(VTC News) – Tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus sởi có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.
Nếu bạn có nguy cơ nhiễm sởi, có thể tiêm vắc xin ngay để phòng bệnh. Vi rút sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.
Tuy nhiên, các bà mẹ cũng phải biết, nếu được tiêm đủ vắc xin phòng sởi, 95% người có khả năng không nhiễm nhưng có 5% vẫn có thể mắc sởi.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin...
Việc tiêm mũi thứ vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.
Nhận thấy cần phải tuyên truyền mạnh mẽ về việc tiêm vắc xin phòng sởi, trong bối cảnh đã có 112 ca tử vong liên quan đến sởi, chiều 18/4, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo để thông tin về phòng, chống dịch sởi.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 18/4, đã ghi nhận 3.256 trường hợp mắc sởi, trên 8.779 người bị phát ban ghi mắc sởi.
Số ca mắc sởi phần lớn là trẻ em dưới 10 tuổi, 87% ca mắc sởi không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc xin sởi.
Số ghi nhận tại các tỉnh miền Bắc, trong đó 50% số trẻ em tử vong tại Hà Nội. Chưa ghi nhận trường hợp tử vong tại miền Nam. Các chủng virus sởi chưa có sự biến đổi gen cũng như độc lực của virus sởi.
Trước tình hình dịch sởi vẫn diễn ra mạnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố phải quyết liệt việc tiêm vắc xin sởi và tiêm vét vắc xin sởi để bảm đảo đạt trên 95% số trẻ em trong đối tượng được tiêm vắc xin sởi.
Ông Long cho rằng, việc tiêm phòng rất quan trọng trong việc phòng chống sởi. Sắp tới, trên website Bộ Y tế sẽ công bố công khai tỷ lệ tiêm phòng vắc xin sởi tại các địa phương.
Tiêm sởi vào giai đoạn nào?
Theo chương trình tiêm chủng vắc xin mở rộng: Vắc xin sởi được tiêm chủng miễn phí để phòng bệnh sởi cho trẻ trong buổi tiêm chủng thường xuyên hàng tháng tại các trạm y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin sởi thường xuyên cho trẻ em Việt Nam là mũi đầu lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.
Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
Một số mẹ đưa con tiêm chủng ở bệnh viện như BV Việt Pháp, trẻ được tiêm chủng mũi 1 từ 12 tháng tuổi. Sở dĩ có sự chênh lệch lịch tiêm chủng như vậy vì, có những nước khác nhau, có thể có lịch tiêm vắc xin sởi sớm hơn, hoặc muộn hơn.
Ví dụ, ở Trung Quốc lịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ lúc 8 tháng tuổi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC), nên tiêm vắc xin sởi cho trẻ trẻ em từ 6 tháng tuổi sống trong vùng dịch lưu hành hoặc trước khi đi đến vùng có dịch.
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Tiêm phòng vắc xin sởi bắt đầu từ tháng thứ 9 là tốt nhất để bổ sung cho trẻ có miễn dịch tốt hơn sau khi miễn dịch bảo vệ của mẹ truyền cho con hết vào tháng thứ 9 sau khi ra đời. Thực tế hầu hết các nước trên thế giới áp dụng tiêm mũi vắc xin sởi đầu tiên trong khoảng 9 - 12 tháng tuổi.
Những trẻ tiêm vắc xin sởi sớm trước lịch tiêm chủng vì bất cứ lý do gì thì trẻ cần được tiêm lại mũi sởi lúc 9 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo trẻ có được miễn dịch phòng bệnh sởi.
Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi do kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
Những trường hợp không tiêm vắc xin sởi:
- Không tiêm khi có dị ứng với vắc xin
- Không nên tiêm cho phụ nữ có thai
- Không tiêm cho các trường hợp suy giảm miễn dịch
- Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc xin sởi.
» Thứ trưởng Bộ Y tế nói cách tốt nhất để tránh sởi
» Xót xa hình ảnh từ 'tâm dịch sởi'
» Dịch sởi: Bộ Y tế thành lập 5 đoàn kiểm tra
» Bộ Y tế cấp máy thở hỏng cho BV Bạch Mai chống sởi
» Hơn ba nghìn ca mắc sởi, Bộ Y tế lo nhiễm chéo bệnh
» Phó GĐ Sở Y tế HN: Tỷ lệ tử vong sởi chưa nghiêm trọng
Nam Anh
Nếu bạn có nguy cơ nhiễm sởi, có thể tiêm vắc xin ngay để phòng bệnh. Vi rút sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.
Không chỉ trẻ con, mà người lớn khi tiếp xúc với virus sởi có thể đi tiêm phòng ngay để tránh mắc bệnh và bị bội nhiễm. |
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin...
Việc tiêm mũi thứ vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.
Nhận thấy cần phải tuyên truyền mạnh mẽ về việc tiêm vắc xin phòng sởi, trong bối cảnh đã có 112 ca tử vong liên quan đến sởi, chiều 18/4, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo để thông tin về phòng, chống dịch sởi.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 18/4, đã ghi nhận 3.256 trường hợp mắc sởi, trên 8.779 người bị phát ban ghi mắc sởi.
Số ca mắc sởi phần lớn là trẻ em dưới 10 tuổi, 87% ca mắc sởi không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc xin sởi.
Số ghi nhận tại các tỉnh miền Bắc, trong đó 50% số trẻ em tử vong tại Hà Nội. Chưa ghi nhận trường hợp tử vong tại miền Nam. Các chủng virus sởi chưa có sự biến đổi gen cũng như độc lực của virus sởi.
Trước tình hình dịch sởi vẫn diễn ra mạnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố phải quyết liệt việc tiêm vắc xin sởi và tiêm vét vắc xin sởi để bảm đảo đạt trên 95% số trẻ em trong đối tượng được tiêm vắc xin sởi.
Ông Long cho rằng, việc tiêm phòng rất quan trọng trong việc phòng chống sởi. Sắp tới, trên website Bộ Y tế sẽ công bố công khai tỷ lệ tiêm phòng vắc xin sởi tại các địa phương.
Tiêm sởi vào giai đoạn nào?
Theo chương trình tiêm chủng vắc xin mở rộng: Vắc xin sởi được tiêm chủng miễn phí để phòng bệnh sởi cho trẻ trong buổi tiêm chủng thường xuyên hàng tháng tại các trạm y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin sởi thường xuyên cho trẻ em Việt Nam là mũi đầu lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.
Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
Một số mẹ đưa con tiêm chủng ở bệnh viện như BV Việt Pháp, trẻ được tiêm chủng mũi 1 từ 12 tháng tuổi. Sở dĩ có sự chênh lệch lịch tiêm chủng như vậy vì, có những nước khác nhau, có thể có lịch tiêm vắc xin sởi sớm hơn, hoặc muộn hơn.
Ví dụ, ở Trung Quốc lịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ lúc 8 tháng tuổi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC), nên tiêm vắc xin sởi cho trẻ trẻ em từ 6 tháng tuổi sống trong vùng dịch lưu hành hoặc trước khi đi đến vùng có dịch.
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Tiêm phòng vắc xin sởi bắt đầu từ tháng thứ 9 là tốt nhất để bổ sung cho trẻ có miễn dịch tốt hơn sau khi miễn dịch bảo vệ của mẹ truyền cho con hết vào tháng thứ 9 sau khi ra đời. Thực tế hầu hết các nước trên thế giới áp dụng tiêm mũi vắc xin sởi đầu tiên trong khoảng 9 - 12 tháng tuổi.
Những trẻ tiêm vắc xin sởi sớm trước lịch tiêm chủng vì bất cứ lý do gì thì trẻ cần được tiêm lại mũi sởi lúc 9 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo trẻ có được miễn dịch phòng bệnh sởi.
Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi do kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
Những trường hợp không tiêm vắc xin sởi:
- Không tiêm khi có dị ứng với vắc xin
- Không nên tiêm cho phụ nữ có thai
- Không tiêm cho các trường hợp suy giảm miễn dịch
- Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc xin sởi.
» Thứ trưởng Bộ Y tế nói cách tốt nhất để tránh sởi
» Xót xa hình ảnh từ 'tâm dịch sởi'
» Dịch sởi: Bộ Y tế thành lập 5 đoàn kiểm tra
» Bộ Y tế cấp máy thở hỏng cho BV Bạch Mai chống sởi
» Hơn ba nghìn ca mắc sởi, Bộ Y tế lo nhiễm chéo bệnh
» Phó GĐ Sở Y tế HN: Tỷ lệ tử vong sởi chưa nghiêm trọng
Nam Anh
Bình luận