• Zalo

Xảy ra tai nạn giao thông, người ngồi sau có liên đới chịu trách nhiệm?

Hòm thư pháp luật Chủ Nhật, 06/10/2024 18:34:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Xảy ra tai nạn giao thông, người ngồi sau có phải chịu trách nhiệm và các điều luật về giao thông, hình sự, dân sự có quy định nội dung này không?

Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Làm chết người.

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Vụ tai nạn xe máy nghiêm trọng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Vụ tai nạn xe máy nghiêm trọng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo quy định cũ tại Bộ luật Hình sự 1999 thì tội này chỉ được áp dụng cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202, nhưng theo quy định mới thì luật lại dùng từ người tham gia giao thông.

Căn cứ Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Như vậy, trong trường hợp này thì người ngồi chung trên xe vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu có tai nạn giao thông xảy ra.

Cụ thể, với những trường hợp sau, người ngồi chung có thể chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra tại nạn giao thông:

-Khi người ngồi sau là chủ phương tiện gây tai nạn giao thông theo Điều 601 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Bộ luật Dân sự 2015.

-Xử phạt theo Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, người ngồi sau (không trực tiếp điều khiển phương tiện), cũng không phải là chủ phương tiện thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 về việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Bình luận
vtcnews.vn