(VTC News) - Hôm qua Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh gián điệp chụp ảnh bằng radar do nước này tự sản xuất lên quỹ đạo.
(VTC News) - Hôm qua Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh gián điệp chụp ảnh bằng radar do nước này tự sản xuất lên quỹ đạo.
Vệ tinh được phóng lên bởi tên lửa PSLV-C19 từ sân bay vũ trụ Sriharikota tại bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ.
Dự kiến, vệ tinh này sẽ được sử dụng với mục đích dự báo thời thiết phục vụ nông lâm nghiệp và quốc phòng. Vệ tinh được chế tạo bởi các nhà khoa học Viện nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ, khả năng quan sát tuyệt vời trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.
Trong khi đó, một số nguồn tin cho rằng, vệ tinh RISAT-1 của Ấn Độ thực chất là vệ tinh gián điệp vì nó có thể giám sát và chụp lại các hoạt động gần biên giới Ấn Độ. Tuy nhiên, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ đã phủ nhận thông tin đồn đoán này. Việc Ấn Độ phóng thành công vệ tinh do thám diễn ra đúng 1 tuần sau khi nước này thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V.
Ngoài RISAT-1, Ấn Độ từng phóng thành công vệ tinh do thám RISAT-2 trị giá 110 triệu USD, được mua từ Israel năm 2009.
"Đây không chỉ là vệ tinh chụp ảnh radar đầu tiên được sản xuất bởi Ấn Độ được đưa lên quỹ đạo, nó còn là vệ tinh cảm biến nặng nhất đã từng được chế tạo bởi các nhà khoa học Viện nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ và là vệ tinh nặng nhất được phóng lên bởi tên lửa PSLV-C19", quan chức ngành khoa học vũ trụ Ấn Độ nói.
RISAT-1 có khối lượng 1.858kg, lưu trữ thông tin ở dải băng tần C và được đưa vào quỹ đạo ở độ cao 536km.
Hình ảnh tên lửa PSLV-C19 đưa vệ tinh RISAT-1 vào quỹ đạo.
Vệt khói của PSLV-C19 tạo ra khi được phóng đi từ sân bay vũ trụ Sriharikota.
Hình ảnh tên lửa PSLV-C19 trước khi cất cánh mang theo RISAT-1 lên quỹ đạo.
RISAT-1 trong quá trình kiểm tra trước khi phóng bởi các nhà khoa học Viện nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ.
Tầng thứ 2 của tên tên lửa PSLV-C19 đang được chuyển vào giàn phóng.
Video phóng vệ tinh gián điệp chụp ảnh bằng radar RISAT-1 của Ấn Độ.
Bình luận