(VTC News) - Sáng 3/10, thông tin ông Nguyễn Bá Thanh không thể về nước tiếp xúc cử tri do sức khỏe yếu đã khiến nhiều người hụt hẫng.
Sáng ngày 3/10, tại Nhà hát Trưng Vương, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc với cử tri các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) về những nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 20/10 đến ngày 29/11/2014.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng (cơ quan tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri) thông báo, do điều kiện sức khỏe, ông Nguyễn Bá Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng không tham dự được buổi tiếp xúc cử tri.
Thiếu ông Thanh, thiếu nhiều vấn đề thời sự
Thông tin ông Nguyễn Bá Thanh không thể về nước tiếp xúc cử tri khiến nhiều người hụt hẫng.
Cử tri Trương Lai (phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ: “Không có ông ấy thì có người khác. Nhưng có ông ấy thì chúng tôi tin tưởng hơn, vui hơn bởi ông ấy trả lời ngay những câu hỏi, bức xúc của cử tri tại buổi tiếp xúc"
Ông Lai cho biết, hầu hết cử tri Đà Nẵng đều theo dõi tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh. Thiếu ông Thanh, cử tri thấy thiếu nhiều vấn đề thời sự đang diễn ra như: diễn biến xét xử các vụ án tham nhũng; quan chức cấp cao về hưu làm thuê cho doanh nghiệp, chuyện sân sau sân trước; lợi ích nhóm;…
“Nhiều người lo lắng cho sức khỏe của ông ấy lắm. Hai tháng nay, vấn đề sức khỏe của ông ấy là chủ đề quan tâm của đa số cử tri chúng tôi. Nhưng bệnh tật khó lường, mong sao ông Thanh mau khỏe để dân chúng tôi còn được nhờ", ông Lai nói.
Theo nhiều ý kiến cử tri, mặc dù lần tiếp xúc này có đến 4 quận, nhưng số lượng câu hỏi và các vấn đề không bằng các đợt tiếp xúc riêng tại các quận huyện khác.
“Có lẽ thiếu ông Thanh nên cử tri cũng hỏi ít hơn, cả ngàn cử tri thuộc 4 quận mà chưa đầy 45 câu hỏi. Trong đó hỏi trực tiếp chưa đầy 20 câu thì không bằng các đợt tiếp xúc của ông Thanh ở quận Hải Châu đợt trước”, một cử tri giấu tên nói.
Còn cử tri Lê Đức Chiến (phường Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) nói: “Mấy hôm trước, qua báo đài, tôi nghe ông Thanh sẽ về tiếp xúc cử tri nên tôi cũng cố đi dự. Nhưng không ngờ đến phút cuối thì ông ấy không về được. Nghĩ cũng buồn, mong ông ấy sớm bình phục bởi chúng tôi nể phục ông ấy. Ông ấy là người có công với Đà Nẵng, với thành phố này nên việc người dân quan tâm cũng là chuyện bình thường”.
Tham nhũng tiếp tục “nóng” nghị trường!
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Trí Tổng (quân Hải Châu) cho rằng, trong thời gian qua, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng như Đoàn đại biểu Quốc Hội TP Đà Nẵng đã đóng góp nhiều công sức trong việc xây dựng, soạn thảo, quyết định những vấn đề lớn của đất nước.
Tuy nhiên, Quốc hội cần xem xét, quan tâm hơn nữa đối với người có công với cách mạng thỏa đáng hơn, công bằng hơn.
“Việc lấy phiếu tín nhiệm cần thực hiện 2 năm/lần, không nên để 3 mức tín nhiệm như trước đây mà cần thay đổi, tránh gây mất niềm tin ở nhân dân bởi kiểu gì cũng là tín nhiệm”, cử tri Nguyễn Trí Tổng kiến nghị.
Cũng chung vấn đề chính sách thực thi pháp luật và chống tham nhũng, nhiều cử tri cho rằng, việc thực thi các chính sách, pháp luật vào trong cuộc sống còn chưa thỏa đáng, chưa đúng người đúng việc. Cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cũng như thực thi pháp luật tại cơ sở còn kém.
“Trong thời gian qua, công tác chống tham nhũng đã được tập trung quyết liệt, nhưng vẫn chưa thật sự thỏa đáng. Một loạt các vụ án như hối lộ ngành đường sắt, vụ ngân hàng ACB… và nhiêu vụ việc khác mà đối tượng toàn là quan chức, người có chức có quyền. Như các Tổng công ty nhà nước, các tập đoàn nhà nước, lời thì cá nhân, doanh nghiệp hưởng, còn lỗ thì đẩy cho dân chịu là không được. Quốc hội cần có biện pháp mạnh tay hơn, chứ nếu cứ để tình hình tham nhũng kéo dài sẽ gây mất lòng tin trong nhân dân, tạo dư luận không tốt”, cử tri Lê Đức Chiến (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) ý kiến.
Cùng quan điểm với cử tri Lê Đức Chiến, cử tri Nguyễn Bá Trôi (phường Chính Gián, quận Thanh Khê) nói: “Pháp luật mình chưa nghiêm, các vụ án xử lý không nghiêm vẫn còn tình trạng đánh trống bò dùi. Một loạt các vụ án như ngân hàng ACB, mà ông Trần Xuân Giá nguyên là Bộ trưởng Bộ KHĐT; hay vụ nguyên lãnh đạo Thanh tra chính phủ về hưu, hay vụ ông Hồ Nghĩa Dũng, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT,… toàn những quan chức cấp cao có những biểu hiện sai trái nhưng chưa được xử lý nghiêm sẽ gây mất niềm tin trong nhân dân”.
Kết thúc buổi tiếp xúc cử tri, ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đại diện cho đoàn đại biểu ghi nhận ý kiến của cử tri và cam kết sẽ chuyển nội dung đến các cơ quan liên quan, thể hiện vai trò giám sát, theo dõi quá trình trả lời thỏa đáng các vấn đề đến từng bà con có ý kiến.
Bửu Lân
Sáng ngày 3/10, tại Nhà hát Trưng Vương, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc với cử tri các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) về những nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 20/10 đến ngày 29/11/2014.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng (cơ quan tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri) thông báo, do điều kiện sức khỏe, ông Nguyễn Bá Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng không tham dự được buổi tiếp xúc cử tri.
Thiếu ông Thanh, thiếu nhiều vấn đề thời sự
Thông tin ông Nguyễn Bá Thanh không thể về nước tiếp xúc cử tri khiến nhiều người hụt hẫng.
Cử tri Trương Lai (phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ: “Không có ông ấy thì có người khác. Nhưng có ông ấy thì chúng tôi tin tưởng hơn, vui hơn bởi ông ấy trả lời ngay những câu hỏi, bức xúc của cử tri tại buổi tiếp xúc"
Ông Lai cho biết, hầu hết cử tri Đà Nẵng đều theo dõi tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh. Thiếu ông Thanh, cử tri thấy thiếu nhiều vấn đề thời sự đang diễn ra như: diễn biến xét xử các vụ án tham nhũng; quan chức cấp cao về hưu làm thuê cho doanh nghiệp, chuyện sân sau sân trước; lợi ích nhóm;…
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng xác nhận ông Nguyễn Bá Thanh đang chữa bệnh tại Mỹ nên không tham dự được buổi tiếp xúc cử tri (ảnh: Bửu Lân) |
“Nhiều người lo lắng cho sức khỏe của ông ấy lắm. Hai tháng nay, vấn đề sức khỏe của ông ấy là chủ đề quan tâm của đa số cử tri chúng tôi. Nhưng bệnh tật khó lường, mong sao ông Thanh mau khỏe để dân chúng tôi còn được nhờ", ông Lai nói.
Cử tri Trương Lai (phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng) cùng nhiều cử tri khác bày tỏ tình cảm trước sự vắng mặt của ông Nguyễn Bá Thanh (ảnh: Bửu Lân) |
Theo nhiều ý kiến cử tri, mặc dù lần tiếp xúc này có đến 4 quận, nhưng số lượng câu hỏi và các vấn đề không bằng các đợt tiếp xúc riêng tại các quận huyện khác.
“Có lẽ thiếu ông Thanh nên cử tri cũng hỏi ít hơn, cả ngàn cử tri thuộc 4 quận mà chưa đầy 45 câu hỏi. Trong đó hỏi trực tiếp chưa đầy 20 câu thì không bằng các đợt tiếp xúc của ông Thanh ở quận Hải Châu đợt trước”, một cử tri giấu tên nói.
Cử tri Nguyễn Bá Trôi (phường Chính Gián, quận Thanh Khê) đề nghị cần nghiêm minh hơn trong xử lý các vụ án tham nhũng |
Còn cử tri Lê Đức Chiến (phường Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) nói: “Mấy hôm trước, qua báo đài, tôi nghe ông Thanh sẽ về tiếp xúc cử tri nên tôi cũng cố đi dự. Nhưng không ngờ đến phút cuối thì ông ấy không về được. Nghĩ cũng buồn, mong ông ấy sớm bình phục bởi chúng tôi nể phục ông ấy. Ông ấy là người có công với Đà Nẵng, với thành phố này nên việc người dân quan tâm cũng là chuyện bình thường”.
Tham nhũng tiếp tục “nóng” nghị trường!
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Trí Tổng (quân Hải Châu) cho rằng, trong thời gian qua, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng như Đoàn đại biểu Quốc Hội TP Đà Nẵng đã đóng góp nhiều công sức trong việc xây dựng, soạn thảo, quyết định những vấn đề lớn của đất nước.
Sáng ngày 3/10, Đoàn ĐBQH đơn vị TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc với cử tri các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và Cẩm Lệ. (Ảnh: Bửu Lân) |
Tuy nhiên, Quốc hội cần xem xét, quan tâm hơn nữa đối với người có công với cách mạng thỏa đáng hơn, công bằng hơn.
“Việc lấy phiếu tín nhiệm cần thực hiện 2 năm/lần, không nên để 3 mức tín nhiệm như trước đây mà cần thay đổi, tránh gây mất niềm tin ở nhân dân bởi kiểu gì cũng là tín nhiệm”, cử tri Nguyễn Trí Tổng kiến nghị.
ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội đã báo cáo tóm tắc các nội dung của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII với cử tri |
Cũng chung vấn đề chính sách thực thi pháp luật và chống tham nhũng, nhiều cử tri cho rằng, việc thực thi các chính sách, pháp luật vào trong cuộc sống còn chưa thỏa đáng, chưa đúng người đúng việc. Cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cũng như thực thi pháp luật tại cơ sở còn kém.
“Trong thời gian qua, công tác chống tham nhũng đã được tập trung quyết liệt, nhưng vẫn chưa thật sự thỏa đáng. Một loạt các vụ án như hối lộ ngành đường sắt, vụ ngân hàng ACB… và nhiêu vụ việc khác mà đối tượng toàn là quan chức, người có chức có quyền. Như các Tổng công ty nhà nước, các tập đoàn nhà nước, lời thì cá nhân, doanh nghiệp hưởng, còn lỗ thì đẩy cho dân chịu là không được. Quốc hội cần có biện pháp mạnh tay hơn, chứ nếu cứ để tình hình tham nhũng kéo dài sẽ gây mất lòng tin trong nhân dân, tạo dư luận không tốt”, cử tri Lê Đức Chiến (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) ý kiến.
Cử tri Nguyễn Trí Tổng (quân Hải Châu) đề nghị Quốc hội cần quan tâm hơn nữa đến người có công |
Cùng quan điểm với cử tri Lê Đức Chiến, cử tri Nguyễn Bá Trôi (phường Chính Gián, quận Thanh Khê) nói: “Pháp luật mình chưa nghiêm, các vụ án xử lý không nghiêm vẫn còn tình trạng đánh trống bò dùi. Một loạt các vụ án như ngân hàng ACB, mà ông Trần Xuân Giá nguyên là Bộ trưởng Bộ KHĐT; hay vụ nguyên lãnh đạo Thanh tra chính phủ về hưu, hay vụ ông Hồ Nghĩa Dũng, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT,… toàn những quan chức cấp cao có những biểu hiện sai trái nhưng chưa được xử lý nghiêm sẽ gây mất niềm tin trong nhân dân”.
Ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đại diện cho đoàn đại biểu ghi nhận ý kiến của cử tri |
Kết thúc buổi tiếp xúc cử tri, ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đại diện cho đoàn đại biểu ghi nhận ý kiến của cử tri và cam kết sẽ chuyển nội dung đến các cơ quan liên quan, thể hiện vai trò giám sát, theo dõi quá trình trả lời thỏa đáng các vấn đề đến từng bà con có ý kiến.
Bửu Lân
Bình luận