(VTC News) – 60% người Việt thích dùng hàng Việt là con số đáng mừng cho thấy hàng Việt Nam đã dần chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng và lấy lại ưu thế trên chính “sân nhà”.
Hàng Trung Quốc thất thế
Có thể thấy hàng loạt các mặt hàng Trung Quốc được phát hiện nhiễm độc thời gian gần đây đã khiến cho người tiêu dùng Việt "tỉnh" hơn trong việc chọn lựa hàng hóa.
Theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, tại hầu hết các chợ ở Hà Nội, đa số khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng, các tiểu thương đều “né” từ Trung Quốc. Thay vào đó, hàng Việt chiếm ưu thế chủ yếu đối với các mặt hàng bình dân, các mặt hàng cao cấp hơn thì đều được các tiểu thương nói có nguồn gốc từ châu Âu hoặc Thái Lan, Nhật Bản.
Tại phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm), chị Mai Lan – chủ một cửa hàng chuyên cung cấp các loại quần áo thời trang cho biết, do có thông tin quần áo Trung Quốc bị nhiễm độc, nên lượng khách nhập nguồn hàng từ Trung Quốc về gần 1 năm nay rất ít. Thậm chí hàng từ Hồng Kông về khách cũng lo sợ, ít nhập.
“Tôi phải chuyển sang lấy nguồn hàng từ chính các công ty may trong nước từ hơn 6 tháng nay. Các mặt hàng tuy mẫu mã không đẹp bằng hàng Trung Quốc, giá cũng cao hơn chút ít nhưng lại được nhiều khách chọn mua”.
Đảo qua một số cửa hàng “Made in Việt Nam”, lượng khách khá đông. Một nhân viên cho biết, do có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, nên lượng khách hàng mua hàng tăng khá nhanh. So với năm ngoái, lượng khách tại cửa hàng này tăng khoảng 30% so với cùng kỳ.
Không chỉ quần áo thời trang, các mặt hàng đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập, các thương hiệu Việt Nam cũng lên ngôi.
Chủ một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên phố Lương Văn Can (Hà Nội) cho hay, nếu như trước đây các loại đồ chơi trẻ em màu sắc sặc sỡ từ Trung Quốc với nhiều tính năng thường được các bậc phụ huynh chọn mua thì nay gần như không bán được.
“Do có thông tin nhiều loại đồ chơi Trung Quốc có nhiễm các chất gây ung thư và có thể khiến trẻ bị nhiễm độc, nên nhiều phụ huynh không dám cho con mình chơi các mặt hàng này. Ế lắm, cả tháng bán được khoảng chục món đồ này là may”, chị chủ quán nhăn nhó nói.
Cũng theo chị, đa số các khách hàng hiện nay chỉ mua các loại đồ chơi có nguồn gốc từ Việt Nam. Tuy mẫu mã không đẹp bằng hàng Trung Quốc, giá lại cao nhưng khách vẫn chọn mua vì yên tâm sử dụng.
Có lẽ mặt hàng Trung Quốc bị người Việt quay lưng nhiều nhất là các sản phẩm liên quan đến thực phẩm.
Tại chợ đầu mối Long Biên (Hoàn Kiếm), khi chúng tôi hỏi mua các loại hoa quả Trung Quốc đều được các tiểu thương từ chối thẳng thừng: “Không có!”.
Một tiểu thương mời chào khách: “Hoa quả Trung Quốc giờ ít người nhập lắm. Hoa quả chủ yếu từ miền Nam chuyển ra, giá vẫn thế. Em yên tâm, hoa quả miền Nam không có thuốc bảo quản hay kích thích gì đâu. Mùa nào thì nhập hoa quả mùa đấy, vừa rẻ vừa ngon”.
“Giờ nói đồ ăn Trung Quốc, người ta sợ lắm. Trước tôi hay qua cửa khẩu Lạng Sơn lấy hàng, nhưng giờ thì chịu khó chạy xa hơn một chút vào miền Nam lấy hàng," anh Tiến – tiểu thương chuyên cung cấp các loại hoa quả tại chợ Long Biên nói.
Tại phố Hàng Đường (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), theo quan sát của PV, các loại bánh kẹo không ghi nguồn gốc xuất xứ vẫn được bày bán tràn lan, nhưng nguồn gốc của các loại bánh kẹo này đều được các chủ hàng giới thiệu từ... Thái Lan hoặc là của các công ty bánh kẹo trong nước.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng hiện nay có tâm lý khá thận trọng khi sử dụng các loại hàng của Trung Quốc nhập về theo đường tiểu ngạch, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, tại Hàng Đường, nhiều tiểu thương cho biết, đa số các loại bánh kẹo này được đóng mác hàng Việt rồi chuyển về các vùng nông thôn tiêu thụ.
“Ở nông thôn, người tiêu dùng còn dễ tính, chứ ở Hà Nội, họ sành ăn lắm. Bánh kẹo giờ họ mua tại các công ty bánh kẹo trong nước thay vì sử dụng các mặt hàng không rõ nguồn gốc”, một tiểu thương cho hay.
Có lẽ bằng chứng rõ nhất là vào dịp Tết trung thu năm 2013, bất chấp trời mưa, người dân Hà Nội vẫn xếp hàng cả tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu theo công thức cổ truyền của cửa hàng bánh Bảo Phương trên đường Thụy Khuê - Tây Hồ.
Hàng Việt có thắng trên sân nhà?
Như vậy, không chỉ sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, người Việt Nam mới thực hiện việc quay lưng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước này. Từ lâu nay, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu cảnh giác và không còn mấy mặn mà đối với các loại hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc do lo ngại về chất lượng không đảm bảo.
Trong khi đó, hàng nội địa đang ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.
Theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hiện đã có 59% người tiêu dùng xác định khi mua hàng sẽ ưu tiên dùng hàng việt, 38% khuyên người thân trong gia đình, bạn bè mua hàng Việt và có 36% người tiêu dùng cho rằng, trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài, nay đã dừng mua (hoặc mua ít hơn), thay bằng mua hàng Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cũng cho biết, trước đây hàng Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ hàng giá rẻ Trung Quốc. Do vậy trước phong trào tẩy chay hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc rõ ràng là cơ hội cho hàng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh thị trường, củng cố vị thế của mình đối với người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực.
Nhận rõ thời cơ để hàng Việt vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80%.
Mục tiêu tổng quát của Đề án này là phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn 2014 - 2020 nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
Đồng thời lồng ghép vào Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị hưởng ứng Cuộc vận động nhằm tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.
Đề án với trọng tâm là tổ chức nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” phấn đấu đến năm 2015, 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Mặc dù nhận được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành nhưng liệu doanh nghiệp có đủ “sức mạnh” để thống lĩnh trên “sân nhà” hay không? Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam là gì? Làm thế nào để doan nghiệp Việt chiếm được trọn niềm tin của người tiêu dùng?
Những câu hỏi này sẽ được báo điện tử VTC News phân tích, làm rõ trong loạt bài “Dùng hàng Việt là yêu nước” được đăng tải bắt đầu từ hôm nay.
Châu Anh
Hàng Trung Quốc thất thế
Có thể thấy hàng loạt các mặt hàng Trung Quốc được phát hiện nhiễm độc thời gian gần đây đã khiến cho người tiêu dùng Việt "tỉnh" hơn trong việc chọn lựa hàng hóa.
Theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, tại hầu hết các chợ ở Hà Nội, đa số khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng, các tiểu thương đều “né” từ Trung Quốc. Thay vào đó, hàng Việt chiếm ưu thế chủ yếu đối với các mặt hàng bình dân, các mặt hàng cao cấp hơn thì đều được các tiểu thương nói có nguồn gốc từ châu Âu hoặc Thái Lan, Nhật Bản.
Chương trình "Đưa hàng Việt về nông thôn" bước đầu đã đạt kết quả tốt |
Tại phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm), chị Mai Lan – chủ một cửa hàng chuyên cung cấp các loại quần áo thời trang cho biết, do có thông tin quần áo Trung Quốc bị nhiễm độc, nên lượng khách nhập nguồn hàng từ Trung Quốc về gần 1 năm nay rất ít. Thậm chí hàng từ Hồng Kông về khách cũng lo sợ, ít nhập.
“Tôi phải chuyển sang lấy nguồn hàng từ chính các công ty may trong nước từ hơn 6 tháng nay. Các mặt hàng tuy mẫu mã không đẹp bằng hàng Trung Quốc, giá cũng cao hơn chút ít nhưng lại được nhiều khách chọn mua”.
Đảo qua một số cửa hàng “Made in Việt Nam”, lượng khách khá đông. Một nhân viên cho biết, do có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, nên lượng khách hàng mua hàng tăng khá nhanh. So với năm ngoái, lượng khách tại cửa hàng này tăng khoảng 30% so với cùng kỳ.
Không chỉ quần áo thời trang, các mặt hàng đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập, các thương hiệu Việt Nam cũng lên ngôi.
Chủ một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên phố Lương Văn Can (Hà Nội) cho hay, nếu như trước đây các loại đồ chơi trẻ em màu sắc sặc sỡ từ Trung Quốc với nhiều tính năng thường được các bậc phụ huynh chọn mua thì nay gần như không bán được.
“Do có thông tin nhiều loại đồ chơi Trung Quốc có nhiễm các chất gây ung thư và có thể khiến trẻ bị nhiễm độc, nên nhiều phụ huynh không dám cho con mình chơi các mặt hàng này. Ế lắm, cả tháng bán được khoảng chục món đồ này là may”, chị chủ quán nhăn nhó nói.
Có lẽ mặt hàng Trung Quốc bị người Việt quay lưng nhiều nhất là các sản phẩm liên quan đến thực phẩm.
Tại chợ đầu mối Long Biên (Hoàn Kiếm), khi chúng tôi hỏi mua các loại hoa quả Trung Quốc đều được các tiểu thương từ chối thẳng thừng: “Không có!”.
Một tiểu thương mời chào khách: “Hoa quả Trung Quốc giờ ít người nhập lắm. Hoa quả chủ yếu từ miền Nam chuyển ra, giá vẫn thế. Em yên tâm, hoa quả miền Nam không có thuốc bảo quản hay kích thích gì đâu. Mùa nào thì nhập hoa quả mùa đấy, vừa rẻ vừa ngon”.
“Giờ nói đồ ăn Trung Quốc, người ta sợ lắm. Trước tôi hay qua cửa khẩu Lạng Sơn lấy hàng, nhưng giờ thì chịu khó chạy xa hơn một chút vào miền Nam lấy hàng," anh Tiến – tiểu thương chuyên cung cấp các loại hoa quả tại chợ Long Biên nói.
Tại phố Hàng Đường (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), theo quan sát của PV, các loại bánh kẹo không ghi nguồn gốc xuất xứ vẫn được bày bán tràn lan, nhưng nguồn gốc của các loại bánh kẹo này đều được các chủ hàng giới thiệu từ... Thái Lan hoặc là của các công ty bánh kẹo trong nước.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng hiện nay có tâm lý khá thận trọng khi sử dụng các loại hàng của Trung Quốc nhập về theo đường tiểu ngạch, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, tại Hàng Đường, nhiều tiểu thương cho biết, đa số các loại bánh kẹo này được đóng mác hàng Việt rồi chuyển về các vùng nông thôn tiêu thụ.
“Ở nông thôn, người tiêu dùng còn dễ tính, chứ ở Hà Nội, họ sành ăn lắm. Bánh kẹo giờ họ mua tại các công ty bánh kẹo trong nước thay vì sử dụng các mặt hàng không rõ nguồn gốc”, một tiểu thương cho hay.
Có lẽ bằng chứng rõ nhất là vào dịp Tết trung thu năm 2013, bất chấp trời mưa, người dân Hà Nội vẫn xếp hàng cả tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu theo công thức cổ truyền của cửa hàng bánh Bảo Phương trên đường Thụy Khuê - Tây Hồ.
Hàng Việt có thắng trên sân nhà?
Như vậy, không chỉ sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, người Việt Nam mới thực hiện việc quay lưng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước này. Từ lâu nay, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu cảnh giác và không còn mấy mặn mà đối với các loại hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc do lo ngại về chất lượng không đảm bảo.
Cửa hàng "Made in Việt Nam" chính hãng đã giành được thiện cảm của người tiêu dùng. |
Trong khi đó, hàng nội địa đang ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.
Theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hiện đã có 59% người tiêu dùng xác định khi mua hàng sẽ ưu tiên dùng hàng việt, 38% khuyên người thân trong gia đình, bạn bè mua hàng Việt và có 36% người tiêu dùng cho rằng, trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài, nay đã dừng mua (hoặc mua ít hơn), thay bằng mua hàng Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cũng cho biết, trước đây hàng Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ hàng giá rẻ Trung Quốc. Do vậy trước phong trào tẩy chay hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc rõ ràng là cơ hội cho hàng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh thị trường, củng cố vị thế của mình đối với người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực.
Nhận rõ thời cơ để hàng Việt vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80%.
Mục tiêu tổng quát của Đề án này là phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn 2014 - 2020 nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
Đồng thời lồng ghép vào Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị hưởng ứng Cuộc vận động nhằm tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.
Đề án với trọng tâm là tổ chức nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” phấn đấu đến năm 2015, 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Mặc dù nhận được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành nhưng liệu doanh nghiệp có đủ “sức mạnh” để thống lĩnh trên “sân nhà” hay không? Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam là gì? Làm thế nào để doan nghiệp Việt chiếm được trọn niềm tin của người tiêu dùng?
Những câu hỏi này sẽ được báo điện tử VTC News phân tích, làm rõ trong loạt bài “Dùng hàng Việt là yêu nước” được đăng tải bắt đầu từ hôm nay.
Châu Anh
Bình luận