(VTC News) - Loài chó vốn được biết đến là con vật trung thành với chủ, thậm chí nó sẵn sàng hy sinh cả bản thân để bảo vệ chủ, vậy tại sao lại xuất hiện những vụ tai nạn chó tấn công lại chủ dã man trong thời gian gần đây?
Ngày 12/3 vừa qua, tại Hà Nội xảy ra một vụ tai nạn đau lòng. 4 con chó Tây hung hãn xông vào tấn công chủ khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đứt gân tay, cánh tay gần như bị nát, chân có nhiều vết thương.
Đó chỉ là một trong những vụ tai nạn chó cắn người liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây. Vậy nguyên nhân gì khiến con chó - vốn là loài vật rất trung thành với chủ - lại quay lại tấn công chủ một cách dã man như vậy?
Ông Nguyễn Mạnh Hà (Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) đã có những phân tích về vấn đề này.
VTC News xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mạnh Hà:
Con chó là con vật thân thiết nhất đối với con người, không chỉ giúp chủ nhiều việc trong cuộc sống, nó còn hết mình bảo vệ chủ. Nhưng thực tế cũng cho thấy có những tai nạn xảy ra là chó cắn lại chủ, gây nguy hiểm cho chủ. Ở đây, ta xem xét lại 1 vụ chó cắn chủ mới xảy ra tại Hà Nội, gây xôn xao dư luận. Với chuyên môn nghiệp vụ huấn luyện chó, chúng tôi thấy:
- Chủ chó nuôi dưỡng 2 loại chó dữ nổi tiếng thế giới là chó Rottweiler và Doberman. Không những thế lại còn nuôi nhiều (4 con) và đều là chó đã trưởng thành, độ hung dữ đã phát triển đầy đủ. Điều này khá nguy hiểm, phải luôn luôn phải cảnh giác và có những phương án kiểm soát được chúng.
- Chủ chó đã không tuân thủ đúng quy định của nhà nước là dắt chó ra ngoài đường mà lại không rọ mõm chó. Điều này vô cùng nguy hiểm cho người đi đường, nhất là chó bị kích thích do ngoại cảnh. Kinh nghiệm cho thấy những con chó dù hung dữ đến đâu nếu đã bị rọ mõm thì tính hung dữ của nó giảm hẳn, chủ chó rất dễ dàng kiểm soát tình hình.
- Camera cho thấy chó không nghe lời, thậm chí không tôn trọng chủ, chủ nói nó không nghe, mà nhất là con chó lớn nhất, hung dữ nhất. Kết quả chính nó là con đầu tiên tấn công người chủ dắt chó. Một số thông tin cho biết có con chó cắn nạn nhân là chó mới mua về, không phải nuôi từ bé.
- Camera cũng cho thấy chủ chó không biết cách kiểm soát chó. Kiểm soát bằng dây cương đối với con chó lớn nhất, dữ nhất, và chính nó đã là con chó đầu tiên cắn và gây phản ứng bầy đàn kích thích những con chó còn lại xông vào cắn nạn nhân sau này. Nghiệp vụ huấn luyện chó cũng cho thấy hầu hết chó đều có bản năng phục tùng nếu bị nắm dây cương.
Để tránh hiện tượng chó cắn chủ, chúng tôi có 1 số khuyến cáo sau đây:
1. Nếu nuôi chó tại gia đình, nên nuôi chó từ nhỏ. Hết sức hạn chế nuôi chó đã trưởng thành, nhất là các giống chó dữ. Như chúng tôi được biết một trong những con chó dữ nhất cắn trong trường hợp này là chó mới mua về (không phải nuôi từ bé).
2. Rất không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình nếu không phải là kinh doanh chuyên nghiệp.
3. Nuôi đúng cách: hết mực yêu thương nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, cho con chó thấy nó được yêu quý, nhưng cũng không được phép làm những việc sai trái, phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chủ. Chủ luôn luôn phải là chủ, chó luôn luôn chỉ là “cấp dưới”. Tuyệt đối không cho phép chó dọa hoặc cắn chủ ngay từ nhỏ. Muốn vậy mệnh lệnh của chủ phải rõ ràng, nghiêm túc, nhất quán (trước sau như một, không thể lúc thế này, lúc thế khác…). Tóm lại chủ chó phải tạo được uy quyền tuyệt đối trước con chó của mình.
4. Những giống chó dữ phải cho đi học ở những trung tâm huấn luyện có uy tín. Ở nước ngoài đây là điều bắt buộc.
5. Phải có những kỹ năng kiểm soát được những giống chó dữ, tuân theo những quy định như đã nêu ở trên.
6. Cần thiết phải sử dụng một số biện pháp để khống chế (rọ mõm, dây cương cổ dề kỷ luật, vòng cổ xung điện…) hoặc như ở Mỹ, hầu hết những con chó không là giống đều bị thiến, chó sẽ khỏe hơn, an toàn hơn mà cũng không giảm độ thông minh như đồn thổi ở Việt Nam.
7. Cũng giống như con người, có một số con chó có tính khí côn đồ, hung dữ, đã dạy bảo không được thì phải kiên quyết thải loại, không thể để xảy ra những tai nạn như vừa rồi.
8. Tuyệt đối không được khuyến khích chó cắn bừa bãi, vô cớ, tạo cho chó những thói quen xấu nguy hiểm.
9. Trường hợp mua về những con chó đã trưởng thành phải tìm hiểu kỹ: tại sao họ bán? Tính năng tác dụng, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của giống chó này (cần thiết phải hỏi tư vấn chuyên môn)? Mục đích nuôi chó của mình, các điều kiện nuôi dưỡng, quản lý chó có đủ hay không… thì hãy mua.
Nguyễn Mạnh Hà
Ngày 12/3 vừa qua, tại Hà Nội xảy ra một vụ tai nạn đau lòng. 4 con chó Tây hung hãn xông vào tấn công chủ khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đứt gân tay, cánh tay gần như bị nát, chân có nhiều vết thương.
Đó chỉ là một trong những vụ tai nạn chó cắn người liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây. Vậy nguyên nhân gì khiến con chó - vốn là loài vật rất trung thành với chủ - lại quay lại tấn công chủ một cách dã man như vậy?
Ông Nguyễn Mạnh Hà (Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) đã có những phân tích về vấn đề này.
Video: Kinh hoàng chó dữ tấn công chủ
VTC News xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mạnh Hà:
Con chó là con vật thân thiết nhất đối với con người, không chỉ giúp chủ nhiều việc trong cuộc sống, nó còn hết mình bảo vệ chủ. Nhưng thực tế cũng cho thấy có những tai nạn xảy ra là chó cắn lại chủ, gây nguy hiểm cho chủ. Ở đây, ta xem xét lại 1 vụ chó cắn chủ mới xảy ra tại Hà Nội, gây xôn xao dư luận. Với chuyên môn nghiệp vụ huấn luyện chó, chúng tôi thấy:
- Chủ chó nuôi dưỡng 2 loại chó dữ nổi tiếng thế giới là chó Rottweiler và Doberman. Không những thế lại còn nuôi nhiều (4 con) và đều là chó đã trưởng thành, độ hung dữ đã phát triển đầy đủ. Điều này khá nguy hiểm, phải luôn luôn phải cảnh giác và có những phương án kiểm soát được chúng.
4 con chó Tây xông vào tấn công chủ |
- Chủ chó đã không tuân thủ đúng quy định của nhà nước là dắt chó ra ngoài đường mà lại không rọ mõm chó. Điều này vô cùng nguy hiểm cho người đi đường, nhất là chó bị kích thích do ngoại cảnh. Kinh nghiệm cho thấy những con chó dù hung dữ đến đâu nếu đã bị rọ mõm thì tính hung dữ của nó giảm hẳn, chủ chó rất dễ dàng kiểm soát tình hình.
- Camera cho thấy chó không nghe lời, thậm chí không tôn trọng chủ, chủ nói nó không nghe, mà nhất là con chó lớn nhất, hung dữ nhất. Kết quả chính nó là con đầu tiên tấn công người chủ dắt chó. Một số thông tin cho biết có con chó cắn nạn nhân là chó mới mua về, không phải nuôi từ bé.
- Camera cũng cho thấy chủ chó không biết cách kiểm soát chó. Kiểm soát bằng dây cương đối với con chó lớn nhất, dữ nhất, và chính nó đã là con chó đầu tiên cắn và gây phản ứng bầy đàn kích thích những con chó còn lại xông vào cắn nạn nhân sau này. Nghiệp vụ huấn luyện chó cũng cho thấy hầu hết chó đều có bản năng phục tùng nếu bị nắm dây cương.
Để tránh hiện tượng chó cắn chủ, chúng tôi có 1 số khuyến cáo sau đây:
1. Nếu nuôi chó tại gia đình, nên nuôi chó từ nhỏ. Hết sức hạn chế nuôi chó đã trưởng thành, nhất là các giống chó dữ. Như chúng tôi được biết một trong những con chó dữ nhất cắn trong trường hợp này là chó mới mua về (không phải nuôi từ bé).
2. Rất không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình nếu không phải là kinh doanh chuyên nghiệp.
3. Nuôi đúng cách: hết mực yêu thương nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, cho con chó thấy nó được yêu quý, nhưng cũng không được phép làm những việc sai trái, phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chủ. Chủ luôn luôn phải là chủ, chó luôn luôn chỉ là “cấp dưới”. Tuyệt đối không cho phép chó dọa hoặc cắn chủ ngay từ nhỏ. Muốn vậy mệnh lệnh của chủ phải rõ ràng, nghiêm túc, nhất quán (trước sau như một, không thể lúc thế này, lúc thế khác…). Tóm lại chủ chó phải tạo được uy quyền tuyệt đối trước con chó của mình.
4. Những giống chó dữ phải cho đi học ở những trung tâm huấn luyện có uy tín. Ở nước ngoài đây là điều bắt buộc.
5. Phải có những kỹ năng kiểm soát được những giống chó dữ, tuân theo những quy định như đã nêu ở trên.
6. Cần thiết phải sử dụng một số biện pháp để khống chế (rọ mõm, dây cương cổ dề kỷ luật, vòng cổ xung điện…) hoặc như ở Mỹ, hầu hết những con chó không là giống đều bị thiến, chó sẽ khỏe hơn, an toàn hơn mà cũng không giảm độ thông minh như đồn thổi ở Việt Nam.
7. Cũng giống như con người, có một số con chó có tính khí côn đồ, hung dữ, đã dạy bảo không được thì phải kiên quyết thải loại, không thể để xảy ra những tai nạn như vừa rồi.
8. Tuyệt đối không được khuyến khích chó cắn bừa bãi, vô cớ, tạo cho chó những thói quen xấu nguy hiểm.
9. Trường hợp mua về những con chó đã trưởng thành phải tìm hiểu kỹ: tại sao họ bán? Tính năng tác dụng, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của giống chó này (cần thiết phải hỏi tư vấn chuyên môn)? Mục đích nuôi chó của mình, các điều kiện nuôi dưỡng, quản lý chó có đủ hay không… thì hãy mua.
Nguyễn Mạnh Hà
Bình luận