(VTC News)- Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã lên tiếng bảo vệ “thần đồng” Nhật Nam xung quanh clip trả lời phỏng vấn xôn xao dân mạng.
VTC News xin trích đăng những chia sẻ của thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu xung quanh sự việc này.
"Mình thấy nhiều độc giả đang “ném đá” bé Nhật Nam dữ dội, cho rằng:
Cậu bé còn nhỏ mà thiếu khiêm tốn; Câu nói “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là sai lầm; Thành công sớm quá để làm gì trong khi tuổi thơ của mình bị đánh mất?!
Con nít mà!
Thật ra sự việc đang bị nghiêm trọng hóa. Với những gì cậu đã làm được, cậu có quyền tự hào. Những thành tích cậu kể là thành tích thật, nhiều người lớn chúng ta còn chưa làm được những điều cậu đã làm từ lúc 5-6 tuổi.
Đó là sự thật, ta nên tôn trọng. Mà cậu kể ra một phần để làm minh chứng cho quyển sách mới ra mắt về phương pháp học tiếng Anh của mình nữa mà.
Cậu trả lời phỏng vấn thì đầu có hơi ngước lên, nhìn có vẻ “tự cao”. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng trò chuyện với một người lớn cao hơn mình thì phải ngước lên mới nhìn người ta được chứ.
Đôi khi sự "già trước tuổi" của cậu bé làm người lớn chúng ta hơi e ngại, thành tích quá nhiều làm nhiều người phản cảm. Mà ngày xưa chúng ta cũng vậy thôi, có cái phiếu bé ngoan hay tờ giấy khen cũng hếch mũi lên cả thước luôn, con nít mà!
Mình đặt mình vào lứa tuổi của cậu để thông cảm cho cậu một chút. Cậu còn trẻ con mà. Lớn lên, nhận thức rõ hơn, cậu bé sẽ điều chỉnh thái độ của mình lại một tí cho chừng mực.
Truyện tranh có tác dụng tốt
Còn quan điểm “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là quan điểm của mẹ cậu, muốn rõ hàm ý của câu này thì ta nên hỏi bác ấy. Ngoài ra, người ta cố tình quên đi cụm từ “đọc truyện tranh thì đôi lúc cũng có tác dụng” mà cậu đã nói.
Cậu cũng thừa nhận nó có tác dụng tốt, và cũng thừa nhận tác dụng chưa tốt (biết đâu hàm ý của cậu là nói về việc nghiện truyện tranh, hoặc những bộ truyện tranh ít lành mạnh đang tràn lan là con sâu đục khoét tâm hồn thật sự?).
Phải đặt mình vào vị trí của cậu và mẹ cậu, xỏ chân vào giày họ để hiểu hàm ý của họ, ý tốt của họ. Nếu không, chúng ta là người nhận định phiến diện chứ không phải là cậu bé và mẹ cậu.
Học tiếng Anh là niềm vui tuổi thơ
Về thành công sớm thì tuổi thơ bị đánh mất: việc tuổi thơ cậu có bị đánh mất hay không thì chỉ có cậu biết. Biết đâu học tiếng Anh là niềm vui tuổi thơ của cậu (cậu cũng nói học tiếng Anh là đam mê)?
Biết đâu dịch sách và viết sách là thú vị tuổi thơ của cậu? Biết đâu làm diễn giả và MC cho một số chương trình truyền hình là trải nghiệm ấn tượng của cậu? Mỗi người có một niềm vui tuổi thơ khác nhau, giống như người thì thích hoa hồng nhưng người khác lại thích hoa sen, người thì thích hoa phương. Đâu nhất thiết phải thả diều, bắt dế, đọc truyện tranh thì mới gọi là có tuổi thơ!
Và điều quan trọng nhất là, người ta sẵn sàng ném đá mà quên rằng cậu chỉ là một cậu bé mới 11 tuổi. Người lớn còn dễ bị tổn thương huống hồ gì là một cậu bé!
Góp ý là tốt, nhưng góp ý phải chân thành, ngôn từ phải xây dựng. Không biết những độc giả “lớn tuổi hơn” đó có đang nghĩ rằng mỗi lời ném đá của mình buông ra là một con dao đang giết chết tâm hồn của một nhân tài đang lớn?"
Clip Nhật Nam trả lời phỏng vấn xôn xao cư dân mạng thời gian vừa qua
Những ngày qua, clip trả lời phỏng vấn của cậu học trò Đỗ Nhật Nam cách đây đã 1 năm lại được cộng đồng mạng đưa ra để bình luận và bàn tán.
Nhiều ý kiến trên các diễn đàn mạng liên tiếp “ném đá” bé Nhật Nam vì cho rằng cậu bé có cách trả lời không khiêm tốn. Ngoài ra, một số người còn phê phán khi Nhật Nam phát biểu “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” và tiếc thay cho Nhật Nam vì cậu bé không có tuổi thơ.
Sáng nay 6/4, thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm TP.HCM ) đã chia sẻ ý kiến của mình xung quanh vấn đề này.
Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu lên tiếng bảo vệ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam và cho rằng dư luận không nên có cái nhìn khắt khe với cậu bé |
VTC News xin trích đăng những chia sẻ của thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu xung quanh sự việc này.
"Mình thấy nhiều độc giả đang “ném đá” bé Nhật Nam dữ dội, cho rằng:
Cậu bé còn nhỏ mà thiếu khiêm tốn; Câu nói “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là sai lầm; Thành công sớm quá để làm gì trong khi tuổi thơ của mình bị đánh mất?!
Con nít mà!
Thật ra sự việc đang bị nghiêm trọng hóa. Với những gì cậu đã làm được, cậu có quyền tự hào. Những thành tích cậu kể là thành tích thật, nhiều người lớn chúng ta còn chưa làm được những điều cậu đã làm từ lúc 5-6 tuổi.
|
Cậu trả lời phỏng vấn thì đầu có hơi ngước lên, nhìn có vẻ “tự cao”. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng trò chuyện với một người lớn cao hơn mình thì phải ngước lên mới nhìn người ta được chứ.
Đôi khi sự "già trước tuổi" của cậu bé làm người lớn chúng ta hơi e ngại, thành tích quá nhiều làm nhiều người phản cảm. Mà ngày xưa chúng ta cũng vậy thôi, có cái phiếu bé ngoan hay tờ giấy khen cũng hếch mũi lên cả thước luôn, con nít mà!
Mình đặt mình vào lứa tuổi của cậu để thông cảm cho cậu một chút. Cậu còn trẻ con mà. Lớn lên, nhận thức rõ hơn, cậu bé sẽ điều chỉnh thái độ của mình lại một tí cho chừng mực.
Nhật Nam vẫn là một cậu bé rất hồn nhiên, dí dỏm |
Còn quan điểm “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là quan điểm của mẹ cậu, muốn rõ hàm ý của câu này thì ta nên hỏi bác ấy. Ngoài ra, người ta cố tình quên đi cụm từ “đọc truyện tranh thì đôi lúc cũng có tác dụng” mà cậu đã nói.
|
Phải đặt mình vào vị trí của cậu và mẹ cậu, xỏ chân vào giày họ để hiểu hàm ý của họ, ý tốt của họ. Nếu không, chúng ta là người nhận định phiến diện chứ không phải là cậu bé và mẹ cậu.
Học tiếng Anh là niềm vui tuổi thơ
Về thành công sớm thì tuổi thơ bị đánh mất: việc tuổi thơ cậu có bị đánh mất hay không thì chỉ có cậu biết. Biết đâu học tiếng Anh là niềm vui tuổi thơ của cậu (cậu cũng nói học tiếng Anh là đam mê)?
Biết đâu dịch sách và viết sách là thú vị tuổi thơ của cậu? Biết đâu làm diễn giả và MC cho một số chương trình truyền hình là trải nghiệm ấn tượng của cậu? Mỗi người có một niềm vui tuổi thơ khác nhau, giống như người thì thích hoa hồng nhưng người khác lại thích hoa sen, người thì thích hoa phương. Đâu nhất thiết phải thả diều, bắt dế, đọc truyện tranh thì mới gọi là có tuổi thơ!
Và điều quan trọng nhất là, người ta sẵn sàng ném đá mà quên rằng cậu chỉ là một cậu bé mới 11 tuổi. Người lớn còn dễ bị tổn thương huống hồ gì là một cậu bé!
Góp ý là tốt, nhưng góp ý phải chân thành, ngôn từ phải xây dựng. Không biết những độc giả “lớn tuổi hơn” đó có đang nghĩ rằng mỗi lời ném đá của mình buông ra là một con dao đang giết chết tâm hồn của một nhân tài đang lớn?"
Clip Nhật Nam trả lời phỏng vấn xôn xao cư dân mạng thời gian vừa qua
Bình luận