(VTC News) – “Chúng ta đừng dại mà tiêu diệt văn hóa, những nét khác biệt của dân tộc mình. Ở một góc độ nào đó, văn hóa cũng làm ra kinh tế”.
Tất nhiên ý kiến của ông Võ Tòng Xuân cũng có cái hay vì nếu ăn Tết cổ truyền theo Tết Tây, chúng ta sẽ tiết kiệm được nguồn lực, tận dụng được rất nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh rồi thế này thế kia.
Tôi hoàn toàn đồng tình là nên hạn chế việc ăn chơi, nhảy múa quá dài ngày vì nghỉ tới 9 – 10 ngày dịp tết âm lịch thì sẽ nhão hết, chả đâu vào đâu cả, thậm chí còn gây bất tiện cho người dân.
Tuy nhiên, chẳng nên gộp hai cái Tết lại thành một làm gì vì tối thiểu 3 lý do sau:
Thứ nhất, tiết trời của chúng ta, không gian xã hội của Việt Nam khác hoàn toàn với trời Âu. Người ta vẫn nói:
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Có thể thấy từ lâu người Việt đã quan niệm tháng giêng là tháng hội hè, ăn chơi. Tôi đồng ý, thích gộp thì gộp, nhưng sau đó người dân người ta lại vẫn xin nghỉ phép để hưởng cái tiết xuân đó thì có gộp cũng vô ích.
Tôi nghĩ đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau và nó gắn liền với văn hóa của dân tộc. Như chúng ta vẫn thường nói, văn hóa gắn liền với sự phát triển. Theo quan điểm của tôi, chuyện nào đi chuyện đấy. Chúng ta đừng có nghĩ quá cực đoan, theo Tây tất cả mọi cái sẽ chẳng ra đâu vào đâu cả.
Thứ hai, tết cổ truyền vốn là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Đặc trưng tính cách con người Việt Nam cũng khác với người phương Tây. Thế nên, bỏ là bỏ thế nào được?!
Dịp tết cổ truyền ở Việt Nam có nhiều phong tục tập quán, phần lớn là mỹ tục, không phải những hủ tục, tục lệ dở ẹc. Mà đã là mỹ tục chúng ta phải bảo lưu, phát triển thậm chí khôi phục. Những cái đó đang hay ho thì có gì phải dập bỏ?
Thứ ba, như tôi đã nói, không phải cái gì học theo Tây cũng tốt.
Trong số các vị giáo sư, tiến sĩ từng nêu quan điểm ủng hộ ăn Tết cổ truyền theo Tết Tây trên báo điện tử VTC News, có vị cho rằng, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Thậm chí vị đó còn nhấn mạnh: “Trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.
Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu”.
Đấy là các vị đó nói thế chứ có chắc người ta lao vào làm giàu không? Các doanh nghiệp vẫn tranh thủ đi chúc tết đấy chứ. Các doanh nhân vẫn đắm chìm trong văn hóa Việt đấy chứ, chứ có phải sự thật là như thế đâu?!
Theo tôi, đó chỉ là quan điểm của một vài nhà chính trị, nhà văn hóa đã già, hoặc đã về hưu thôi chứ còn người khác người ta có nghĩ thế đâu.
Chuyện làm giàu hay làm nghèo đất nước, chúng ta phải có tính toán cẩn thận trên tư duy chính trị của các nhà khoa học tự nhiên chứ để mấy nhà văn hóa nói chung chung thế thì sao có thể tin được. Không có gì đảm bảo họ đúng cả!
Chưa kể, ở một góc độ nào đó, văn hóa cũng ra kinh tế chứ đâu phải chỉ có các lĩnh vực như khoa học kĩ thuật mới ra tiền. Chẳng qua chúng ta chưa kéo được thiên hạ vào, chưa làm thế nào để bạn bè trên thế giới tới Việt Nam vào dịp tết cổ truyền để xem chúng ta đón tết như xem một thứ “của lạ” thôi. Phải thú thực là chúng ta chưa biết làm như thế nào để thu được bộn tiền từ nét văn hóa đẹp đó.
Cái quan trọng là rào cản về mặt tâm lý xã hội: Người dân có sẵn sàng hay không? Mà điều này không hề phụ thuộc vào mức độ dân trí của người dân và sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế như GS. Đặng Hùng Võ đã nói hay khi chúng ta đạt được một trình độ văn minh nào đó.
Nếu nét văn hóa đó chúng ta vẫn thấy hay, thấy đẹp thì cứ bảo lưu. Nếu chúng ta xác định tới một lúc nào đó chúng ta như thiên hạ chứng tỏ ta thừa nhận thua thiên hạ rất nhiều.
Trên thực tế, văn hóa ở mỗi nước một khác và nó không phụ thuộc vào trình độ văn minh. Mấy cái trò như cờ bạc, rượu chè…có được kích hoạt, đẩy mạnh không phụ thuộc vào dịp ăn chơi nhảy múa như tết âm lịch mà nó ở bản tính mỗi con người.
Tóm lại, theo tôi, chúng ta đừng có dại mà tiêu diệt văn hóa, những nét khác biệt của dân tộc mình.
Xung quanh đề xuất "Đón tết cổ truyền theo dương lịch" của GS. Võ Tòng Xuân đã có hàng vạn những ý kiến trao đổi. VTC-News xin giới thiệu bài viết của PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học).
PGS,TS Trịnh Hòa Bình khẳng định:"Chúng ta chẳng gán ghép Tết ta theo Dương lịch được đâu. Không thể đưa cái tư duy “hiện đại” đó mà nhồi ép được bởi điều đó còn phụ thuộc vào tính sẵn sàng của cả cộng đồng"
PGS,TS Trịnh Hòa Bình khẳng định:"Chúng ta chẳng gán ghép Tết ta theo Dương lịch được đâu. Không thể đưa cái tư duy “hiện đại” đó mà nhồi ép được bởi điều đó còn phụ thuộc vào tính sẵn sàng của cả cộng đồng"
PGS.TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình |
Tôi hoàn toàn đồng tình là nên hạn chế việc ăn chơi, nhảy múa quá dài ngày vì nghỉ tới 9 – 10 ngày dịp tết âm lịch thì sẽ nhão hết, chả đâu vào đâu cả, thậm chí còn gây bất tiện cho người dân.
Tuy nhiên, chẳng nên gộp hai cái Tết lại thành một làm gì vì tối thiểu 3 lý do sau:
Thứ nhất, tiết trời của chúng ta, không gian xã hội của Việt Nam khác hoàn toàn với trời Âu. Người ta vẫn nói:
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Có thể thấy từ lâu người Việt đã quan niệm tháng giêng là tháng hội hè, ăn chơi. Tôi đồng ý, thích gộp thì gộp, nhưng sau đó người dân người ta lại vẫn xin nghỉ phép để hưởng cái tiết xuân đó thì có gộp cũng vô ích.
Tôi nghĩ đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau và nó gắn liền với văn hóa của dân tộc. Như chúng ta vẫn thường nói, văn hóa gắn liền với sự phát triển. Theo quan điểm của tôi, chuyện nào đi chuyện đấy. Chúng ta đừng có nghĩ quá cực đoan, theo Tây tất cả mọi cái sẽ chẳng ra đâu vào đâu cả.
Thứ hai, tết cổ truyền vốn là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Đặc trưng tính cách con người Việt Nam cũng khác với người phương Tây. Thế nên, bỏ là bỏ thế nào được?!
Dịp tết cổ truyền ở Việt Nam có nhiều phong tục tập quán, phần lớn là mỹ tục, không phải những hủ tục, tục lệ dở ẹc. Mà đã là mỹ tục chúng ta phải bảo lưu, phát triển thậm chí khôi phục. Những cái đó đang hay ho thì có gì phải dập bỏ?
Thứ ba, như tôi đã nói, không phải cái gì học theo Tây cũng tốt.
Tết cổ truyền là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ sau một năm xa cách |
Trong số các vị giáo sư, tiến sĩ từng nêu quan điểm ủng hộ ăn Tết cổ truyền theo Tết Tây trên báo điện tử VTC News, có vị cho rằng, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Thậm chí vị đó còn nhấn mạnh: “Trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.
Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu”.
Đấy là các vị đó nói thế chứ có chắc người ta lao vào làm giàu không? Các doanh nghiệp vẫn tranh thủ đi chúc tết đấy chứ. Các doanh nhân vẫn đắm chìm trong văn hóa Việt đấy chứ, chứ có phải sự thật là như thế đâu?!
|
Chuyện làm giàu hay làm nghèo đất nước, chúng ta phải có tính toán cẩn thận trên tư duy chính trị của các nhà khoa học tự nhiên chứ để mấy nhà văn hóa nói chung chung thế thì sao có thể tin được. Không có gì đảm bảo họ đúng cả!
Chưa kể, ở một góc độ nào đó, văn hóa cũng ra kinh tế chứ đâu phải chỉ có các lĩnh vực như khoa học kĩ thuật mới ra tiền. Chẳng qua chúng ta chưa kéo được thiên hạ vào, chưa làm thế nào để bạn bè trên thế giới tới Việt Nam vào dịp tết cổ truyền để xem chúng ta đón tết như xem một thứ “của lạ” thôi. Phải thú thực là chúng ta chưa biết làm như thế nào để thu được bộn tiền từ nét văn hóa đẹp đó.
Cái quan trọng là rào cản về mặt tâm lý xã hội: Người dân có sẵn sàng hay không? Mà điều này không hề phụ thuộc vào mức độ dân trí của người dân và sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế như GS. Đặng Hùng Võ đã nói hay khi chúng ta đạt được một trình độ văn minh nào đó.
Nếu nét văn hóa đó chúng ta vẫn thấy hay, thấy đẹp thì cứ bảo lưu. Nếu chúng ta xác định tới một lúc nào đó chúng ta như thiên hạ chứng tỏ ta thừa nhận thua thiên hạ rất nhiều.
Trên thực tế, văn hóa ở mỗi nước một khác và nó không phụ thuộc vào trình độ văn minh. Mấy cái trò như cờ bạc, rượu chè…có được kích hoạt, đẩy mạnh không phụ thuộc vào dịp ăn chơi nhảy múa như tết âm lịch mà nó ở bản tính mỗi con người.
Tóm lại, theo tôi, chúng ta đừng có dại mà tiêu diệt văn hóa, những nét khác biệt của dân tộc mình.
PGS.TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình
Quý độc giả có đồng tình với quan điểm trên? Xin hãy gửi ý kiến của mình vào ô thảo luận bên dưới đây.
Bình luận