(VTC News) - Tất bật ngược xuôi kiếm từng đồng nuôi con ăn học, những người phụ nữ ở bãi nổi sông Hồng chưa bao giờ biết đến ngày Quốc tế Phụ nữ.
Tìm về xóm nổi giữa sông Hồng (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) trong ngày cả thế giới tôn vinh những người phụ nữ, chúng tôi không mấy bất ngờ khi bắt gặp những người phụ nữ vẫn tất bật gánh gồng, đi về ngược xuôi, chẳng màng đến ngoài kia có bao chị em xúng xính váy áo, nhận hoa, nhận quà sôi nổi.
Từ nhiều năm nay, những gia đình sống ở bãi nổi giữa sông Hồng từ khắp các miền quê dạt về Hà Nội kiếm sống. Trong đó có rất nhiều phụ nữ trở thành trụ cột kinh tế của gia đình chỉ bằng đôi quang gánh, chiếc xe đạp thồ, những thúng mủng mẹt nia...
Với họ, ngày 8/3 chẳng mang ý nghĩa đặc biệt gì, có chăng cũng là một cơ hội để kiếm thêm nhiều tiền hơn một chút, vất vả hơn ngày thường.
Có dịp trò chuyện với chị Phạm Thị Lĩnh, một trong những người phụ nữ sống ở xóm nổi lâu năm nhất. Nhìn những vết nhăn, đôi mắt thâm quầng trên gương mặt hốc hác của người phụ nữ đang ở độ tuổi "trẻ đã qua mà già chưa tới" mới thấy được phần nào những vất vả chị phải trải qua suốt cuộc đời mình.
Một ngày làm việc của chị bắt đầu từ 3 giờ sáng, với công việc bốc xếp hàng hóa tại chợ Long Biên. Đến sáng sớm khi đã hết hàng, chị lại về nhà tiếp tục đi nhặt rác để kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình.
Chị Lĩnh tâm sự: “Nói thật với chú từ nhỏ tới giờ chưa biết ngày 8/3 là gì cả. Người như chúng tôi làm gì còn tâm trí nghĩ đến những ngày đó, khi mà nỗi lo cơm áo gạo tiền lúc nào cũng nằm trong đầu.
Gia đình tôi từ lâu chồng ốm đau nằm một chỗ không làm gì được, một mình tôi bỏ quê lên Hà Nội bươn trải nuôi 5 đứa con ăn học, khổ cực lắm chú ơi".
Đây cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều người phụ nữ cùng sinh sống, lao động ở khu xóm nghèo này. Đối với các chị, những bông hồng, những món quà là điều vô cùng xa xỉ.
Khi được hỏi về những món quà trong ngày 8/3, chị Thư cho biết: "Chưa bao giờ tôi nhận được quà, ngày ấy là của các chị làm cán bộ chứ chúng tôi làm gì có ngày nào".
"Tôi không cần hoa, mua hoa tốn kém lắm. Mình là người nông dân không quen cầm mấy thứ đó, với từ trước tới giờ tôi cũng có bao giờ để ý cái ngày này đâu.
Chỉ cần mấy đứa con tôi nó ngoan, học giỏi, tôi có công việc để kiếm tiền nuôi chúng nó ăn học là được rồi", hàng xóm của chị Lĩnh tâm sự.
Tìm về xóm nổi giữa sông Hồng (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) trong ngày cả thế giới tôn vinh những người phụ nữ, chúng tôi không mấy bất ngờ khi bắt gặp những người phụ nữ vẫn tất bật gánh gồng, đi về ngược xuôi, chẳng màng đến ngoài kia có bao chị em xúng xính váy áo, nhận hoa, nhận quà sôi nổi.
Từ nhiều năm nay, những gia đình sống ở bãi nổi giữa sông Hồng từ khắp các miền quê dạt về Hà Nội kiếm sống. Trong đó có rất nhiều phụ nữ trở thành trụ cột kinh tế của gia đình chỉ bằng đôi quang gánh, chiếc xe đạp thồ, những thúng mủng mẹt nia...
Với họ, ngày 8/3 chẳng mang ý nghĩa đặc biệt gì, có chăng cũng là một cơ hội để kiếm thêm nhiều tiền hơn một chút, vất vả hơn ngày thường.
Chị Lĩnh tâm sự với phóng viên về ngày 8/3 |
Một ngày làm việc của chị bắt đầu từ 3 giờ sáng, với công việc bốc xếp hàng hóa tại chợ Long Biên. Đến sáng sớm khi đã hết hàng, chị lại về nhà tiếp tục đi nhặt rác để kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình.
Giữa cơn mưa nặng hạt trong ngày 8/3 những người phụ nữ vẫn tất bật mưu sinh |
Gia đình tôi từ lâu chồng ốm đau nằm một chỗ không làm gì được, một mình tôi bỏ quê lên Hà Nội bươn trải nuôi 5 đứa con ăn học, khổ cực lắm chú ơi".
Từ sớm ngày 8/3 người phụ nữ này đã đi lượm rác kiếm thêm thu nhập |
Khi được hỏi về những món quà trong ngày 8/3, chị Thư cho biết: "Chưa bao giờ tôi nhận được quà, ngày ấy là của các chị làm cán bộ chứ chúng tôi làm gì có ngày nào".
"Tôi không cần hoa, mua hoa tốn kém lắm. Mình là người nông dân không quen cầm mấy thứ đó, với từ trước tới giờ tôi cũng có bao giờ để ý cái ngày này đâu.
Chỉ cần mấy đứa con tôi nó ngoan, học giỏi, tôi có công việc để kiếm tiền nuôi chúng nó ăn học là được rồi", hàng xóm của chị Lĩnh tâm sự.
Video: Tiến sỹ Lê Thẩm Dương trò chuyện về phụ nữ
Ngọc Thắng
Bình luận