(VTC News) - Dịch vụ 3G còn nhiều tiềm năng để phát triển tại cả 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng.
Theo kết quả: “Báo cáo dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014” vừa được Báo Bưu điện Việt Nam và Công ty nghiên cứu thị trường Công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam công bố chiều 23/4 tại Hà Nội: Nhà mạng còn nhiều cơ hội để phát triển dịch vụ 3G khi mà tỷ lệ người dùng di động đã sử dụng 3G ở 3 thành phố lớn chưa đến 50%; 60% người dùng 3G hài lòng với mức cước hiện tại; 87% người dùng 3G dùng dịch vụ OTT; 79% người dùng 3G chưa biết về dịch vụ 4G.
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ người dùng dịch vụ 3G tại 3 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng tăng lên 38% so với năm trước.
Hà Nội là nơi có tỷ lệ người sử dụng 3G cao nhất tới 48%, TPHCM là 32% và Đà Nẵng là 33%. Đa số khách hàng sử dụng 3G chủ yếu dưới 35 tuổi (75%), thuộc tầng lớp kinh tế AB (thu nhập từ 7.500.000 đồng trở lên) (81%) và là nữ (61%).
67% người tham gia khảo sát sử dụng dịch vụ 3G rất thường xuyên, khoảng vài lần một ngày.
93% người dùng truy cập 3G qua điện thoại thông minh và trong số đó 87% sử dụng 3G thường xuyên đọc báo/ tin tức (87%), lướt web/tìm kiếm thông tin (84%), truy cập mạng xã hội (82%) và chat (74%) là các hoạt động phổ biến khi sử dụng 3G với tần suất mỗi ngày một lần.
Có một tỷ lệ thú vị trong báo cáo này là tuy 3G có tính di động nhưng người dùng 3G ở nhà lại thường xuyên nhất. Phần lớn khách hàng sử dụng 3G ở nhà (96%), ở nhà đồng nghiệp/ bạn bè/người thân (59%), ngoài trời (49%), nhà hàng/quán ăn (48%) và nơi làm việc (42%).
Lý do khiến người tiêu dùng quyết định sử dụng 3G gồm: để có thể truy cập, kết nối mọi lúc mọi nơi (93%), thay thế cho ADSL hoặc Wi-Fi (40%), được gia đình/người thân/bạn bè khuyên sử dụng (33%), thu nhập đủ để chi trả việc sử dụng 3G (33%), cần cho công việc (25%).
Nhìn chung, khách hàng hài lòng về dịch vụ 3G mà họ đang sử dụng (8.05/10 điểm). Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn nhà mạng cải thiện tốc độ đường truyền nhanh hơn (57%), độ ổn định cao hơn (18%), phủ sóng ở nhiều khu vực hơn (16%) và giảm giá cước (15%).
Hầu hết cho rằng mức giá 3G hiện tại là chấp nhận được (60%) và chất lượng nhận được tương ứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra.
8% khách hàng tham gia khảo sát không chấp nhận nếu các nhà cung cấp tăng giá cước dịch vụ 3G.
Nếu việc tăng giá xảy ra thì đa số cho rằng ở mức tăng dưới 5% sẽ ít ảnh hưởng đến hành vi của họ. Nếu tăng 5% - 10% so với mức giá hiện tại, khách hàng có thể tìm gói cước rẻ hơn nhưng không thay đổi nhà cung cấp. Nhưng nếu giá tăng trên 10% thì phần lớn cho rằng họ sẽ đi tìm nhà cung cấp dịch vụ 3G khác.
“Báo cáo dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014” là hoạt động do Báo Bưu điện Việt Nam và GfK thực hiện với sự tài trợ của Qualcomm và sự hợp tác của 3 nhà mạng MobiFone, VinaPhone và Viettel, được thực hiện từ năm 2010.
Dự án được nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại nhà, thực hiện theo 2 giai đoạn ở 3 thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Bảo Bình
Theo kết quả: “Báo cáo dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014” vừa được Báo Bưu điện Việt Nam và Công ty nghiên cứu thị trường Công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam công bố chiều 23/4 tại Hà Nội: Nhà mạng còn nhiều cơ hội để phát triển dịch vụ 3G khi mà tỷ lệ người dùng di động đã sử dụng 3G ở 3 thành phố lớn chưa đến 50%; 60% người dùng 3G hài lòng với mức cước hiện tại; 87% người dùng 3G dùng dịch vụ OTT; 79% người dùng 3G chưa biết về dịch vụ 4G.
67% người tham gia khảo sát sử dụng dịch vụ 3G rất thường xuyên, khoảng vài lần một ngày. |
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ người dùng dịch vụ 3G tại 3 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng tăng lên 38% so với năm trước.
Hà Nội là nơi có tỷ lệ người sử dụng 3G cao nhất tới 48%, TPHCM là 32% và Đà Nẵng là 33%. Đa số khách hàng sử dụng 3G chủ yếu dưới 35 tuổi (75%), thuộc tầng lớp kinh tế AB (thu nhập từ 7.500.000 đồng trở lên) (81%) và là nữ (61%).
67% người tham gia khảo sát sử dụng dịch vụ 3G rất thường xuyên, khoảng vài lần một ngày.
93% người dùng truy cập 3G qua điện thoại thông minh và trong số đó 87% sử dụng 3G thường xuyên đọc báo/ tin tức (87%), lướt web/tìm kiếm thông tin (84%), truy cập mạng xã hội (82%) và chat (74%) là các hoạt động phổ biến khi sử dụng 3G với tần suất mỗi ngày một lần.
Có một tỷ lệ thú vị trong báo cáo này là tuy 3G có tính di động nhưng người dùng 3G ở nhà lại thường xuyên nhất. Phần lớn khách hàng sử dụng 3G ở nhà (96%), ở nhà đồng nghiệp/ bạn bè/người thân (59%), ngoài trời (49%), nhà hàng/quán ăn (48%) và nơi làm việc (42%).
Lý do khiến người tiêu dùng quyết định sử dụng 3G gồm: để có thể truy cập, kết nối mọi lúc mọi nơi (93%), thay thế cho ADSL hoặc Wi-Fi (40%), được gia đình/người thân/bạn bè khuyên sử dụng (33%), thu nhập đủ để chi trả việc sử dụng 3G (33%), cần cho công việc (25%).
Nhìn chung, khách hàng hài lòng về dịch vụ 3G mà họ đang sử dụng (8.05/10 điểm). Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn nhà mạng cải thiện tốc độ đường truyền nhanh hơn (57%), độ ổn định cao hơn (18%), phủ sóng ở nhiều khu vực hơn (16%) và giảm giá cước (15%).
Hầu hết cho rằng mức giá 3G hiện tại là chấp nhận được (60%) và chất lượng nhận được tương ứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra.
8% khách hàng tham gia khảo sát không chấp nhận nếu các nhà cung cấp tăng giá cước dịch vụ 3G.
Nếu việc tăng giá xảy ra thì đa số cho rằng ở mức tăng dưới 5% sẽ ít ảnh hưởng đến hành vi của họ. Nếu tăng 5% - 10% so với mức giá hiện tại, khách hàng có thể tìm gói cước rẻ hơn nhưng không thay đổi nhà cung cấp. Nhưng nếu giá tăng trên 10% thì phần lớn cho rằng họ sẽ đi tìm nhà cung cấp dịch vụ 3G khác.
“Báo cáo dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014” là hoạt động do Báo Bưu điện Việt Nam và GfK thực hiện với sự tài trợ của Qualcomm và sự hợp tác của 3 nhà mạng MobiFone, VinaPhone và Viettel, được thực hiện từ năm 2010.
Dự án được nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại nhà, thực hiện theo 2 giai đoạn ở 3 thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Bảo Bình
Bình luận