Trời lạnh khiến nhiều người không giữ gìn dễ bị bỏng lạnh và kết quả là hoại tử mất chân tay, nguy hiểm tính mạng.
Bỏng lạnh có tên gọi khác là Frostbite, là chỗ da và các mô bị tổn thương do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai...
Các yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh thường là do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp mà lại không đủ quần áo giữ ấm hoặc quần áo ướt, gió lạnh...
Bỏng lạnh gây nguy hiểm chẳng kém các loại bỏng khác, gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào và vết thương bị hoại tử. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài, thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Cấp độ 1: Tổn thương trên bề mặt da. Phần da tiếp xúc lạnh có biểu hiện ngứa, đau. Đầu ngón tay, ngón chân có thể chuyển sang màu đỏ hoặc vàng. Khi sờ hoặc ấn mạnh ít có cảm giác.
Cấp độ 2: Bỏng lạnh sẽ làm cho da cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Giai đoạn này có thể xuất hiện các bọng nước, da trở thành màu đen và cứng, tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
Cấp độ 3, 4: Tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử, nhiều người phải tháo khớp dẫn tới cụt các chi.
Chân loét vì bỏng lạnh
Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 63 tuổi, người dân tộc Thái, địa chỉ Nghi Xuân, Thanh Hóa làm nông nghiệp.
Theo lời bệnh nhân ban đầu hai mu bàn chân hai bên xuất hiện những dát đỏ, hình mạng lười mu bàn chân hai bên, kèm theo tê bì nhẹ, 3 ngày sau chuyển sang tím đen, sưng nề và đau nhức, không sốt.
Bệnh nhân đã đi khám tại viện tim mạch vì nghi ngờ tắc mạch chi dưới nhưng bệnh viện tim mạch chuyển sang khoa da liễu Bệnh viện Bạch Mai.
Sau đó, bệnh nhân lại chuyển sang Bệnh viện Da liễu Quốc gia. Sau khi khám bác sĩ chẩn đoán ban đầu là viêm cơ cấp tính hoại tử hai chi dưới.
Tiền sử của bệnh nhân là cao huyết áp, uống rượu, nhai trầu. Cách đây 1 năm cũng vào khoảng thời gian này, bệnh nhân từng bị nổi dát đỏ và tê bì nhưng sau đó bệnh tự khỏi.
Khi vào bệnh viện khám, các bác sĩ đã phát hiện vết loét hoại tử dưới hạn rõ tiết dịch hôi ở mu hai bàn chân hai bên. Da lòng bàn chân đen, các đầu ngón chi thâm tìm, hoại tử khô và có dát đỏ rải rác ở cẳng chân, đùi, cẳng tay, mu tay.
Bác sĩ cho biết thời điểm bệnh nhân bị bệnh là cuối tháng 12, lúc đó thời tiết rất lạnh. Bệnh nhân lại ở miền núi, làm nông và hay để chân trần, cùng thời điểm này năm ngoái. Bệnh nhân cũng đã bị một lần tuy ở mức độ nhẹ hơn.
Bác sĩ thấy có hoại tử khô đầu chi, tiêu hủy xương trông khi đó phía trên lại phù nề. Cuối cùng trong buổi giao ban Bệnh viện, sau một hồi thảo luận các bác sĩ đã thống nhất chẩn đoán của bệnh nhân này là bệnh nhân bị bỏng lạnh do thời tiết.
Đây là một hiện tượng hay gặp ở người có tuổi và mùa lạnh như bị thâm tím tay chân.. nhưng rất ít khi gặp ở mức độ hoại tử như thế này.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã điều trị cho cháu bé 5 tuổi bị hoại tử hai chân do cháu bé mải chơi đi chân trần khi thời tiết lạnh giá.
BS Lưu Đức Thọ, khoa Ngoại - chấn thương - bỏng, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa Cháu nhập viện trong tình trạng hai bàn chân tím thẫm, sưng nề kèm theo biểu hiện sốt, đau nhức.
Gia đình cho biết do nhà nghèo, không có điều kiện mua giầy tất cho cháu đi mùa đông nên vào đợt rét đậm kéo dài hồi đầu năm, cháu thường để chân trần đi chơi và đến trường như bao đứa trẻ vùng cao khác.
Tối về, thấy bàn chân con quá lạnh, theo thói quen, người thân liền cho cháu Cói ngâm hai bàn chân vào chậu nước ấm (khoảng 40 độ C) ngay. Liền sau đó, hai bàn chân cháu có hiện tượng tím dần, xuất hiện phỏng nước và đau tăng dần.
Theo bác sĩ, bỏng lạnh cũng rất nguy hiểm như những dạng bỏng khác, gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào và vết thương bị hoại tử. Việc đầu tiên khi gặp người bị bỏng lạnh chúng ta phải sơ cấp cứu đầu tiên phải đưa bệnh nhân tới nơi ấm áp, điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh.
Tiếp đến, để bệnh nhân bất động hoặc băng kín nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô. Ngâm các tổn thương trong nước ấm 40- 42 độ C. Cần lưu ý, không được cho bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.
Ngoài ra những người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thì thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Cách đề phòng bỏng lạnh
Để phòng tránh bỏng lạnh chúng ta cần phải mang bảo hộ lao động luôn cần thiết trong mọi ngành nghề. Do đó, nếu trang bị bảo hộ lao động đầy đủ thì sẽ giảm tổn thương. Đối với công nhân làm việc trong môi trường lạnh thì bảo hộ lao động góp phần giảm thiểu tổn thương tế bào. Đặc biệt chú ý những phần cơ thể phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp như bàn tay, bàn chân…
Không làm việc quá lâu dưới nhiệt độ thấp khi có biểu hiện nhiễm lạnh, phải ngừng làm việc ngay để chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương.
Bỏng lạnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, đôi lúc nó được coi như một tai nạn, chấn thương do lạnh. Vì vậy, mọi người đặc biệt là các bậc cha, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương trước tác động của môi trường và hậu quả để lại thường rất nặng nề.
Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh nhiệt độ thấp cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động trong môi trường lạnh.
Cách chữa trị khi bị bỏng lạnh:
Ngay khi cảm thấy có triệu chứng lạnh ngắt, đau buốt trên cơ thể (thường là các khớp tay chân, tai, mũi) bạn nên làm mọi cách để khiến chúng ấm lên. Cho tay vào trong nách hoặc trong quần áo ấm để tăng thêm nhiệt.
Nếu quần áo của bạn bị ướt, hãy ngay lập tức cởi chúng ra vì nếu bạn tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên. Những người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Người bị bỏng lạnh cần được đến nơi ấm áp, điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh.
Ngâm tổn thương trong nước ấm 40 - 42oC. Cần lưu ý, bạn không được cho phần nhiễm lạnh tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn.
Bạn cần chú ý đến các khu vực tê buốt, nhẹ nhàng băng kín vùng bị đau bằng bông gạc vô trùng, nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô.
Nên dùng các miếng đệm để ngăn cách các ngón tay, ngón chân để chúng không co sát vào nhau gây thêm đau đớn. Khi bạn làm ấm phần bị bỏng lạnh, bạn sẽ cảm thấy ngứa ran và có cảm giác như nghìn ngọn lửa đang cháy trong người vậy. Các khu vực tê buốt sẽ chuyển sang hồng hoặc đỏ, bạn dần dần lấy lại được cảm giác. Còn nếu phần nhiễm lạnh tiếp tục bị sưng lên kéo dài, bạn nên đến ngay bác sĩ.
Khi bạn cảm thấy quá đau nhức, có thể hỏi các bác sĩ dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen, ibuprofen, Naproxen, nhưng tuyệt đối không được dùng Aspirin. Nhớ là dùng theo chỉ định của bác sĩ nhé. Bạn nên lưu ý không làm việc quá lâu dưới nhiệt độ thấp khi có biểu hiện nhiễm lạnh, phải ngừng làm việc ngay để chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương.
Miền Bắc đang ở trong những ngày cực kỳ giá buốt, để tránh bị bỏng lạnh, mọi người nhớ phải mặc quần áo ấm đầy đủ, đặc biệt giữ ấm phần mặt, tai, tay chân, không ở ngoài trời lạnh quá lâu nếu mặc đồ phong phanh. Khi gặp trời mưa phải thay ngay quần áo ướt tránh nhiễm lạnh cơ thể. Nếu bị sưng tấy, đau buốt lâu, ủ ấm không khỏi phải lập tức đến bác sĩ để tránh bệnh nặng thêm.
Nhân Hòa (tổng hợp)
Bỏng lạnh có tên gọi khác là Frostbite, là chỗ da và các mô bị tổn thương do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai...
Các yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh thường là do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp mà lại không đủ quần áo giữ ấm hoặc quần áo ướt, gió lạnh...
Bỏng lạnh gây nguy hiểm chẳng kém các loại bỏng khác, gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào và vết thương bị hoại tử. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài, thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Cấp độ 1: Tổn thương trên bề mặt da. Phần da tiếp xúc lạnh có biểu hiện ngứa, đau. Đầu ngón tay, ngón chân có thể chuyển sang màu đỏ hoặc vàng. Khi sờ hoặc ấn mạnh ít có cảm giác.
Cấp độ 2: Bỏng lạnh sẽ làm cho da cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Giai đoạn này có thể xuất hiện các bọng nước, da trở thành màu đen và cứng, tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
Cấp độ 3, 4: Tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử, nhiều người phải tháo khớp dẫn tới cụt các chi.
Chân loét vì bỏng lạnh
Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 63 tuổi, người dân tộc Thái, địa chỉ Nghi Xuân, Thanh Hóa làm nông nghiệp.
Theo lời bệnh nhân ban đầu hai mu bàn chân hai bên xuất hiện những dát đỏ, hình mạng lười mu bàn chân hai bên, kèm theo tê bì nhẹ, 3 ngày sau chuyển sang tím đen, sưng nề và đau nhức, không sốt.
Bệnh nhân đã đi khám tại viện tim mạch vì nghi ngờ tắc mạch chi dưới nhưng bệnh viện tim mạch chuyển sang khoa da liễu Bệnh viện Bạch Mai.
Sau đó, bệnh nhân lại chuyển sang Bệnh viện Da liễu Quốc gia. Sau khi khám bác sĩ chẩn đoán ban đầu là viêm cơ cấp tính hoại tử hai chi dưới.
Tiền sử của bệnh nhân là cao huyết áp, uống rượu, nhai trầu. Cách đây 1 năm cũng vào khoảng thời gian này, bệnh nhân từng bị nổi dát đỏ và tê bì nhưng sau đó bệnh tự khỏi.
Khi vào bệnh viện khám, các bác sĩ đã phát hiện vết loét hoại tử dưới hạn rõ tiết dịch hôi ở mu hai bàn chân hai bên. Da lòng bàn chân đen, các đầu ngón chi thâm tìm, hoại tử khô và có dát đỏ rải rác ở cẳng chân, đùi, cẳng tay, mu tay.
Bác sĩ cho biết thời điểm bệnh nhân bị bệnh là cuối tháng 12, lúc đó thời tiết rất lạnh. Bệnh nhân lại ở miền núi, làm nông và hay để chân trần, cùng thời điểm này năm ngoái. Bệnh nhân cũng đã bị một lần tuy ở mức độ nhẹ hơn.
Bác sĩ thấy có hoại tử khô đầu chi, tiêu hủy xương trông khi đó phía trên lại phù nề. Cuối cùng trong buổi giao ban Bệnh viện, sau một hồi thảo luận các bác sĩ đã thống nhất chẩn đoán của bệnh nhân này là bệnh nhân bị bỏng lạnh do thời tiết.
Đây là một hiện tượng hay gặp ở người có tuổi và mùa lạnh như bị thâm tím tay chân.. nhưng rất ít khi gặp ở mức độ hoại tử như thế này.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã điều trị cho cháu bé 5 tuổi bị hoại tử hai chân do cháu bé mải chơi đi chân trần khi thời tiết lạnh giá.
BS Lưu Đức Thọ, khoa Ngoại - chấn thương - bỏng, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa Cháu nhập viện trong tình trạng hai bàn chân tím thẫm, sưng nề kèm theo biểu hiện sốt, đau nhức.
Gia đình cho biết do nhà nghèo, không có điều kiện mua giầy tất cho cháu đi mùa đông nên vào đợt rét đậm kéo dài hồi đầu năm, cháu thường để chân trần đi chơi và đến trường như bao đứa trẻ vùng cao khác.
Tối về, thấy bàn chân con quá lạnh, theo thói quen, người thân liền cho cháu Cói ngâm hai bàn chân vào chậu nước ấm (khoảng 40 độ C) ngay. Liền sau đó, hai bàn chân cháu có hiện tượng tím dần, xuất hiện phỏng nước và đau tăng dần.
Theo bác sĩ, bỏng lạnh cũng rất nguy hiểm như những dạng bỏng khác, gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào và vết thương bị hoại tử. Việc đầu tiên khi gặp người bị bỏng lạnh chúng ta phải sơ cấp cứu đầu tiên phải đưa bệnh nhân tới nơi ấm áp, điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh.
Tiếp đến, để bệnh nhân bất động hoặc băng kín nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô. Ngâm các tổn thương trong nước ấm 40- 42 độ C. Cần lưu ý, không được cho bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.
Ngoài ra những người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thì thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Cách đề phòng bỏng lạnh
Để phòng tránh bỏng lạnh chúng ta cần phải mang bảo hộ lao động luôn cần thiết trong mọi ngành nghề. Do đó, nếu trang bị bảo hộ lao động đầy đủ thì sẽ giảm tổn thương. Đối với công nhân làm việc trong môi trường lạnh thì bảo hộ lao động góp phần giảm thiểu tổn thương tế bào. Đặc biệt chú ý những phần cơ thể phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp như bàn tay, bàn chân…
Không làm việc quá lâu dưới nhiệt độ thấp khi có biểu hiện nhiễm lạnh, phải ngừng làm việc ngay để chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương.
Bỏng lạnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, đôi lúc nó được coi như một tai nạn, chấn thương do lạnh. Vì vậy, mọi người đặc biệt là các bậc cha, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương trước tác động của môi trường và hậu quả để lại thường rất nặng nề.
Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh nhiệt độ thấp cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động trong môi trường lạnh.
Cách chữa trị khi bị bỏng lạnh:
Ngay khi cảm thấy có triệu chứng lạnh ngắt, đau buốt trên cơ thể (thường là các khớp tay chân, tai, mũi) bạn nên làm mọi cách để khiến chúng ấm lên. Cho tay vào trong nách hoặc trong quần áo ấm để tăng thêm nhiệt.
Nếu quần áo của bạn bị ướt, hãy ngay lập tức cởi chúng ra vì nếu bạn tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên. Những người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
Người bị bỏng lạnh cần được đến nơi ấm áp, điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh.
Ngâm tổn thương trong nước ấm 40 - 42oC. Cần lưu ý, bạn không được cho phần nhiễm lạnh tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn.
Bạn cần chú ý đến các khu vực tê buốt, nhẹ nhàng băng kín vùng bị đau bằng bông gạc vô trùng, nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô.
Nên dùng các miếng đệm để ngăn cách các ngón tay, ngón chân để chúng không co sát vào nhau gây thêm đau đớn. Khi bạn làm ấm phần bị bỏng lạnh, bạn sẽ cảm thấy ngứa ran và có cảm giác như nghìn ngọn lửa đang cháy trong người vậy. Các khu vực tê buốt sẽ chuyển sang hồng hoặc đỏ, bạn dần dần lấy lại được cảm giác. Còn nếu phần nhiễm lạnh tiếp tục bị sưng lên kéo dài, bạn nên đến ngay bác sĩ.
Khi bạn cảm thấy quá đau nhức, có thể hỏi các bác sĩ dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen, ibuprofen, Naproxen, nhưng tuyệt đối không được dùng Aspirin. Nhớ là dùng theo chỉ định của bác sĩ nhé. Bạn nên lưu ý không làm việc quá lâu dưới nhiệt độ thấp khi có biểu hiện nhiễm lạnh, phải ngừng làm việc ngay để chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương.
Miền Bắc đang ở trong những ngày cực kỳ giá buốt, để tránh bị bỏng lạnh, mọi người nhớ phải mặc quần áo ấm đầy đủ, đặc biệt giữ ấm phần mặt, tai, tay chân, không ở ngoài trời lạnh quá lâu nếu mặc đồ phong phanh. Khi gặp trời mưa phải thay ngay quần áo ướt tránh nhiễm lạnh cơ thể. Nếu bị sưng tấy, đau buốt lâu, ủ ấm không khỏi phải lập tức đến bác sĩ để tránh bệnh nặng thêm.
Nhân Hòa (tổng hợp)
Bình luận