(VTC News) – “Phải đặt ra câu hỏi, bảy đứa con phải có đứa tốt có đứa xấu chứ không phải là xấu hết. Chuyện xảy ra một phần nguyên nhân là tại con, một phần nguyên nhân cũng do ông bà Quý”, Phó Chủ tịch hội Người cao tuổi xã Đồng Quang nói.
Sau khi nghe chính người trong cuộc là ông Nguyễn Văn Quý và bà Nguyễn Thị Chén và con gái út ông bà trần tình về sự việc, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với với ông Nguyễn Đạt Thi, Phó Chủ tịch hội Người cao tuổi xã Đồng Quang, kiêm chi hội trưởng hội người cao tuổi thôn Đồng Lư để làm sáng tỏ vấn đề ngược đãi của con cái đối với vợ chồng ông Quý.
Khẳng định với PV, ông Thi nói rằng, “sự việc ông Quý không ở với con cái và ra trú tại đình làng là có thật nhưng không đến mức bi đát như một số bài báo trước đây đã từng viết”.
Về quan hệ gia đình, ông Thi cho biết, ông và ông Quý là anh em con cô con cậu ruột, nên cuộc đời ông Quý như thế nào ông đều được chứng kiến.
Theo lời kể ông Thi, sau khi hoà bình lập lại, địa phương có chủ trương đưa người dân vào khu kinh tế mới để làm ăn ở một số tỉnh miền Nam và ở Hoà Bình. Trong số người đi xây dựng kinh tế mới đó có ông bà Quý – Chén đi về xã Tiến Xuân, Lương Sơn, Hoà Bình. Trước khi đi, ông giao lại nhà cho con cái và cắt hộ khẩu tại đây.
Hơn chục năm sau, do cuộc sống ở khu kinh tế mới khó khăn, ông Quý trở về địa phương. Nhưng không may khi về ở với con, gia đình lại nảy sinh mâu thuẫn. Từ việc trước khi đi ông Quý đã bàn giao đất nên khi về không có đất để làm ăn, không có nhà ở… lại gặp đứa con không ra gì, chuyện nhỏ rồi thành chuyện lớn, ông bà không ở được với đứa con nào nên mới xuống ở nhờ tại đình làng.
“Thời điểm ông Quý xuống đó đã lâu, thời đó chưa có chính sách chế độ gì cả mà chính quyền địa phương thì qua nhiều tầng lớp. Trước đây, việc vợ chồng ông Quý ra ở đình làng là chuyện bình thường, mọi chuyện chỉ nảy sinh khi ông Quý được xếp vào diện hộ nghèo và được miễn các loại phí, hưởng phụ cấp 350.000 đồng/tháng cùng với phụ cấp tiền cao tuổi. Riêng trường hợp bà Chén, đến năm nay mới đủ 80 tuổi, mới trình thọ nên theo thủ tục chưa được hưởng trợ cấp” – ông Thi nói.
Cũng theo lời ông Thi, từ ngày vợ chồng ông Quý xuống ở tại đình làng, nhiều lần chính quyền đã gặp và làm việc với ông Quý và hai người con là anh Trượng và anh Đại để giải quyết, đưa ông bà về.
“Cách đây mấy tháng, con cháu có đến gặp và đề nghị chính quyền và Hội người cao tuổi động viên để ông bà Quý về. Trong đó, người cháu ruột, gọi ông Quý bằng bác hứa sẽ xây nhà trên diện tích đất của mình và đón ông bà Quý về ở để khỏi ảnh hưởng đến địa phương. Nhưng ông Quý từ chối rằng, tôi không muốn nhờ con cháu, hợp tác xã cho tôi ở đây tôi cứ ở, nếu không cho thì tôi lại xuống cầu chứ tôi không về”, ông Thi cho biết.
Phía Hội người cao tuổi cũng đặt vấn đề đưa vợ chồng ông Quý vào viện dưỡng lão nhưng ông Quý cũng từ chối: “Tôi sống thì tôi sống ở đây, tôi chết thì tôi chết ở đây chứ không đi đâu cả”.
Về cuộc sống hiện tại của vợ chồng ông Quý, theo lời ông Thi thì mấy năm nay, ông Quý không quá khó khăn vì được nhiều nơi đến giúp đỡ, việc ông Quý đi cất vó, bắt cả chỉ là đi chơi vui chứ vốn ông Quý không phải làm gì. “Trước đây ông Quý có 2 sào ruộng, một sào đã bán được 40 triệu, còn một sào hiện vẫn làm và được cô út giúp đỡ, trông nom”, ông Thi cho biết.
Ông Thi cho biết thêm, ông đã từng thuê ông Quý ra chăm sóc Từ đường, hằng ngày chỉ quét dọn với thắp hương, mỗi tháng trả 300 ngàn đồng nhưng ông Quý nhất quyết từ chối. “Tết Nguyên đán vừa qua, tôi có đến nhà chúc Tết hai ông bà Quý vì cũng là chỗ anh em. Ông bà ăn Tết đầy đủ chứ không có chuyện khổ sở, thiếu thốn”.
Qua những tình tiết đó, ông Thi đi đến kết luận: “Phải đặt ra câu hỏi, bảy đứa con phải có đứa tốt có đứa xấu chứ không phải là xấu hết. Chuyện xảy ra một phần nguyên nhân là tại con, một phần nguyên nhân cũng do ông bà Quý”.
Trong quá trình đi tìm lời giải cho sự việc, PV đã có nhiều cuộc tiếp xúc với những người dân ở đây và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người lên tiếng phê phán sự tệ bạc của những người con vì không thu xếp được để bố mẹ về ở cùng mà phải ở nhờ đình làng nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc ông Quý và vợ ở đình làng cũng do ý muốn chủ quan của ông Quý.
Về phần hai người con trai của ông Quý sống tại đây, người dân cho biết rằng, anh Đại (con trai thứ 2 ông Quý) là một người chịu khó làm ăn nông nghiệp, có vợ và 3 người con, quan hệ làng xóm bình thường, kinh tế tạm ổn. Còn con trai cả là Trượng thì sống tách biệt với gia đình, không ai tiếp xúc, không quan hệ với hàng xóm, gia đình, anh em, họ hàng.
Khi hỏi về hoàn cảnh của vợ chồng ông bà Quý, nhiều người dân cho hay: “Cuộc sống ông bà Quý – Chén như thế là tạm ổn, không quá khó khăn".
"Dân làng tôi còn nhiều người khổ sở và nghèo đói hơn nhưng nào có ai biết đến” – Một người dân cho biết.
Theo nguồn tin của VTC News, trong sáng 01/02, chính quyền xã Đồng Quang đã tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của đầy đủ các bên liên quan, trong đó có gia đình anh Đại và anh Trượng (con ông Quý) để giải quyết sự việc.
Sau khi nghe chính người trong cuộc là ông Nguyễn Văn Quý và bà Nguyễn Thị Chén và con gái út ông bà trần tình về sự việc, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với với ông Nguyễn Đạt Thi, Phó Chủ tịch hội Người cao tuổi xã Đồng Quang, kiêm chi hội trưởng hội người cao tuổi thôn Đồng Lư để làm sáng tỏ vấn đề ngược đãi của con cái đối với vợ chồng ông Quý.
Khẳng định với PV, ông Thi nói rằng, “sự việc ông Quý không ở với con cái và ra trú tại đình làng là có thật nhưng không đến mức bi đát như một số bài báo trước đây đã từng viết”.
Về quan hệ gia đình, ông Thi cho biết, ông và ông Quý là anh em con cô con cậu ruột, nên cuộc đời ông Quý như thế nào ông đều được chứng kiến.
Tết vừa qua, vợ chồng ông bà Quý được mọi người giúp đỡ ăn Tết rất đầy đủ. |
Theo lời kể ông Thi, sau khi hoà bình lập lại, địa phương có chủ trương đưa người dân vào khu kinh tế mới để làm ăn ở một số tỉnh miền Nam và ở Hoà Bình. Trong số người đi xây dựng kinh tế mới đó có ông bà Quý – Chén đi về xã Tiến Xuân, Lương Sơn, Hoà Bình. Trước khi đi, ông giao lại nhà cho con cái và cắt hộ khẩu tại đây.
Hơn chục năm sau, do cuộc sống ở khu kinh tế mới khó khăn, ông Quý trở về địa phương. Nhưng không may khi về ở với con, gia đình lại nảy sinh mâu thuẫn. Từ việc trước khi đi ông Quý đã bàn giao đất nên khi về không có đất để làm ăn, không có nhà ở… lại gặp đứa con không ra gì, chuyện nhỏ rồi thành chuyện lớn, ông bà không ở được với đứa con nào nên mới xuống ở nhờ tại đình làng.
“Thời điểm ông Quý xuống đó đã lâu, thời đó chưa có chính sách chế độ gì cả mà chính quyền địa phương thì qua nhiều tầng lớp. Trước đây, việc vợ chồng ông Quý ra ở đình làng là chuyện bình thường, mọi chuyện chỉ nảy sinh khi ông Quý được xếp vào diện hộ nghèo và được miễn các loại phí, hưởng phụ cấp 350.000 đồng/tháng cùng với phụ cấp tiền cao tuổi. Riêng trường hợp bà Chén, đến năm nay mới đủ 80 tuổi, mới trình thọ nên theo thủ tục chưa được hưởng trợ cấp” – ông Thi nói.
Cũng theo lời ông Thi, từ ngày vợ chồng ông Quý xuống ở tại đình làng, nhiều lần chính quyền đã gặp và làm việc với ông Quý và hai người con là anh Trượng và anh Đại để giải quyết, đưa ông bà về.
“Cách đây mấy tháng, con cháu có đến gặp và đề nghị chính quyền và Hội người cao tuổi động viên để ông bà Quý về. Trong đó, người cháu ruột, gọi ông Quý bằng bác hứa sẽ xây nhà trên diện tích đất của mình và đón ông bà Quý về ở để khỏi ảnh hưởng đến địa phương. Nhưng ông Quý từ chối rằng, tôi không muốn nhờ con cháu, hợp tác xã cho tôi ở đây tôi cứ ở, nếu không cho thì tôi lại xuống cầu chứ tôi không về”, ông Thi cho biết.
Ông Nguyễn Đạt Thi, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Đồng Quang. |
Về cuộc sống hiện tại của vợ chồng ông Quý, theo lời ông Thi thì mấy năm nay, ông Quý không quá khó khăn vì được nhiều nơi đến giúp đỡ, việc ông Quý đi cất vó, bắt cả chỉ là đi chơi vui chứ vốn ông Quý không phải làm gì. “Trước đây ông Quý có 2 sào ruộng, một sào đã bán được 40 triệu, còn một sào hiện vẫn làm và được cô út giúp đỡ, trông nom”, ông Thi cho biết.
Ông Thi cho biết thêm, ông đã từng thuê ông Quý ra chăm sóc Từ đường, hằng ngày chỉ quét dọn với thắp hương, mỗi tháng trả 300 ngàn đồng nhưng ông Quý nhất quyết từ chối. “Tết Nguyên đán vừa qua, tôi có đến nhà chúc Tết hai ông bà Quý vì cũng là chỗ anh em. Ông bà ăn Tết đầy đủ chứ không có chuyện khổ sở, thiếu thốn”.
Qua những tình tiết đó, ông Thi đi đến kết luận: “Phải đặt ra câu hỏi, bảy đứa con phải có đứa tốt có đứa xấu chứ không phải là xấu hết. Chuyện xảy ra một phần nguyên nhân là tại con, một phần nguyên nhân cũng do ông bà Quý”.
Trong quá trình đi tìm lời giải cho sự việc, PV đã có nhiều cuộc tiếp xúc với những người dân ở đây và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người lên tiếng phê phán sự tệ bạc của những người con vì không thu xếp được để bố mẹ về ở cùng mà phải ở nhờ đình làng nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc ông Quý và vợ ở đình làng cũng do ý muốn chủ quan của ông Quý.
Về phần hai người con trai của ông Quý sống tại đây, người dân cho biết rằng, anh Đại (con trai thứ 2 ông Quý) là một người chịu khó làm ăn nông nghiệp, có vợ và 3 người con, quan hệ làng xóm bình thường, kinh tế tạm ổn. Còn con trai cả là Trượng thì sống tách biệt với gia đình, không ai tiếp xúc, không quan hệ với hàng xóm, gia đình, anh em, họ hàng.
Khi hỏi về hoàn cảnh của vợ chồng ông bà Quý, nhiều người dân cho hay: “Cuộc sống ông bà Quý – Chén như thế là tạm ổn, không quá khó khăn".
"Dân làng tôi còn nhiều người khổ sở và nghèo đói hơn nhưng nào có ai biết đến” – Một người dân cho biết.
Theo nguồn tin của VTC News, trong sáng 01/02, chính quyền xã Đồng Quang đã tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của đầy đủ các bên liên quan, trong đó có gia đình anh Đại và anh Trượng (con ông Quý) để giải quyết sự việc.
Nguyễn Dũng
Bình luận