(VTC News) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL: Tôi không kỳ thị những bài học về tình dục, giới tính nhưng không muốn con mình xem những cảnh nam giả nữ đang bị quá liều lượng trong các show truyền hình thực tế.
- Liên tiếp xuất hiện những biểu hiện sự suy thoái văn hóa, thị hiếu thay đổi theo chiều hướng tầm thường hơn của một bộ phận không nhỏ công chúng? Ví như phim giải trí lấn át, giới trẻ xây dựng clip tràn lan cảnh nóng, đồng tính…. Ông nhận xét gì về thực trạng này?
Trong quá trình phát triển, đương nhiên không thể tránh khỏi những mặt tiêu cực bên cạnh mặt tích cực.
Bao giờ trong sự phát triển cũng đi kèm cả cái tốt lẫn cái xấu, và nhiệm vụ của những người làm văn hóa là hướng đến cái tốt nhiều hơn, và hạn chế dần cái xấu.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi cả cái xấu và cái tốt cùng du nhập vào, vấn đề là làm thế nào để tiếp thu những cái tốt, loại bỏ những cái xấu.
Tôi nghĩ rằng trong bối ảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, nhiệm vụ giao cho các nhà quản lý ngày càng trở nên nặng nề. Ví dụ trong các lĩnh vực nghệ thuật, để không bị ảnh hưởng quá nhiều của yếu tố ngoại lai thì tự bản sắc chúng ta phải mạnh.
Khi đó, yếu tố ngoại lai dù có du nhập cũng không thể lấn át được. Còn khi đã phải đi vay mượn bản sắc của người khác, là một sự thất bại của văn hóa.
- Trước khi nói đến câu chuyện văn hóa vĩ mô, trong những câu chuyện văn hóa gần gũi nhất với đời sống của chúng ta, đứng dưới góc độ cá nhân, ông có thích con cái mình xem một bộ phim nhiều cảnh 18+, những chương trình có cảnh nam giả nữ…?
Tất nhiên tôi không mong muốn con mình xem được những điều đó.
Tôi không kỳ thị những bài học về tình dục, giới tính hay phản đối những thứ gọi là gia vị cho đời sống tinh thần thêm phong phú, nhưng dường như những người xây dựng các chương trình truyền hình thực tế, hay phim ảnh, đang bị làm quá liều lượng của những thứ lẽ ra chỉ nên được dùng làm gia vị ấy.
Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên đưa những thứ đó lên như một thủ pháp câu khách, xây dựng thương hiệu chương trình không? Nên nhớ rằng những chương trình được mua bản quyền của nước ngoài, khi du nhập vào Việt Nam có độ chênh về văn hóa, và vấn đề là phải dung hòa độ chênh ấy như thế nào để không khiến nó trở nên lệch chuẩn.
- Có phải do văn hóa chưa được chú trọng đúng tầm như chính trị, thưa ông?
Việc xây dựng con người văn hóa chưa được chú trọng. Chúng ta xây dựng nhà văn hóa, làng văn hóa như một phong trào mà chưa chú trọng xây dựng những con người văn hóa.
Mà để xây dựng con người văn hóa, văn minh tiến bộ thì vai trò của giáo dục đào tạo rất quan trọng. Trách nhiệm này thuộc về hệ thống chính trị các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, tổ chức xã hội.
Khâu đào tạo cán bộ văn hóa của chúng ta cũng còn nhiều yếu kém. Thiếu hụt lực lượng đào tạo chất lượng, cơ sở vật chất đào tạo bắt đầu lạc hậu so với thế giới. Chúng ta cũng chưa chú trọng đến việc xây dựng các biểu tượng văn hóa. Tại sao người ta đến Pháp lại nhất định phải tới thăm tháp Eiffel, tới Mỹ không thể bỏ qua tượng Nữ thần tự do?...bởi đó là những biểu tượng văn hóa đặc trưng của dân tộc ấy. Còn chúng ta, chưa chú trọng tới việc này.
Những vấn nạn mà chúng ta đang nhắc tới, là một phần khó tránh khỏi của mặt trái nền kinh tế thị trường. Khi sản xuất chương trình, nhà sản xuất mới chỉ chú trọng đến lợi nhuận, tiền quảng cáo mà không đầu tư cho yếu tố văn hóa trong những chương trình ấy.
Trong quá trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, với tiêu chí vừa bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, đã có những sự ‘pha trộn’ không khéo dẫn đến tình trạng lai căng thiếu kiểm soát.
- Vậy vấn đề lớn nhất, sẽ là làm sao để ngăn chặn đà suy thoái của văn hóa, khi sẽ ngày càng nhiều hơn nữa sự cởi mở trong suy nghĩ, lối sống và sự du nhập ồ ạt của yếu tố ngoại lai?
Theo tôi, trước hết chúng ta phải xây dựng cho mình chủ thể văn hóa vững vàng, phát triển yếu tố nội sinh để đủ sức miễn dịch với tiêu cực. Điều quan trọng số một là đào tạo nguồn nhân lực. Cần những con người thực sự am hiểu về văn hóa, họ biết được nền văn hóa – nghệ thuật của chúng ta hiện đang đứng ở đâu so với thế giới.
Bên cạnh đó, các chế tài và văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa phải được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ, gần gũi, thiết thực với đời sống. Mạnh dạn mạnh tay hơn nữa trong việc xây dựng và thực hiện các chế tài để ngăn chặn vấn nạn còn tồn tại trong lĩnh vực văn hóa vẫn nhan nhản trong đời sống hàng ngày.
Một cô ca sỹ ăn mặc phản cảm lố lăng, chúng ta có thể phạt, nặng hơn nữa có thể cấm biểu diễn, bộ phim quá dung tục, Cục Điện ảnh vào cuộc ngay lập tức…bắt đầu từ những điều đó, một cách đồng bộ nhất.
Và một điều không thể thiếu, là định hướng công chúng, hướng công chúng đến với những giá trị văn hóa đích thực, miễn dịch với giải trí tầm thường, nhảm nhí và vô bổ.
Xin cảm ơn ông!
An Yên (thực hiện)
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên |
Trong quá trình phát triển, đương nhiên không thể tránh khỏi những mặt tiêu cực bên cạnh mặt tích cực.
Bao giờ trong sự phát triển cũng đi kèm cả cái tốt lẫn cái xấu, và nhiệm vụ của những người làm văn hóa là hướng đến cái tốt nhiều hơn, và hạn chế dần cái xấu.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi cả cái xấu và cái tốt cùng du nhập vào, vấn đề là làm thế nào để tiếp thu những cái tốt, loại bỏ những cái xấu.
Tôi nghĩ rằng trong bối ảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, nhiệm vụ giao cho các nhà quản lý ngày càng trở nên nặng nề. Ví dụ trong các lĩnh vực nghệ thuật, để không bị ảnh hưởng quá nhiều của yếu tố ngoại lai thì tự bản sắc chúng ta phải mạnh.
Khi đó, yếu tố ngoại lai dù có du nhập cũng không thể lấn át được. Còn khi đã phải đi vay mượn bản sắc của người khác, là một sự thất bại của văn hóa.
Những cảnh nam giả nữ tràn lan sóng truyền hình |
Tất nhiên tôi không mong muốn con mình xem được những điều đó.
Tôi không kỳ thị những bài học về tình dục, giới tính hay phản đối những thứ gọi là gia vị cho đời sống tinh thần thêm phong phú, nhưng dường như những người xây dựng các chương trình truyền hình thực tế, hay phim ảnh, đang bị làm quá liều lượng của những thứ lẽ ra chỉ nên được dùng làm gia vị ấy.
|
- Có phải do văn hóa chưa được chú trọng đúng tầm như chính trị, thưa ông?
Việc xây dựng con người văn hóa chưa được chú trọng. Chúng ta xây dựng nhà văn hóa, làng văn hóa như một phong trào mà chưa chú trọng xây dựng những con người văn hóa.
Mà để xây dựng con người văn hóa, văn minh tiến bộ thì vai trò của giáo dục đào tạo rất quan trọng. Trách nhiệm này thuộc về hệ thống chính trị các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, tổ chức xã hội.
Khâu đào tạo cán bộ văn hóa của chúng ta cũng còn nhiều yếu kém. Thiếu hụt lực lượng đào tạo chất lượng, cơ sở vật chất đào tạo bắt đầu lạc hậu so với thế giới. Chúng ta cũng chưa chú trọng đến việc xây dựng các biểu tượng văn hóa. Tại sao người ta đến Pháp lại nhất định phải tới thăm tháp Eiffel, tới Mỹ không thể bỏ qua tượng Nữ thần tự do?...bởi đó là những biểu tượng văn hóa đặc trưng của dân tộc ấy. Còn chúng ta, chưa chú trọng tới việc này.
Những vấn nạn mà chúng ta đang nhắc tới, là một phần khó tránh khỏi của mặt trái nền kinh tế thị trường. Khi sản xuất chương trình, nhà sản xuất mới chỉ chú trọng đến lợi nhuận, tiền quảng cáo mà không đầu tư cho yếu tố văn hóa trong những chương trình ấy.
Trong quá trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, với tiêu chí vừa bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, đã có những sự ‘pha trộn’ không khéo dẫn đến tình trạng lai căng thiếu kiểm soát.
Những cảnh nóng thô thiển trên sóng truyền hình quốc gia |
Theo tôi, trước hết chúng ta phải xây dựng cho mình chủ thể văn hóa vững vàng, phát triển yếu tố nội sinh để đủ sức miễn dịch với tiêu cực. Điều quan trọng số một là đào tạo nguồn nhân lực. Cần những con người thực sự am hiểu về văn hóa, họ biết được nền văn hóa – nghệ thuật của chúng ta hiện đang đứng ở đâu so với thế giới.
Bên cạnh đó, các chế tài và văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa phải được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ, gần gũi, thiết thực với đời sống. Mạnh dạn mạnh tay hơn nữa trong việc xây dựng và thực hiện các chế tài để ngăn chặn vấn nạn còn tồn tại trong lĩnh vực văn hóa vẫn nhan nhản trong đời sống hàng ngày.
Một cô ca sỹ ăn mặc phản cảm lố lăng, chúng ta có thể phạt, nặng hơn nữa có thể cấm biểu diễn, bộ phim quá dung tục, Cục Điện ảnh vào cuộc ngay lập tức…bắt đầu từ những điều đó, một cách đồng bộ nhất.
Và một điều không thể thiếu, là định hướng công chúng, hướng công chúng đến với những giá trị văn hóa đích thực, miễn dịch với giải trí tầm thường, nhảm nhí và vô bổ.
Xin cảm ơn ông!
An Yên (thực hiện)
Bình luận