Đêm 30/4/1975, tàn quân của Viên bỏ chạy ra ngoài, nổ súng, bắn ta hy sinh 2 đồng chí, bắt sống 2 đồng chí dẫn ra tới lộ 4 (nay là Quốc lộ 1), đoạn Tân Thành.
Huyện Đầm Dơi ngày nay, thời chiến là huyện Ngọc Hiển (mật danh Tư Kháng) của cách mạng. Ở địa bàn này, suốt thời chiến tranh là quận Đầm Dơi của giặc.
Qua nhiều đời quận trưởng Đầm Dơi có tên ác ôn vào loại khét tiếng thời Luật 0/59 của Mỹ - Diệm là Lê Phú Nhung đã đền tội với Nhân dân. Tên quận trưởng Thắng thay Nhung cũng đã bị ta bắn chết hụt năm 1959…
Chiến tranh càng leo thang, dai dẳng, Đầm Dơi cũng năm lần bảy lượt giặc thay quận trưởng. Có tên đến rồi đi toàn mạng, nhưng cũng có tên bị thương, bị diệt như quận trưởng Đào Vũ Khuê hồi năm 1963…
Thời kỳ gian khổ ác liệt, tên Thiếu tá Luyện (người Bắc) khoảng 50 tuổi, đổi xuống làm quận trưởng Đầm Dơi từ 1969-1972. Sau tên Thiếu tá Luyện đổi qua Chi khu Giá Ngự, giặc đưa tên Thiếu tá Huỳnh Tuý Viên xuống làm quận trưởng Đầm Dơi từ năm 1973 đến ngày chiến tranh kết thúc, cũng là tên quận trưởng cuối cùng.
Huỳnh Tuý Viên (1942), là con thứ ba của một gia đình địa chủ - đồn điền cà phê ở Xuân Lộc (Đồng Nai), lớn lên được những người quanh vùng gọi “Cậu Ba” - con nhà giàu, một cách nể mặt mũi. Năm 1959, Viên 18 tuổi, đã đi lính giặc, qua trường “Võ bị quốc gia Đà Lạt” 4 năm…
Năm 1970, Viên là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 nguỵ, bị Tiểu đoàn U Minh 10 tỉnh Rạch Giá đánh tơi tả ở Thứ 11, U Minh Thượng, phải lo lót cho Tỉnh trưởng An Xuyên Nhan Nhựt Chương xin về làm quận trưởng Đầm Dơi - Cà Mau.
Từ ngày đổi xuống làm quận trưởng Đầm Dơi cho đến kết thúc chiến tranh, Viên tỏ ra là tên tay sai đắc lực của chủ Mỹ, quan thầy, chỉ huy quân giặc hung hăng, “ngựa non háo đá”, gây nhiều tội ác với Nhân dân… Nhiều người nhớ, Chi khu Đầm Dơi bị ta đánh tan tành, không còn nhà để ở, bọn giặc chỉ rút trong công sự cố thủ, chứ không đầu hàng.
Cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975 thắng lợi giòn giã trên chiến trường miền Nam với các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và thần tốc với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Thành phố Sài Gòn được giải phóng trưa ngày 30/4/1975.
Tỉnh Cà Mau tập trung lực lượng cho chiến dịch giải phóng thị xã tỉnh lỵ. Tỉnh uỷ chỉ đạo các huyện khẩn trương triển khai lực lượng tiếp quản các chi khu, cứ điểm của giặc như Đầm Dơi, Năm Căn, Hải Yến, Đồng Cùng, Rạch Ráng, Thới Bình, Quảng Long…
Sau khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ở Sài Gòn, kêu gọi Vùng 4 chiến thuật hạ vũ khí lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 và tên Đại tá Nhan Nhựt Chương, Tỉnh trưởng An Xuyên chấp nhận đầu hàng ta lúc 18 giờ tối ngày 30/4/1975 nhưng tìm cách trì hoãn để chạy trốn. Lúc đó, bọn giặc Chi khu Đầm Dơi do tên Thiếu tá quận trưởng Huỳnh Tuý Viên cầm đầu, thay vì đầu hàng tại chỗ, chúng lại mở đường máu bán sống bán chết kéo hết quân về Cà Mau…
Với bản chất ngoan cố, tàn bạo, đêm 30/4/1975, bọn Viên bỏ chi khu, tháo chạy ra ngoài, còn bắt mấy chục người dân đi trước dẫn đường làm bia thịt cho chúng lên tới Hoà Thành. Lúc này, Tiểu đoàn U Minh 3 của ta đóng ở Hoà Thành do đồng chí Năm Tân và đồng chí Tư Liêm phụ trách cánh quân này, bất ngờ đụng bọn Viên.
Nó nổ súng, bắn ta hy sinh 2 đồng chí, bắt sống 2 đồng chí dẫn ra tới lộ 4 (nay là Quốc lộ 1), đoạn Tân Thành. Tên Viên trốn thoát… còn lại cả tiểu đoàn giặc như rắn mất đầu, tan rã và bị ta bắt hết tại ngã ba Tân Thành sáng ngày 1/5/1975.
Sự kiện này được cả vạn đồng bào Cà Mau nhớ rõ. Bản chất hiếu chiến của tên quận trưởng ngoan cố, chống đối đến giờ phút cuối cùng, còn tiếp tục cầm súng Mỹ gây tội ác, bắn giết, đổ máu - là sự kiện có một không hai ở Cà Mau sau ngày chiến tranh kết thúc.
Tên Viên đã bị ta truy bắt và bị Toà án cách mạng tỉnh Cà Mau thời quân quản đưa ra xét xử công khai - phiên thứ nhất, cùng với tên Hứa khét tiếng gian ác và cả 2 đều bị tuyên án tử hình vào cuối tháng 5/1975. Năm ấy, Huỳnh Tuý Viên 33 tuổi.
Theo Báo Cà Mau
Huyện Đầm Dơi ngày nay, thời chiến là huyện Ngọc Hiển (mật danh Tư Kháng) của cách mạng. Ở địa bàn này, suốt thời chiến tranh là quận Đầm Dơi của giặc.
Qua nhiều đời quận trưởng Đầm Dơi có tên ác ôn vào loại khét tiếng thời Luật 0/59 của Mỹ - Diệm là Lê Phú Nhung đã đền tội với Nhân dân. Tên quận trưởng Thắng thay Nhung cũng đã bị ta bắn chết hụt năm 1959…
Chiến tranh càng leo thang, dai dẳng, Đầm Dơi cũng năm lần bảy lượt giặc thay quận trưởng. Có tên đến rồi đi toàn mạng, nhưng cũng có tên bị thương, bị diệt như quận trưởng Đào Vũ Khuê hồi năm 1963…
Ngày 29/4/1975, bộ đội, cán bộ, dân công tập trung từng mũi dồn ra phía trước, phục vụ trận cuối cùng: Giải phóng Cà Mau. |
Huỳnh Tuý Viên (1942), là con thứ ba của một gia đình địa chủ - đồn điền cà phê ở Xuân Lộc (Đồng Nai), lớn lên được những người quanh vùng gọi “Cậu Ba” - con nhà giàu, một cách nể mặt mũi. Năm 1959, Viên 18 tuổi, đã đi lính giặc, qua trường “Võ bị quốc gia Đà Lạt” 4 năm…
Năm 1970, Viên là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 nguỵ, bị Tiểu đoàn U Minh 10 tỉnh Rạch Giá đánh tơi tả ở Thứ 11, U Minh Thượng, phải lo lót cho Tỉnh trưởng An Xuyên Nhan Nhựt Chương xin về làm quận trưởng Đầm Dơi - Cà Mau.
Từ ngày đổi xuống làm quận trưởng Đầm Dơi cho đến kết thúc chiến tranh, Viên tỏ ra là tên tay sai đắc lực của chủ Mỹ, quan thầy, chỉ huy quân giặc hung hăng, “ngựa non háo đá”, gây nhiều tội ác với Nhân dân… Nhiều người nhớ, Chi khu Đầm Dơi bị ta đánh tan tành, không còn nhà để ở, bọn giặc chỉ rút trong công sự cố thủ, chứ không đầu hàng.
Cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975 thắng lợi giòn giã trên chiến trường miền Nam với các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và thần tốc với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Thành phố Sài Gòn được giải phóng trưa ngày 30/4/1975.
Tỉnh Cà Mau tập trung lực lượng cho chiến dịch giải phóng thị xã tỉnh lỵ. Tỉnh uỷ chỉ đạo các huyện khẩn trương triển khai lực lượng tiếp quản các chi khu, cứ điểm của giặc như Đầm Dơi, Năm Căn, Hải Yến, Đồng Cùng, Rạch Ráng, Thới Bình, Quảng Long…
Sau khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ở Sài Gòn, kêu gọi Vùng 4 chiến thuật hạ vũ khí lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 và tên Đại tá Nhan Nhựt Chương, Tỉnh trưởng An Xuyên chấp nhận đầu hàng ta lúc 18 giờ tối ngày 30/4/1975 nhưng tìm cách trì hoãn để chạy trốn. Lúc đó, bọn giặc Chi khu Đầm Dơi do tên Thiếu tá quận trưởng Huỳnh Tuý Viên cầm đầu, thay vì đầu hàng tại chỗ, chúng lại mở đường máu bán sống bán chết kéo hết quân về Cà Mau…
Với bản chất ngoan cố, tàn bạo, đêm 30/4/1975, bọn Viên bỏ chi khu, tháo chạy ra ngoài, còn bắt mấy chục người dân đi trước dẫn đường làm bia thịt cho chúng lên tới Hoà Thành. Lúc này, Tiểu đoàn U Minh 3 của ta đóng ở Hoà Thành do đồng chí Năm Tân và đồng chí Tư Liêm phụ trách cánh quân này, bất ngờ đụng bọn Viên.
Nó nổ súng, bắn ta hy sinh 2 đồng chí, bắt sống 2 đồng chí dẫn ra tới lộ 4 (nay là Quốc lộ 1), đoạn Tân Thành. Tên Viên trốn thoát… còn lại cả tiểu đoàn giặc như rắn mất đầu, tan rã và bị ta bắt hết tại ngã ba Tân Thành sáng ngày 1/5/1975.
Sự kiện này được cả vạn đồng bào Cà Mau nhớ rõ. Bản chất hiếu chiến của tên quận trưởng ngoan cố, chống đối đến giờ phút cuối cùng, còn tiếp tục cầm súng Mỹ gây tội ác, bắn giết, đổ máu - là sự kiện có một không hai ở Cà Mau sau ngày chiến tranh kết thúc.
Tên Viên đã bị ta truy bắt và bị Toà án cách mạng tỉnh Cà Mau thời quân quản đưa ra xét xử công khai - phiên thứ nhất, cùng với tên Hứa khét tiếng gian ác và cả 2 đều bị tuyên án tử hình vào cuối tháng 5/1975. Năm ấy, Huỳnh Tuý Viên 33 tuổi.
Theo Báo Cà Mau
Bình luận