Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa tiết lộ lý do tàu ngầm Trường Sa mới chỉ bơi mà không lặn trong buổi thử nghiệm sáng 28/3.
Vì sao tàu ngầm chỉ chạy nổi?
Sáng ngày 28/3/2014, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa người Thái Bình đã tháo nước khỏi bể chứa và phá bỏ cửa bể, chính thức đưa tàu ngầm Trường Sa do ông tự sáng chế ra hồ lớn để thử nghiệm.
10h sáng cùng ngày, tàu được đưa xuống mặt nước hồ khu công nghiệp Sơn Trà (Thái Bình). Được biết, hồ rộng 3ha, nơi sâu nhất là 3m, được sử dụng với mục đích làm hồ điều hòa cho thành phố và là nơi tiêu thoát nước.
Khoảng 13h, ông Nguyễn Quốc Hòa kết thúc cuộc thử nghiệm và lên bờ sau khi điều khiển tàu Trường Sa đi nhiều vòng quanh hồ. Trao đổi nhanh với báo giới, ông Hòa cho biết: “Tôi cảm thấy vui vui trong lòng, bởi hạng mục thử nghiệm lần này đã thành công, đã không phụ lòng mong mỏi những người yêu quý con tàu này cũng như toàn bộ nhân dân nước Việt Nam.”
Trao đổi riêng với phóng viên về lý do trong lần thử nghiệm tại hồ nước hôm 28/3/2014, ông chỉ cho tàu chạy nổi mà không lặn, doanh nhân này bày tỏ:
“Như phóng viên đã biết, về khả năng lặn của tàu ngầm Trường Sa thì đã có hàng chục cuộc thử nghiệm trong bể nước tại công ty. Có cuộc thử nghiệm lâu nhất kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ. Và nhiều cuộc thử nghiệm được chứng kiến của nhiều đoàn công tác thuộc các cơ quan bộ ngành cấp tỉnh và quốc gia. Khả năng lặn nổi, hệ thống tuần hoàn khí, những ai quan tâm đến tàu đều đã biết rõ.
Vì thế, với lần thử nghiệm ngoài hồ này, ưu tiên lớn nhất của tôi là kiểm nghiệm khả năng di chuyển của tàu, độ cân bằng của tàu. Và vì tôi chưa từng lái thử nó, đây cũng coi như một lần tập lái của tôi mà thôi.”
“Thực tế, tôi đã cho tàu lặn sâu xuống khoảng 1m và di chuyển. Bởi hồ chỉ sâu 2,5m, trong khi chiều cao con tàu là gần 3m. Nếu lặn xuống hoàn toàn, con tàu sẽ bị ngập trong bùn, rong rêu, và không thể di chuyển” – Ông Hòa cho biết thêm.
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa bày tỏ: “Sở dĩ tôi không đưa tàu Trường Sa ra sông thử nghiệm, bởi thứ nhất, tôi chưa biết lái, tôi muốn chắc chắn từng bước một, bởi trong sáng chế, mọi sự hấp tấp liều lĩnh đều có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Thứ hai, ở hồ này chỉ có mình tôi bơi, còn ra ngoài sông, tôi chưa được cấp phép thử nghiệm. Xin nói thêm, đây cũng là điều tôi lo lắng nhất trong những bước thử nghiệm tiếp theo của tàu Trường Sa.”
Theo ghi nhận của phóng viên Minh Tú – báo Đất Việt, thường xuyên nắm thông tin về quá trình thử nghiệm con tàu, trong quá trình chạy thử nghiệm trên hồ hôm 28/3, đã có những thời điểm ông Nguyễn Quốc Hòa đóng nắp tàu để chạy hệ thống không khí tuần hoàn. Đó là những khi ống xả của tàu không bốc khói.
Người dân vui mừng nói về tàu ngầm Trường Sa
Cuộc thử nghiệm của ông Nguyễn Quốc Hòa đã thu hút hàng trăm người dân hiếu kỳ của thành phố Thái Bình, tất cả đều hoan nghênh con tàu. Ông Hòa đã xuống tàu, lái tàu, và ra khỏi tàu trong tiếng reo hò, vỗ tay và những lời động viên của công nhân công ty cùng toàn thể nhân dân.
Điều đáng chú ý, công nhân của công ty đã chuẩn bị sẵn một lá cờ Tổ quốc để cắm lên nóc tàu. Người công nhân cắm cờ lên nóc tàu cho biết: “Cắm cờ để biết tàu ngầm Trường Sa do người Việt Nam làm, để biết Trường Sa là của Việt Nam.”
Theo dõi con tàu di chuyển nhẹ nhàng, khéo léo trên mặt nước, anh Nguyễn Thành Nam (34 tuổi, đường Lý Bôn, TP Thái Bình) cho biết: “Tôi đã biết thông tin về việc anh Hòa sẽ thử nghiệm ngày hôm nay nên đã đến cổng công ty anh từ sáng sớm để đợi. Tàu ngầm này của anh, dù không biết ứng dụng thực tế đến đâu, nhưng cho đến thời điểm này đã là một sự xuất sắc rất đáng hoan nghênh.”
Ông Nguyễn Văn Luận (68 tuổi, đường Hai Bà Trưng, TP Thái Bình) nhận định: “Tôi không biết anh này làm con tàu này từ bao giờ, nhưng anh làm khéo quá, giỏi quá. Cứ làm được con tàu nhỏ đi đã, rồi sớm muộn gì cũng làm được con tàu to. Cái dễ không làm được thì mơ đến cái phức tạp làm gì?”
Sau khi lên bờ, rất nhiều người đã xin bắt tay, chụp ảnh kỷ niệm với ông Nguyễn Quốc Hòa, trong đó có một em nhỏ bẽn lẽn chờ mọi người đi hết mới dám đề nghị được chụp ảnh.
Ông Hòa đã bắt tay em nhỏ vui vẻ gửi gắm: “Những tàu tiếp theo là của các cháu làm nhé, bác già lắm rồi!”
Trao đổi với em nhỏ này được biết em đang học lớp 9, trường THCS Tương Đình, em cho biết: “Cháu thấy ông Hòa rất là giỏi, và rất là gần gũi ạ.”
Theo báo Đất Việt
Vì sao tàu ngầm chỉ chạy nổi?
Sáng ngày 28/3/2014, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa người Thái Bình đã tháo nước khỏi bể chứa và phá bỏ cửa bể, chính thức đưa tàu ngầm Trường Sa do ông tự sáng chế ra hồ lớn để thử nghiệm.
10h sáng cùng ngày, tàu được đưa xuống mặt nước hồ khu công nghiệp Sơn Trà (Thái Bình). Được biết, hồ rộng 3ha, nơi sâu nhất là 3m, được sử dụng với mục đích làm hồ điều hòa cho thành phố và là nơi tiêu thoát nước.
Khoảng 13h, ông Nguyễn Quốc Hòa kết thúc cuộc thử nghiệm và lên bờ sau khi điều khiển tàu Trường Sa đi nhiều vòng quanh hồ. Trao đổi nhanh với báo giới, ông Hòa cho biết: “Tôi cảm thấy vui vui trong lòng, bởi hạng mục thử nghiệm lần này đã thành công, đã không phụ lòng mong mỏi những người yêu quý con tàu này cũng như toàn bộ nhân dân nước Việt Nam.”
Ông Nguyễn Quốc Hòa vào tàu thử nghiệm |
Trao đổi riêng với phóng viên về lý do trong lần thử nghiệm tại hồ nước hôm 28/3/2014, ông chỉ cho tàu chạy nổi mà không lặn, doanh nhân này bày tỏ:
“Như phóng viên đã biết, về khả năng lặn của tàu ngầm Trường Sa thì đã có hàng chục cuộc thử nghiệm trong bể nước tại công ty. Có cuộc thử nghiệm lâu nhất kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ. Và nhiều cuộc thử nghiệm được chứng kiến của nhiều đoàn công tác thuộc các cơ quan bộ ngành cấp tỉnh và quốc gia. Khả năng lặn nổi, hệ thống tuần hoàn khí, những ai quan tâm đến tàu đều đã biết rõ.
Vì thế, với lần thử nghiệm ngoài hồ này, ưu tiên lớn nhất của tôi là kiểm nghiệm khả năng di chuyển của tàu, độ cân bằng của tàu. Và vì tôi chưa từng lái thử nó, đây cũng coi như một lần tập lái của tôi mà thôi.”
“Thực tế, tôi đã cho tàu lặn sâu xuống khoảng 1m và di chuyển. Bởi hồ chỉ sâu 2,5m, trong khi chiều cao con tàu là gần 3m. Nếu lặn xuống hoàn toàn, con tàu sẽ bị ngập trong bùn, rong rêu, và không thể di chuyển” – Ông Hòa cho biết thêm.
Tàu ngầm di chuyển linh hoạt trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân |
Theo ghi nhận của phóng viên Minh Tú – báo Đất Việt, thường xuyên nắm thông tin về quá trình thử nghiệm con tàu, trong quá trình chạy thử nghiệm trên hồ hôm 28/3, đã có những thời điểm ông Nguyễn Quốc Hòa đóng nắp tàu để chạy hệ thống không khí tuần hoàn. Đó là những khi ống xả của tàu không bốc khói.
Người dân vui mừng nói về tàu ngầm Trường Sa
Cuộc thử nghiệm của ông Nguyễn Quốc Hòa đã thu hút hàng trăm người dân hiếu kỳ của thành phố Thái Bình, tất cả đều hoan nghênh con tàu. Ông Hòa đã xuống tàu, lái tàu, và ra khỏi tàu trong tiếng reo hò, vỗ tay và những lời động viên của công nhân công ty cùng toàn thể nhân dân.
Điều đáng chú ý, công nhân của công ty đã chuẩn bị sẵn một lá cờ Tổ quốc để cắm lên nóc tàu. Người công nhân cắm cờ lên nóc tàu cho biết: “Cắm cờ để biết tàu ngầm Trường Sa do người Việt Nam làm, để biết Trường Sa là của Việt Nam.”
Theo dõi con tàu di chuyển nhẹ nhàng, khéo léo trên mặt nước, anh Nguyễn Thành Nam (34 tuổi, đường Lý Bôn, TP Thái Bình) cho biết: “Tôi đã biết thông tin về việc anh Hòa sẽ thử nghiệm ngày hôm nay nên đã đến cổng công ty anh từ sáng sớm để đợi. Tàu ngầm này của anh, dù không biết ứng dụng thực tế đến đâu, nhưng cho đến thời điểm này đã là một sự xuất sắc rất đáng hoan nghênh.”
Ông Hòa chụp ảnh cùng một cậu bé học lớp 9 và vui vẻ gửi gắm: “Những tàu tiếp theo là của các cháu làm nhé, bác già lắm rồi!” |
Ông Nguyễn Văn Luận (68 tuổi, đường Hai Bà Trưng, TP Thái Bình) nhận định: “Tôi không biết anh này làm con tàu này từ bao giờ, nhưng anh làm khéo quá, giỏi quá. Cứ làm được con tàu nhỏ đi đã, rồi sớm muộn gì cũng làm được con tàu to. Cái dễ không làm được thì mơ đến cái phức tạp làm gì?”
Sau khi lên bờ, rất nhiều người đã xin bắt tay, chụp ảnh kỷ niệm với ông Nguyễn Quốc Hòa, trong đó có một em nhỏ bẽn lẽn chờ mọi người đi hết mới dám đề nghị được chụp ảnh.
Ông Hòa đã bắt tay em nhỏ vui vẻ gửi gắm: “Những tàu tiếp theo là của các cháu làm nhé, bác già lắm rồi!”
Trao đổi với em nhỏ này được biết em đang học lớp 9, trường THCS Tương Đình, em cho biết: “Cháu thấy ông Hòa rất là giỏi, và rất là gần gũi ạ.”
Theo báo Đất Việt
Bình luận