19/7/2020 được ghi nhận là ngày ngắn nhất kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu thu thập dữ liệu về tốc độc quay của Trái đất từ những năm 1960.
Theo đó, ngày 19/7 ngắn hơn 1,4602 mili giây so với 24 gờ thông thường.
Tuy nhiên, Hệ thống Tham chiếu và Vòng quay Trái đất Quốc tế (IERS) thông báo vào tháng 7/2020 rằng không có "giây nhuận" nào được thêm vào giờ hiện hành chính thức của thế giới vào tháng 12/2020.
"Giây nhuận" đề cập tới việc điều chỉnh thời gian, tương tự như năm nhuận. IERS đã phải thêm 27 "giây nhuận" vào đồng hồ nguyên tử từ những năm 1970. Giây nhuận cuối cùng được thêm vào ngày 31/12/2016. Khi đó, đồng hồ trên khắp thể giới phải tạm ngừng một giây để vòng quay Trái đất đuổi kịp.
Do giây nhuận thường được thêm vào ngày cuối cùng của tháng 6 hoặc tháng 12, các nhà khoa học dự đoán có thể một giây nhuận nữa sẽ được cộng thêm vào ngày 20/6/2021. Khi đó, đồng hồ phải tạm ngừng một giây để vòng quay của Trái đất có thể bắt kịp.
Một nghiên cứu từ năm 2015 chỉ ra rằng sự thay đổi vòng quay của Trái đất có thể là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo đó, sự tan chảy của các sông băng là nguyên nhân một phần khiến hành tinh của chúng ta quay nhanh hơn trên trục của nó.
Với việc Trái đất tăng tốc, chúng ta có thể sẽ phải sử dụng tới "giây nhuận âm", tức là trừ đi một giây thay vì cộng thêm như từ trước đến nay. Các nhà khoa học đang tranh luận có nên xóa một giây như vậy hay không để giữ cho thời gian trôi qua đồng bộ với vòng quay của Trái đất.
Mặc dù sự khác biệt về thời gian chỉ được nhận thấy ở cấp độ nguyên tử, các chuyên gia cho rằng tác động có thể rất đáng kể. Bởi đồng bộ thời gian sẽ giữ cho vệ tinh và các thiết bị liên lạc khác hoạt động đồng bộ.
Bình luận