VPBank, tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Đây là một trong những ngân hàng có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào ngày 12/8/1993 dưới sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
VPBank cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, vay tín chấp, vay thế chấp tài sản, tiết kiệm...
FE Credit tiền thân là khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), được thành lập vào tháng 2/2010.
Đến tháng 2/2015, FE Credit được chuyển đổi thành đơn vị độc lập, không còn trực thuộc VPBank. Công ty tài chính này chuyên cho vay các khoản: vay tiền mặt, vay trả góp tiền điện, vay mua xe máy trả góp, vay thẻ tín dụng, FE Credit Mastercard.
Các sản phẩm dịch vụ của FE Credit bao gồm:
- Cho vay tiền mặt lên đến 70 triệu đồng, giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp.
- Mở thẻ tín dụng với nhiều tiện ích hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu vay khác nhau.
- Cung cấp các gói bảo hiểm đa dạng
- Vay mua xe máy trả góp với lãi suất ưu đãi
- Vay mua điện thoại, đồ dùng điện máy trả góp
Như vậy, VPBank và FE Credit là hai đơn vị tài chính khác nhau. FE Credit được phát triển trên lĩnh vực tài chính cho vay còn VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần.
Một điểm khác biệt dễ nhận thấy là VPBank cung cấp khoản vay tín chấp chính thống với lãi suất vừa phải, thủ tục phức tạp hơn và phê duyệt hồ sơ kỹ hơn. Trong khi đó, công ty tài chính FE Credit hỗ trợ khoản vay tín chấp với điều kiện và thủ tục đơn giản, song lãi suất có phần nhỉnh hơn.
Nên vay tín chấp tại VPBank hay FE Credit?
Việc vay tín chấp tại VPBank hay FE Credit phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mỗi người.
Nếu khách hàng có thể đáp ứng được điều kiện về thủ tục, mức lương và giấy tờ quy định của VPBank thì nên chọn vay tại VPBank. Bởi, lãi suất vay tại ngân hàng sẽ thấp hơn.
Trái lại, nếu vướng mắc một số giấy tờ thì có thể cân nhắc vay tại công ty tài chính FE Credit thay vì vay tín dụng đen, vay qua mạng...
Lưu ý, khi vay nên cân nhắc khả năng trả nợ để không gặp phải những rủi ro trong tương lai.
Bình luận