể hiện thái độ nghiêm túc đối với các sai phạm, bà Nga cũng chỉ ra những nguyên nhân cần phải khắc phục trong việc sử dụng vốn ODA.
Đại biểu tỉnh Thái Nguyên cũng cho rằng, trách nhiệm giám sát của Quốc hội về ODA chưa được coi trọng. 20 năm qua, mặc dù đã xảy ra nhiều sai phạm, nhiều vụ chấn động nhưng chưa một lần được giám sát tối cao về ODA.
Bà Nga cũng cho rằng, chủ trương sử dụng nguồn vốn ODA đã được điều chỉnh, tuy nhiên các quy định còn mang tính nguyên tắc, chưa ngăn được xin cho. Đáng lưu ý pháp lý về ODA đã bộc lộ 2 bất cập là Quốc hội – người chịu chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công và người dân phải đóng thuế thì gần như đứng ngoài về ODA.
“Đề nghị Quốc hội ban hành luật quản lý sử dụng ODA, công khai minh bạch toàn bộ số vốn, các dự án…”, Đại biểu Lê Thị Nga kiến nghị.
Lan Uyên
Bình luận