Trả lời phỏng vấn tờ Economist, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: "Sẽ không có 'vũ khí hạt nhân của EU' - điều đó đơn giản là không thực tế".
Đồng quan điểm, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Quốc phòng Đức Marie-Agnes Strack-Zimmermann cho rằng EU nên ưu tiên các lĩnh vực khác hơn là phát triển khả năng răn đe hạt nhân độc lập, đây là một đề xuất phi thực tế.
Tuy nhiên, một số chính trị gia Đức cho hay EU cần có vũ khí hạt nhân của riêng mình thay vì dựa vào Mỹ, Pháp và Anh. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel kêu gọi mở rộng răn đe hạt nhân của EU.
Hồi tháng 4, Tổng thống Macron cho rằng châu Âu cần thay đổi quy mô phòng thủ, theo đó xây dựng chiến lược phòng thủ "đáng tin cậy", giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Tổng thống Macron cho hay ông sẽ đề nghị các đối tác châu Âu đưa ra đề xuất trong những tháng tới. Ông Macron cũng hối thúc châu Âu tăng cường năng lực an ninh mạng, thúc đẩy quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Anh thời hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) và thành lập một học viện châu Âu để huấn luyện quân nhân cao cấp.
Tổng thống Pháp cho rằng các nước châu Âu chưa đầu tư đúng mức vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nhiều thập kỷ qua, đồng thời lưu ý châu Âu nên ưu tiên các nhà cung cấp của châu lục khi mua sắm trang thiết bị quân sự.
Tất cả các thành viên EU đều là những nước ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân và tạo điều kiện hợp tác giữa các quốc gia hạt nhân và phi hạt nhân.
Khoảng 191 nước đã ký thỏa thuận NPT. Ấn Độ, Israel, Pakistan và Nam Sudan chưa ký hiệp ước này, trong khi Triều Tiên tuyên bố rút lui vào năm 2003.
Bình luận