Nhớ lại những buổi đầu tiên lên lớp, dù đã được nhiều anh chị đồng nghiệp cảnh báo trước học sinh trường này rất cá biệt nhưng tôi vẫn không ngờ thực tế lại như vậy.
Lần đầu tiên đi dạy, tôi lên trường rất sớm. Trống tiết nên tôi ngồi ở văn phòng nghĩ ngợi vẩn vơ. Bỗng thấy một bạn dạy cùng khóc lóc đi lên văn phòng. Hỏi, bạn tâm sự vì học sinh hư quá. Cô giáo mới nên bị trò “bắt nạt”.
Cô giáo vào lớp, học trò không vào. Cô vào lớp trò cũng chạy loanh quanh. Bạn ấy không làm sao để các em trật tự. Quát mắng không được mới bức xúc, tủi thân mà khóc. Lúc này đành phải nhờ tới giáo viên chủ nhiệm can thiệp lớp mới yên.
Nhìn cảnh ấy lòng tôi ít nhiều cũng sợ. Nhưng lòng luôn bảo dạ, học trò mới THCS, mình không bao giờ phải khóc như vậy. Thế mà... hầu như hôm nào dạy lớp cá biệt xong, bước ra khỏi lớp tôi đều phải khóc. Khóc vì bất lực, khóc vì thiếu kinh nghiệm “trị” học sinh hư.
Lần đầu tiên đi dạy, tôi lên trường rất sớm. Trống tiết nên tôi ngồi ở văn phòng nghĩ ngợi vẩn vơ. Bỗng thấy một bạn dạy cùng khóc lóc đi lên văn phòng. Hỏi, bạn tâm sự vì học sinh hư quá. Cô giáo mới nên bị trò “bắt nạt”.
Cô giáo vào lớp, học trò không vào. Cô vào lớp trò cũng chạy loanh quanh. Bạn ấy không làm sao để các em trật tự. Quát mắng không được mới bức xúc, tủi thân mà khóc. Lúc này đành phải nhờ tới giáo viên chủ nhiệm can thiệp lớp mới yên.
Nhìn cảnh ấy lòng tôi ít nhiều cũng sợ. Nhưng lòng luôn bảo dạ, học trò mới THCS, mình không bao giờ phải khóc như vậy. Thế mà... hầu như hôm nào dạy lớp cá biệt xong, bước ra khỏi lớp tôi đều phải khóc. Khóc vì bất lực, khóc vì thiếu kinh nghiệm “trị” học sinh hư.
Ảnh minh họa. Nguồn: HHTOnline |
Bước vào lớp đó với tôi như đặt chân vào cửa địa ngục. Nếu hôm nào có tiết là tối về tôi lại mất ngủ. Vào lớp con gái thì vênh váo, con trai thì ngổ ngáo. Cô giáo giảng bài học sinh ở dưới chỉ lo nói chuyện. Mà chúng cứ hét thật to. Giáo viên trên bục nhắc nhở được một lúc rồi đâu lại vào đó.
Khá nhiều học trò ở đây nói năng vô văn hóa. Nhiều lần đứng trên bục giảng tôi đành phải cho qua những câu nói ấy. Cô dạy trên bảng nhưng học sinh ở dưới chỉ nhận xét, bình phẩm cô giáo linh tinh. Nào thì “cô giáo nhìn nóng thế”, “trán cô A dài hơn trán cô B”,....
Xuống nhắc nhở, chúng chỉ cười hênh hếch. Mắng một em để làm gương cho cả lớp thì mấy chục cái miệng ùa theo nói láo cô giáo. Là giáo viên trẻ, biết mình còn thiếu kinh nghiệm và phải cố gắng nhiều nhưng lần nào ra khỏi lớp tôi đều cảm thấy bị xúc phạm, tủi hổ. Tìm đến ban giám hiệu là cách làm cuối cùng mà tôi nghĩ ra.
Ngày xưa câu “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” đọc lên khiến tôi vui vui nhưng giờ là giáo viên chỉ thấy sợ trước những trò nghịch của trò. Nhiều lần vì không muốn vào lớp, học sinh đổ mắm tôm ra lớp, mùi nồng nặc. Chỉ chờ có vậy chúng chạy hết ra ngoài. Số ít lắm có lẽ thương cô nên đi xách nước, mua nước tẩy vể để kỳ cọ.
“Thưa thầy cho em về trước để đi khám răng” – Một nữ sinh lớp cá biệt xin phép về ở tiết 5. Ở trường có quy định không cho học sinh ra ngoài trong giờ trừ lí do đặc biệt. Thầy hỏi đi khám với ai. Trò thưa mẹ em đợi ngoài cổng.
Thầy lấy điện thoại ra và đề nghị trò đọc số mẹ để hỏi. Trò liền bốp chát: “Đ. cho ra thì thôi. Lắm chuyện!” Chuyện này đồng nghiệp cùng trường kể với tôi. Tôi biết anh ấy đã nói giảm nói tránh đi nhiều, bỏ đi nhiều chỗ rồi. Thú thực “đ.” đã là lịch sự với học trò ở trường này.
Chúng tôi vẫn đùa nhau rằng “trò không chửi vào mặt mình ngoài đường là may rồi”.
Học sinh đã thế nhưng nhiều phụ huynh cũng thật “trẻ con”. Nếu có việc gì cần đến gặp các em, đang giờ dạy họ cứ ở ngoài nói vọng vào. Họ còn “dạy bảo” ngay trên trường lớp.
Trong giờ dạy của tôi, phụ huynh cứ đứng ở chỗ con mình ngồi rồi mắng xơi xơi. Nhắc chị ra ngoài chị không ra. Có phụ huynh, tệ hơn còn đánh con trước mặt giáo viên.
Phụ huynh ở đây phần nhiều là tiểu thương, công việc buôn bán bận quanh năm. Giáo viên như chúng tôi có khi mời đến vài lần họ chỉ ậm ừ hoặc nghe loáng thoáng chuyện rồi về trách phạt con.
Một số giáo viên vì ở cùng địa phương các em học nên trò ít nhiều “còn e sợ thầy”. Nhưng đa phần các em đều rất hư. Có lần chúng rủ nhau mua sơn viết tên, chửi thầy hiệu trưởng ở giữa sân trường.
Đuổi các em? Hay phạt thật nặng? Như vậy các em có thay đổi? Cuộc đời có tươi sáng hơn? Trường chúng tôi gần như không làm thế. Thầy hiệu trưởng nhìn tôi trìu mến: “Cố lên em! Trò không phải hư mà do mình chưa dạy đúng cách thôi”.
Nhưng muốn thay đổi mà phụ huynh như vậy liệu giáo viên chúng tôi làm được gì? Tôi cố để bình tâm, không phạm vào những điều giáo viên không được làm mỗi lần đứng lớp. Tôi gắng bấu víu ở nơi này một phần vì ra trường suốt mấy năm nhưng tỉnh không có chính sách tuyển dụng sinh viên Trường đại học Hùng Vương. Từ đây đi về nhà chỉ hơn 4km. Tháng tháng vẫn phải ngửa tay xin tiền nhà để đi đám cưới, đi lễ....
... Mới đó đã là năm thứ 2 tôi gắn bó với trường, lớp ở đây. Lũ trẻ thì vẫn nghịch. Và tôi cứ phải mò mẫm, bước đi mong sao những năm cuối cùng có thể phần nào thay đổi chúng. Nước mắt tôi đã bớt rơi nhưng lòng vẫn ngổn ngang, đôi khi bất lực trước học trò của mình.
Nguyễn Thị Minh(Giáo viên THCS tỉnh Vĩnh Phúc)
Khá nhiều học trò ở đây nói năng vô văn hóa. Nhiều lần đứng trên bục giảng tôi đành phải cho qua những câu nói ấy. Cô dạy trên bảng nhưng học sinh ở dưới chỉ nhận xét, bình phẩm cô giáo linh tinh. Nào thì “cô giáo nhìn nóng thế”, “trán cô A dài hơn trán cô B”,....
Xuống nhắc nhở, chúng chỉ cười hênh hếch. Mắng một em để làm gương cho cả lớp thì mấy chục cái miệng ùa theo nói láo cô giáo. Là giáo viên trẻ, biết mình còn thiếu kinh nghiệm và phải cố gắng nhiều nhưng lần nào ra khỏi lớp tôi đều cảm thấy bị xúc phạm, tủi hổ. Tìm đến ban giám hiệu là cách làm cuối cùng mà tôi nghĩ ra.
Ngày xưa câu “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” đọc lên khiến tôi vui vui nhưng giờ là giáo viên chỉ thấy sợ trước những trò nghịch của trò. Nhiều lần vì không muốn vào lớp, học sinh đổ mắm tôm ra lớp, mùi nồng nặc. Chỉ chờ có vậy chúng chạy hết ra ngoài. Số ít lắm có lẽ thương cô nên đi xách nước, mua nước tẩy vể để kỳ cọ.
|
Thầy lấy điện thoại ra và đề nghị trò đọc số mẹ để hỏi. Trò liền bốp chát: “Đ. cho ra thì thôi. Lắm chuyện!” Chuyện này đồng nghiệp cùng trường kể với tôi. Tôi biết anh ấy đã nói giảm nói tránh đi nhiều, bỏ đi nhiều chỗ rồi. Thú thực “đ.” đã là lịch sự với học trò ở trường này.
Chúng tôi vẫn đùa nhau rằng “trò không chửi vào mặt mình ngoài đường là may rồi”.
Học sinh đã thế nhưng nhiều phụ huynh cũng thật “trẻ con”. Nếu có việc gì cần đến gặp các em, đang giờ dạy họ cứ ở ngoài nói vọng vào. Họ còn “dạy bảo” ngay trên trường lớp.
Trong giờ dạy của tôi, phụ huynh cứ đứng ở chỗ con mình ngồi rồi mắng xơi xơi. Nhắc chị ra ngoài chị không ra. Có phụ huynh, tệ hơn còn đánh con trước mặt giáo viên.
Phụ huynh ở đây phần nhiều là tiểu thương, công việc buôn bán bận quanh năm. Giáo viên như chúng tôi có khi mời đến vài lần họ chỉ ậm ừ hoặc nghe loáng thoáng chuyện rồi về trách phạt con.
Một số giáo viên vì ở cùng địa phương các em học nên trò ít nhiều “còn e sợ thầy”. Nhưng đa phần các em đều rất hư. Có lần chúng rủ nhau mua sơn viết tên, chửi thầy hiệu trưởng ở giữa sân trường.
Đuổi các em? Hay phạt thật nặng? Như vậy các em có thay đổi? Cuộc đời có tươi sáng hơn? Trường chúng tôi gần như không làm thế. Thầy hiệu trưởng nhìn tôi trìu mến: “Cố lên em! Trò không phải hư mà do mình chưa dạy đúng cách thôi”.
Nhưng muốn thay đổi mà phụ huynh như vậy liệu giáo viên chúng tôi làm được gì? Tôi cố để bình tâm, không phạm vào những điều giáo viên không được làm mỗi lần đứng lớp. Tôi gắng bấu víu ở nơi này một phần vì ra trường suốt mấy năm nhưng tỉnh không có chính sách tuyển dụng sinh viên Trường đại học Hùng Vương. Từ đây đi về nhà chỉ hơn 4km. Tháng tháng vẫn phải ngửa tay xin tiền nhà để đi đám cưới, đi lễ....
... Mới đó đã là năm thứ 2 tôi gắn bó với trường, lớp ở đây. Lũ trẻ thì vẫn nghịch. Và tôi cứ phải mò mẫm, bước đi mong sao những năm cuối cùng có thể phần nào thay đổi chúng. Nước mắt tôi đã bớt rơi nhưng lòng vẫn ngổn ngang, đôi khi bất lực trước học trò của mình.
Nguyễn Thị Minh(Giáo viên THCS tỉnh Vĩnh Phúc)
Theo Vietnamnet
Bình luận