Ngày 5/8, ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) thông tin, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay tương đương năm 2020 và 2021. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 99% như Sơn La (99,6%), Ninh Bình (99,49%), Đồng Tháp (99,38%), Điện Biên (99,24%).
Là địa phương đông thí sinh dự thi nhất cả nước, năm nay tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội đạt 99,1%, trong đó 104 đơn vị, trường học đạt 100%. So với năm 2021, số đơn vị đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%, cao hơn 11 đơn vị. Đáng chú ý, trong số các đơn vị, trường học có tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%, xuất hiện một số trường học ở các huyện và còn nhiều khó khăn.
Theo phân tích điểm các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, ở 9 môn thi, cả nước có 1.094 bài thi bị điểm liệt, tiếng Anh nhiều nhất với 423 bài, tiếp đó là Ngữ văn 194 bài và Toán 165 bài. So với năm ngoái, tổng bài thi bị điểm liệt giảm hơn 100 bài.
Để được xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh cần đạt điểm tất cả bài/môn thi trên 1 và có điểm xét tuyển từ 5 trở lên. Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Theo quy chế, thí sinh có bài thi bị điểm liệt sẽ trượt tốt nghiệp. Kết quả bài thi tốt nghiệp chiếm 70% tổng điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12.
Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp sẽ bao gồm: 70% điểm thi THPT và 30% điểm trung bình lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp sẽ được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Bình luận