Lời giải tối ưu của tỷ giá không chỉ phục vụ riêng cho các yêu cầu đơn lẻ mà phải hài hòa các mục tiêu khác cho kinh tế vĩ mô.
Trong khi giá vàng tụt dốc thì giá USD trong ngân hàng (NH) tiếp tục tăng chóng mặt, suýt soát chạm mốc 21.500 VND/USD. Trên thị trường tự do USD tăng vọt lên suýt soát ngưỡng 21.800 VND/USD. Nhiều người cho rằng sức mạnh tăng giá của đồng đôla Mỹ trên thị trường thế giới dường như chưa có điểm dừng.
Và điều này gây sức ép lên việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong nước. Thế nên lúc này cần điều chỉnh tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lời giải tối ưu của tỷ giá không chỉ phục vụ riêng cho các yêu cầu đơn lẻ mà phải hài hòa các mục tiêu khác cho kinh tế vĩ mô.
USD tăng do ảnh hưởng từ tâm lý
- Theo ông, yếu tố nào khiến đồng USD trong NH cũng như trên thị trường tự do không ngừng tăng trong thời gian qua?
Với thị trường Việt Nam, yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng. Hơn nữa tỷ giá cũng là một loại giá như bao hàng hóa khác chịu tác động bởi quy luật cung cầu. Tuy nhiên, đến nay chúng ta đã hạn chế được nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do nhờ việc chống đôla hóa.
Dự trữ ngoại hối hiện nay tương đối dồi dào, NH không ngừng mua ngoại tệ và cung ứng đầy đủ cho nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Bởi thế sự tăng giá của đồng USD gần đây có nguyên nhân đến từ tâm lý khi đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế.
- Giá vàng thế giới giảm sâu, trong khi giá vàng trong nước giảm không đáng kể khiến khoảng cách giữa vàng nội và vàng ngoại ngày càng xa. Vậy có hay không tình trạng gom USD mua vàng lậu khiến tỷ giá biến động?
Việc giá vàng trong nước chênh lệch cao so với thế giới cũng là một trong những nguyên nhân không loại trừ làm tỷ giá có thể tăng. Song việc giá vàng vênh nhau ở mức cao cũng là hiện tượng của bao nhiêu năm nay rồi chứ không phải đến tận bây giờ mới xảy ra.
- Để hỗ trợ xuất khẩu, chúng ta có nên điều chỉnh tỷ giá như một số ý kiến gần đây đưa ra không?
Tôi không phủ nhận trên lý thuyết đồng tiền mất giá hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng chính sách tỷ giá hối đoái phải thỏa mãn rất nhiều các yêu cầu trong toàn bộ chính sách vĩ mô chứ không chỉ vấn đề liên quan đến vàng, cán cân thương mại xuất khẩu…
Nhìn ở góc độ thị trường, cung cầu vẫn đảm bảo, lượng ngoại tệ NH mua nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp. Về bản chất, sự lên giá của đồng USD không đồng đều so với mọi ngoại tệ. Tuy ở khu vực châu Á thì khá ổn định, thậm chí đồng nhân dân tệ đã tăng 10% so với đồng đôla Mỹ. Nói như thế để thấy cá nhân tôi nghĩ rằng tỷ giá nên tiếp tục ổn định.
Với nhà đầu tư nước ngoài, việc ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát là thông số quan trọng ổn định niềm tin. Lúc này tái lập niềm tin sau bao năm kinh tế vĩ mô bất ổn cũng vô cùng quan trọng. Chẳng hạn việc cần tạo ra tâm lý ổn định cho thị trường, môi trường ổn định kinh tế vĩ mô để từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo kỳ vọng lạm phát thấp…
Không sợ dân rút tiền mua USD
- Vậy ông đánh giá thế nào khi đồng đôla Mỹ liên tục tăng trong suốt mấy tuần vừa qua?
Theo tôi, trong chuỗi thời gian năm năm trở lại đây đồng USD Mỹ trên thị trường quốc tế tăng mức độ khá tương quan so với đồng đôla Mỹ ở thị trường Việt Nam.
- Mới đây các NH tiếp tục hạ sâu lãi suất tiền gửi, trong khi giá USD trong NH vẫn nhấp nhổm tăng… Ông có nghĩ rằng sẽ có hiện tượng người dân rút tiền mua USD hay không?
Ở đây vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc công bố thông tin rất quan trọng.
Ở Việt Nam tâm lý thị trường đóng vai trò quyết định tạo ra nhu cầu thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có thông tin đầy đủ, kịp thời để giải thích việc đồng USD trên thị trường quốc tế và so sánh với các đồng tiền khác.
Nếu cơ quan nhà nước giải thích đầy đủ thì tôi tin rằng người dân sẽ không dùng VND mua USD vì lãi suất tiền đô khá thấp. Cần tái khẳng định định hướng của Chính phủ, NHNN năm nay tỷ giá không tăng quá 2% và NHNN sẽ thực hiện đúng.
Một khi tâm lý thị trường trong nước ổn định thì người ta sẽ không việc gì phải đẩy tỷ giá lên để lực cầu tăng cao. Và một điều quan trọng nữa là năm nay chúng ta có nhiều cơ hội để kiềm chế lạm phát, do đó tỷ giá nên tiếp tục được giữ ổn định.
Xin cám ơn ông.
Nguồn: Yên Trang/Pháp luật TP.HCM
Trong khi giá vàng tụt dốc thì giá USD trong ngân hàng (NH) tiếp tục tăng chóng mặt, suýt soát chạm mốc 21.500 VND/USD. Trên thị trường tự do USD tăng vọt lên suýt soát ngưỡng 21.800 VND/USD. Nhiều người cho rằng sức mạnh tăng giá của đồng đôla Mỹ trên thị trường thế giới dường như chưa có điểm dừng.
Và điều này gây sức ép lên việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong nước. Thế nên lúc này cần điều chỉnh tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lời giải tối ưu của tỷ giá không chỉ phục vụ riêng cho các yêu cầu đơn lẻ mà phải hài hòa các mục tiêu khác cho kinh tế vĩ mô.
USD tăng do ảnh hưởng từ tâm lý
- Theo ông, yếu tố nào khiến đồng USD trong NH cũng như trên thị trường tự do không ngừng tăng trong thời gian qua?
Với thị trường Việt Nam, yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng. Hơn nữa tỷ giá cũng là một loại giá như bao hàng hóa khác chịu tác động bởi quy luật cung cầu. Tuy nhiên, đến nay chúng ta đã hạn chế được nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do nhờ việc chống đôla hóa.
Dự trữ ngoại hối hiện nay tương đối dồi dào, NH không ngừng mua ngoại tệ và cung ứng đầy đủ cho nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Bởi thế sự tăng giá của đồng USD gần đây có nguyên nhân đến từ tâm lý khi đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế.
- Giá vàng thế giới giảm sâu, trong khi giá vàng trong nước giảm không đáng kể khiến khoảng cách giữa vàng nội và vàng ngoại ngày càng xa. Vậy có hay không tình trạng gom USD mua vàng lậu khiến tỷ giá biến động?
Việc giá vàng trong nước chênh lệch cao so với thế giới cũng là một trong những nguyên nhân không loại trừ làm tỷ giá có thể tăng. Song việc giá vàng vênh nhau ở mức cao cũng là hiện tượng của bao nhiêu năm nay rồi chứ không phải đến tận bây giờ mới xảy ra.
Không sợ người dân rút tiền đồng ra mua USD vì lãi suất USD hiện rất thấp. |
Tôi không phủ nhận trên lý thuyết đồng tiền mất giá hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng chính sách tỷ giá hối đoái phải thỏa mãn rất nhiều các yêu cầu trong toàn bộ chính sách vĩ mô chứ không chỉ vấn đề liên quan đến vàng, cán cân thương mại xuất khẩu…
|
Với nhà đầu tư nước ngoài, việc ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát là thông số quan trọng ổn định niềm tin. Lúc này tái lập niềm tin sau bao năm kinh tế vĩ mô bất ổn cũng vô cùng quan trọng. Chẳng hạn việc cần tạo ra tâm lý ổn định cho thị trường, môi trường ổn định kinh tế vĩ mô để từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo kỳ vọng lạm phát thấp…
Không sợ dân rút tiền mua USD
- Vậy ông đánh giá thế nào khi đồng đôla Mỹ liên tục tăng trong suốt mấy tuần vừa qua?
Theo tôi, trong chuỗi thời gian năm năm trở lại đây đồng USD Mỹ trên thị trường quốc tế tăng mức độ khá tương quan so với đồng đôla Mỹ ở thị trường Việt Nam.
- Mới đây các NH tiếp tục hạ sâu lãi suất tiền gửi, trong khi giá USD trong NH vẫn nhấp nhổm tăng… Ông có nghĩ rằng sẽ có hiện tượng người dân rút tiền mua USD hay không?
Ở đây vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc công bố thông tin rất quan trọng.
Ở Việt Nam tâm lý thị trường đóng vai trò quyết định tạo ra nhu cầu thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có thông tin đầy đủ, kịp thời để giải thích việc đồng USD trên thị trường quốc tế và so sánh với các đồng tiền khác.
Nếu cơ quan nhà nước giải thích đầy đủ thì tôi tin rằng người dân sẽ không dùng VND mua USD vì lãi suất tiền đô khá thấp. Cần tái khẳng định định hướng của Chính phủ, NHNN năm nay tỷ giá không tăng quá 2% và NHNN sẽ thực hiện đúng.
Một khi tâm lý thị trường trong nước ổn định thì người ta sẽ không việc gì phải đẩy tỷ giá lên để lực cầu tăng cao. Và một điều quan trọng nữa là năm nay chúng ta có nhiều cơ hội để kiềm chế lạm phát, do đó tỷ giá nên tiếp tục được giữ ổn định.
Xin cám ơn ông.
Bình luận