Người đàn ông cầm tinh con rồng này từng nổi danh là trùm lâm tặc và là đại ca đá đỏ khét tiếng một thời. Giờ đây, anh nổi tiếng giàu có nhờ trồng rừng. Anh là Phan Bá Giang, sinh năm 1964 ở huyện Đô Lương, Nghệ An.
Trùm lâm tặc, đại ca đá đỏ
Cuộc sống khó khăn, năm 20 tuổi, Giang cùng gia đình lên lập nghiệp ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu. Hàng ngày, Giang vào rừng kiếm củi, hái măng bán kiếm tiền phụ giúp gia đình, thấy những người chặt trộm gỗ về bán được nhiều tiền, Giang rủ vài người thân vào rừng làm "lâm tặc". Trúng mấy chuyến gỗ quý, có chút vốn, Giang thuê người vào rừng chặt gỗ. Một thời gian dài, Giang nắm trong tay một đội quân chuyên khai thác, vận chuyển gỗ lậu ở Nghệ An.
Tuy nhiên, năm 1991, Giang bỏ làm lâm tặc sang làm đại ca đá đỏ. "Mấy đứa trong xóm đem đến cho tôi 2 viên đá màu hồng bảo bán. Chúng nó kêu đói, tôi thương tình mua với giá 50.000 đồng. Tôi cho viên đá đó vào lọ thuỷ tinh đặt trong tủ ly, ai ngờ có người vào chơi trả giá 10 triệu đồng. Nghĩ đây là viên đá quý, tôi tìm 2 người Thái Lan đang tìm mua đá đỏ. Không ngờ viên đá đó đem về cho tôi hơn 1 tỷ đồng. Ngon ăn quá, tôi "bật" sang đào đá đỏ" - Giang nhớ lại.
Ngày đó, những ai đã lên Quỳ Châu đào đá đỏ đều biết Giang râu - đại ca khét tiếng cát cứ hơn chục hầm ở đồi Tỷ. Liều lĩnh, lại có chút vốn, Giang vừa thuê người đào đá đỏ, vừa thu mua của các lò khác đưa ra Hà Nội bán. Phất lên như diều gặp gió, Giang mở một cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý lớn nhất miền Tây xứ Nghệ. Có tiền, Giang ăn chơi trác táng và sa vào cơn mê cờ bạc.
Gần 1 năm trời ăn nằm trên chiếu bạc, tài sản khổng lồ của Giang lần lượt đội nón ra đi, tiệm vàng cũng "sập". Khuynh gia bại sản, Giang chán đời sa vào rượu chè. Nghĩ mình ra nông nỗi này do bọn giở trò bạc bịp, Giang đến sòng bạc đập phá tanh bành, đấm gãy mấy chiếc răng của tay trùm sòng bạc. Sợ bị trả thù, đêm đó Giang trốn về quê cũ ở Đô Lương.
Trả nợ rừng
Giang tâm sự: "Những ngày sống chui nhủi ở Đô Lương, tôi suy nghĩ rất nhiều về những gì đã qua và ngộ ra rằng: Cái gì không phải do mồ hôi nước mắt, do sức lao động của mình đổ ra thì không thể bền được”. Giang trở về Châu Bình. Lúc này cơn sốt đá đỏ đã tắt, chỉ còn lại những đồi núi bị đào bới nham nhở, đất đá ngổn ngang như một bãi chiến trường. Lúc buồn tình đi dạo trên đồi Tỷ, Giang chợt loé lên ý tưởng sẽ trồng rừng ở đây.
Giang viết đơn xin chính quyền xã cho phép khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Ông Chủ tịch xã cầm giấy ký cái roẹt rồi vỗ vai Giang: "Khá lắm, cố lên chàng trai, chúng tôi sẽ ủng hộ cậu".
“Có bao nhiêu tiền, tài sản, Giang đều đổ vào trồng rừng hết. Anh đã góp phần tăng độ che phủ vùng rừng núi của huyện chúng tôi lên 90%”.
Giang đưa vợ con vào rừng lập lán ươm cây, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Đó là tháng 12.1993. Hành trang làm lại cuộc đời của Giang khi ấy chỉ có 200.000 đồng, 2kg gạo, 4 cái bát, 1 cái nồi và 1 cái kiềng sắt ba chân xin được. Hơn 3 năm cần cù, đồi rừng của vợ chồng Giang bắt đầu lên xanh. Nhiều người tìm đến đặt mua cây giống của Giang để phát triển rừng. Lúc đó cứ 1.000 cây giống, Giang có trong tay 200.000 đồng. Xin được của xã mảnh đất hoang hóa nào, anh lại ươm cây vào đó.
Từ năm 1993 đến nay, vợ chồng Giang đã trồng mới trên 150ha cây nguyên liệu bạch đàn và keo lai, phủ xanh toàn bộ "bãi chiến trường" do khai thác đá đỏ. Anh còn đầu tư trồng, khoanh nuôi, bảo vệ hơn 100ha rừng ở huyện Quế Phong. Ngoài "trả nợ rừng", Giang còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động có thu nhập ổn định ngay ở vùng núi này và đầu tư vốn không tính lãi cho nhiều hộ ở xã Châu Bình trồng rừng.
Giờ đây mọi người gọi Phan Bá Giang là vua trồng rừng, là "rồng xanh trên đồi Tỷ". Những cánh rừng trước đây bị chặt phá và cuộc đời Giang đã thực sự hồi sinh...
Trùm lâm tặc, đại ca đá đỏ
Cuộc sống khó khăn, năm 20 tuổi, Giang cùng gia đình lên lập nghiệp ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu. Hàng ngày, Giang vào rừng kiếm củi, hái măng bán kiếm tiền phụ giúp gia đình, thấy những người chặt trộm gỗ về bán được nhiều tiền, Giang rủ vài người thân vào rừng làm "lâm tặc". Trúng mấy chuyến gỗ quý, có chút vốn, Giang thuê người vào rừng chặt gỗ. Một thời gian dài, Giang nắm trong tay một đội quân chuyên khai thác, vận chuyển gỗ lậu ở Nghệ An.
Một góc rừng của Phan Bá Giang |
Tuy nhiên, năm 1991, Giang bỏ làm lâm tặc sang làm đại ca đá đỏ. "Mấy đứa trong xóm đem đến cho tôi 2 viên đá màu hồng bảo bán. Chúng nó kêu đói, tôi thương tình mua với giá 50.000 đồng. Tôi cho viên đá đó vào lọ thuỷ tinh đặt trong tủ ly, ai ngờ có người vào chơi trả giá 10 triệu đồng. Nghĩ đây là viên đá quý, tôi tìm 2 người Thái Lan đang tìm mua đá đỏ. Không ngờ viên đá đó đem về cho tôi hơn 1 tỷ đồng. Ngon ăn quá, tôi "bật" sang đào đá đỏ" - Giang nhớ lại.
Ngày đó, những ai đã lên Quỳ Châu đào đá đỏ đều biết Giang râu - đại ca khét tiếng cát cứ hơn chục hầm ở đồi Tỷ. Liều lĩnh, lại có chút vốn, Giang vừa thuê người đào đá đỏ, vừa thu mua của các lò khác đưa ra Hà Nội bán. Phất lên như diều gặp gió, Giang mở một cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý lớn nhất miền Tây xứ Nghệ. Có tiền, Giang ăn chơi trác táng và sa vào cơn mê cờ bạc.
Gần 1 năm trời ăn nằm trên chiếu bạc, tài sản khổng lồ của Giang lần lượt đội nón ra đi, tiệm vàng cũng "sập". Khuynh gia bại sản, Giang chán đời sa vào rượu chè. Nghĩ mình ra nông nỗi này do bọn giở trò bạc bịp, Giang đến sòng bạc đập phá tanh bành, đấm gãy mấy chiếc răng của tay trùm sòng bạc. Sợ bị trả thù, đêm đó Giang trốn về quê cũ ở Đô Lương.
Trả nợ rừng
Giang tâm sự: "Những ngày sống chui nhủi ở Đô Lương, tôi suy nghĩ rất nhiều về những gì đã qua và ngộ ra rằng: Cái gì không phải do mồ hôi nước mắt, do sức lao động của mình đổ ra thì không thể bền được”. Giang trở về Châu Bình. Lúc này cơn sốt đá đỏ đã tắt, chỉ còn lại những đồi núi bị đào bới nham nhở, đất đá ngổn ngang như một bãi chiến trường. Lúc buồn tình đi dạo trên đồi Tỷ, Giang chợt loé lên ý tưởng sẽ trồng rừng ở đây.
Giang viết đơn xin chính quyền xã cho phép khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Ông Chủ tịch xã cầm giấy ký cái roẹt rồi vỗ vai Giang: "Khá lắm, cố lên chàng trai, chúng tôi sẽ ủng hộ cậu".
“Có bao nhiêu tiền, tài sản, Giang đều đổ vào trồng rừng hết. Anh đã góp phần tăng độ che phủ vùng rừng núi của huyện chúng tôi lên 90%”.
Giang đưa vợ con vào rừng lập lán ươm cây, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Đó là tháng 12.1993. Hành trang làm lại cuộc đời của Giang khi ấy chỉ có 200.000 đồng, 2kg gạo, 4 cái bát, 1 cái nồi và 1 cái kiềng sắt ba chân xin được. Hơn 3 năm cần cù, đồi rừng của vợ chồng Giang bắt đầu lên xanh. Nhiều người tìm đến đặt mua cây giống của Giang để phát triển rừng. Lúc đó cứ 1.000 cây giống, Giang có trong tay 200.000 đồng. Xin được của xã mảnh đất hoang hóa nào, anh lại ươm cây vào đó.
Từ năm 1993 đến nay, vợ chồng Giang đã trồng mới trên 150ha cây nguyên liệu bạch đàn và keo lai, phủ xanh toàn bộ "bãi chiến trường" do khai thác đá đỏ. Anh còn đầu tư trồng, khoanh nuôi, bảo vệ hơn 100ha rừng ở huyện Quế Phong. Ngoài "trả nợ rừng", Giang còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động có thu nhập ổn định ngay ở vùng núi này và đầu tư vốn không tính lãi cho nhiều hộ ở xã Châu Bình trồng rừng.
Giờ đây mọi người gọi Phan Bá Giang là vua trồng rừng, là "rồng xanh trên đồi Tỷ". Những cánh rừng trước đây bị chặt phá và cuộc đời Giang đã thực sự hồi sinh...
Theo Danviet
Bình luận