Đây là phần cuối của loạt bài về những gì Hải quân Trung Quốc đã, đang và sẽ cố gắng đạt được trong tương lai.
Máy bay tàng hình Trung Quốc
Trong năm 2011, chấn động lớn nhất của Hải quân Trung Quốc với toàn thế giới chính là chuyến xuất cung đầu tiên của tàu sân bay đầu tay của họ có tên là Thi Lang.
Khi mà con tàu được tân trang từ một con tàu sân bay có tên Varyag của Liên Xô đã bán cho Ukraine sau đó mới đến tay Trung Quốc đang chập chững những bước đi đầu tiên ra biển tại cảng Đại Liên. Lúc đó Hải quân Trung Quốc cũng đang làm việc vất vả với máy bay phản lực J-11 do họ chế tạo nhưng 'hơi giống' Su-27 Flanker của Nga.
Tháng 5/2010 những hình ảnh đầu tiên từ vệ tinh cho thấy Hải quân Trung Quốc đã nhận được những chiếc J-11 đầu tiên.
Theo trang tin quân sự strategypage.com, đây là một sản phẩm sao chép tinh vi mà Trung Quốc đã mất hơn 5 năm lên kế hoạch và thực hiện.2 chiếc máy bay J-10A và J-10S của Trung Quốc, loại máy bay vẫn đang dùng các động cơ nhập khẩu từ Nga
Strategypage.com cho biết, vào năm 1995, Trung Quốc đã trả 2,5 tỉ USD để có hợp đồng sản xuất 200 chiếc Su-27 theo công nghệ của Nga.
Theo đó, Nga sẽ cung cấp động cơ và thiết bị điện tử còn các bộ phận khác được sản xuất tại Trung Quốc theo các bản thiết kế do phía Nga cung cấp.
Tuy nhiên, sau khi 95 chiếc Su-27 được ra đời Nga đã nhận ra Trung Quốc không chỉ sản xuất nó mà còn đánh cắp công nghệ để cho ra đời J-11.
Nga đã ngay lập tức dừng hợp đồng và chỉ trích Trung Quốc về việc đánh cắp công nghệ trái phép.
Không những thế người Nga còn cảm thấy xấu hổ vì Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhưng lại cho ra đời những sản phẩm 'chẳng xứng đáng'.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không dừng kế hoạch, họ vẫn tiếp tục sản xuất J-11 và không quên khẳng định đó là công nghệ do họ làm chủ chứ không đánh cắp của ai.JF-17, máy bay hợp tác sản xuất với Pakistan của Trung Quốc vẫn đang dùng động cơ Nga
Các chuyên gia quân sự không phủ nhận khả năng chế tạo J-11 của Trung Quốc với một số cải tiến trong thiết kế cũng như thiết bị điện tử. Tuy nhiên, bộ xương của mỗi máy bay chiến đấu là các động cơ thì Trung Quốc vẫn đang phải nhập khẩu để lắp vào J-11.
Trung Quốc đang hi vọng trong khoảng 5-10 năm tới họ sẽ có thể không phải phụ thuộc vào Nga về các động cơ máy bay phản lực mà hiện nay vẫn phải nhập khẩu.
2 loại động cơ phản lực dùng cho máy bay từ Nga là AL-31 (dùng cho Su-27/30, J-11, J-10), mỗi chiếc 3.5 triệu USD và RD-93 (phiên bản khác của đông cơ dùng cho MiG-29s là RD-33) dùng cho JF-17 (máy bay hợp tác sản xuất cùng Pakistan).
Dù Bắc Kinh luôn khẳng định rằng tàu sân bay và các máy bay này của họ chỉ phục vụ mục tiêu đào tạo và mới đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Nhưng hình ảnh về Thi Lang tại cảng Đại Liên cho thấy nó đã được lắp đặt các ụ súng phòng thủ cùng một số bộ cảm biến hiện đại nhất.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Thi Lang, sản phẩm tự hào nhất của Hải quân Trung Quốc trong năm 2011 |
Trung Quốc đang cố gắng để chế tạo những tàu sân bay có kiểu dáng giống với các tàu Mỹ để tạo thành một hệ thống gồm các tàu khu trục lớp 052C và lớp 054A đi cùng với nhau. Đây chính hướng đi lâu dài của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Trong khi mọi người vẫn đang chú ý đến Thi Lang, sân bay di động trên biển đầu tiên của Trung Quốc thì họ vẫn lẳng lặng phát triển các máy bay J-11 của mình.
J-11, máy bay chiến đấu Trung Quốc nhái Su-27 của Nga vẫn đang khó khăn trong việc tìm đường kết hợp được với Thi Lang |
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để kết hợp Thi Lang cùng với J-11 nhưng có lẽ các máy bay này vẫn còn chưa thể hạ cánh được trên sân bay 'đang tu sửa' này, ít nhất là trong năm nay.
Nhiều chuyên gia quân sự và các bloger quan tâm đến vũ khí cho rằng Thi Lang chỉ vẫn chạy thử ở vùng bờ biển và là nơi cất hạ cánh của các máy bay trực thăng.
Nhưng đây vẫn là niềm tự hào của các quan chức Hải quân Trung Quốc và họ hi vọng đến một ngày sẽ tự chế tạo được các tàu sân bay của riêng mình với khả năng kết hợp được các máy bay của họ chứ không như bây giờ.
Không gian vẫn còn dang dở với Hải quân Trung Quốc
Bỏ qua một bên sự tự hào về tàu sân bay đầu tiên, năm nay Trung Quốc đã có dự án xây dựng một hệ thống chống hạm đầy tham vọng với sự kết hợp giữa vệ tinh định vị không gian và các tên lửa đạn đạo.
Đặc biệt là nó dường như được thiết kế với sứ mệnh lớn nhất là tấn công, tiêu diệt các tàu của Hải quân Mỹ trên các vùng biển xa bờ.
Trong nhiều năm trở lại đây, các quan chức hải quân phương Tây không hề cảm thấy yên tâm khi nhắc đến tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc.
Thậm chí, tháng 12/2010 Đô đốc Hải quân Robert Willard, chỉ huy tối cao ở Thái Bình Dương của Mỹ đã phải thốt lên rằng: "Tôi nghĩ người Trung Quốc đã cảm nhận được sự sẵn sàng hoạt động của DF-21D".
Hệ thống tên lửa đạn đạo Dong-Feng 21 của Trung Quốc khiến cả Đô đốc Thái Bình Dương của Mỹ phải cảnh giác |
Tuy nhiên, giáo sư Bud Cole của Đại học chiến tranh Hải quân Mỹ lại không đánh giá cao DF-21D. Ông cho rằng nó cần nhiều hơn những cuộc thử nghiệm để có thể khẳng định sức mạnh của mình. Ngoài ra một tên lửa đạn đạo chỉ phát huy sức mạnh tối đa khi có một hệ thống hỗ trợ hợp lí.
Đó chính là những vệ tinh định vị trong không gian, hệ thống sẽ cung cấp cho tên lửa tọa độ của đối phương, đây chính là điểm mà Trung Quốc còn rất yếu so với các cường quốc quân sự khác như Nga, Mỹ.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã cố gắng phát triển một hệ thống vệ tinh theo dõi đại dương được đặt tên là Yaogan.
Theo Brian Weeden, nhà phân tích của Secure World Foundation thì: "Việc Trung Quốc tập trung vào nâng cấp hệ thống theo dõi trên đại dương như một phần của một hệ thống lớn được dùng để đối phó với Hải quân Mỹ, đặc biệt là những hạm đội tàu sân bay đông đảo và đầy sức mạnh".
Mặc dù đã phóng những vệ tinh Yaogan đầu tiên lên quỹ đạo vào năm 2006 nhưng hiện nay chúng vẫn chưa có đủ số lượng để tạo nên một hệ thống theo dõi hoàn chỉnh.
Trung Quốc phóng thành công tên lửa đem vệ tinh Yaogan số 15 lên quỹ đạo ngày 29/5 vừa qua |
Theo các phỏng đoán của Cole và Weeden thì 2012 sẽ là năm mà Trung Quốc cố gắng hoàn thiện hệ thống theo dõi đầy tham vọng này và có lẽ những vụ phóng vệ tinh và đưa người lên vũ trụ gần đây của Trung Quốc ngày càng nhiều đã chứng minh được điều đó.
Dù sao đi nữa thì năm 2012 cũng là một năm đáng nhớ với Hải quân Trung Quốc khi nó là năm bản lề cho 10 năm phát triển tiếp theo của họ.
Và đây cũng là thời điểm bắt đầu của chu kì 5 năm mua sắm để đuổi theo Hải quân Mỹ như Trung Quốc vẫn thường làm trước đây.
Hiện nay động lực lớn nhất để Hải quân Trung Quốc ra sức nâng cấp sức mạnh đó chính là lời dặn dò 'chuẩn bị chiến tranh' của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, dù cho chẳng có kế hoạch hay mục tiêu nào cụ thể nhưng như thế đã đủ cho các quan chức hải quân phải suy nghĩ và hành động tích cực hơn nhiều.
Tùng Đinh
Bình luận