Bộ GD-ĐT khẳng định, Quy chế được sửa đổi, bổ sung tại hai điểm chính: bổ sung các điều khoản quy định về tự chủ trong tuyển sinh và sửa đổi, bổ sung chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Các trường đại học có thể tuyển sinh 2 lần/năm
Theo đó, hằng năm, các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH- CĐ hệ chính quy tổ chức 1-2 lần tuyển sinh, Bộ GD-ĐT quy định cụ thể thời gian tuyển sinh”, thông tư nêu rõ.
Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành
Bộ GD-ĐT nêu rõ, các trường tổ chức tuyển sinh riêng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy định sau đây: xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh có nội dung quy định và đáp ứng các yêu cầu do Bộ GD-ĐT quy định; lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi (nếu có), xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh.
Kết quả thi của thí sinh thi vào trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác.
Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định.
Bộ cũng quy định, các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
Đối với các trường tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi chung, bộ nêu rõ bộ sẽ tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường; các trường sử dụng đề thi chung của Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm tổ chức sao in, đóng gói đề thi (nếu được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ), bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu thì các môn văn hoá thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; các môn năng khiếu do các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi và chấm thi.
Các trường không tổ chức thi tuyển sinh được sử dụng kết quả thi tuyển sinh theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Đối với các trường tổ chức tuyển sinh riêng, Bộ cũng quy định, Bộ GD-ĐT tiếp nhận và công bố nội dung dự thảo đề án tự chủ tuyển sinh của các trường trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để xã hội góp ý hoàn thiện đề án.
Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày trường nộp đề án tự chủ tuyển sinh hợp lệ, Bộ GD-ĐT tạo xác nhận bằng văn bản đề án tự chủ tuyển sinh của trường đáp ứng hoặc không đáp ứng các yêu cầu và công bố các đề án tự chủ tuyển sinh đã được xác nhận đáp ứng các yêu cầu quy định.
Đối với ngưỡng đầu vào ĐH-CĐ, Bộ GD-ĐT nêu rõ, căn cứ kết quả thi của thí sinh, Bộ GD-ĐT sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xét tuyển vào học ĐH- CĐ đối với từng khối thi, từng ngành đào tạo.
Năm nay Bộ bỏ điểm sàn, thay vào đó sẽ xác định các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của các trường, thay thế tiêu chí đơn nhất là điểm sàn như những năm trước đây.
Trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng do Bộ GD-ĐT quy định, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển.
Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển. Các chi tiết liên quan đến điều kiện xét tuyển và thời gian xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử về tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 -10 hàng năm đối với trường đại học và 15-11 hàng năm đối với trường cao đẳng.”
Bình luận