Nhiều năm nay, với bài thuốc bằng những lá cây rừng, anh đã cứu sống hàng trăm mạng người thoát khỏi bàn tay tử thần. Cũng vì vậy mà anh được bà con trong vùng gọi bằng một cái tên rất gần gũi: Vị thần y chân đất.
Men theo con đường làng quanh co với những ổ gà chi chít, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến nhà “thần y” Châu. Xuất hiện trước mắt là một người đàn ông quần áo lấm lem bùn đất vì vừa mới đi làm về.
Do có hẹn trước nên anh Châu nhận ra chúng tôi và vui vẻ mời vào nhà và không quên buông lời khen: “Chú tìm được đường vào nhà cũng giỏi đó, nhiều người toàn bị lạc đường do nhà tôi nằm sâu trong xóm, đường lại quanh co nhiều chỗ”.
Qua câu chuyện, khi đề cập đến bài thuốc “khắc tinh” của rắn độc do anh đang nắm giữ, anh Châu cho biết: “Bài thuốc này của gia đình tôi đã có đến 3 đời nay rồi, từ đời ông cố tôi đã dùng những bài thuốc này để chữa bệnh giúp bà con trong làng, ngoài xã, rồi đến đời cha tôi và đời tôi bây giờ đó”.
Nói về xuất xứ của bài thuốc này, anh Châu nói mình cũng không chứng kiến nguồn gốc, xuất xứ thực sự của nó mà chỉ nghe người cha kể lại. Theo đó bài thuốc quý bắt đầu có từ thời cố nội và do một người dân tộc thiểu số truyền lại cho. Những lá cây trong bài thuốc có sẵn ở rừng núi quê hương.
“Một bữa nọ, gia đình đang ăn cơm thì bỗng dưng có một người dân tộc thiểu số vào xin ở nhờ. Có lẽ do ông ấy lỡ đường. Sau đó, ông cố tôi đã lo cho ông ấy ăn uống và nghỉ một thời gian khá lâu.
Trước khi trở về, người đàn ông đó tỏ ra vô cùng biết ơn gia đình ông cố tôi. Để cảm ơn, ông ấy đã dẫn ông cố tôi vào rừng và chỉ cho ông tôi bài thuốc chữa rắn cắn này. Khi ông cố tôi đã thành thạo sử dụng bài thuốc thì người ấy từ biệt trở về miền núi và chưa một lần nào quay lại”, anh Châu nhớ lại.
Từ đó, ông của anh Châu đã tiếp tục dùng bài thuốc này để chữa rắn cắn cho bà con. Được biết, bài thuốc này gồm có 7 loại lá cây rừng, hầu hết các loại này đề rất dễ kiếm vào mùa Xuân và mùa Thu, còn về mùa Hè, do hạn hán nên các loại cây này trở nên khan hiếm. Sau khi ông nội mất, bố anh Châu là ông Hoàng Văn Nhung (SN 1927) đã kế truyền phương thuốc này.
Trải qua mấy chục năm bốc thuốc cứu người chữa rắn cắn, danh tiếng bài thuốc gia truyền của tổ tiên nhà anh Châu vang lừng khắp nơi, rất nhiều người bị rắn cắn tìm đến nhờ giúp đỡ. Rồi ông bố cũng có tuổi, ông bắt đầu tìm người kế tiếp mình giữ gìn, phát huy bài thuốc gia truyền.
Trong gia đình có 7 người con thì chỉ một mình anh Châu là người kế nhiệm được phương thuốc, bởi cả 6 anh em còn lại, dù được bố truyền cho cách lấy thuốc nhưng không một ai có thể lấy thành công.
Theo lý giải của anh Châu, sở dĩ anh kế truyền được bài thuốc thần bí này là do từ khi còn nhỏ, anh đã thường xuyên cùng bố lên rừng lấy lá cây về làm thuốc. Năm 18 tuổi, anh Châu mới bắt đầu học cách lấy thuốc.
Nhớ lại thời gian đó, anh Châu chia sẻ: “Ban đầu, khi mới bắt đầu lấy thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm, giữa rừng đủ các loại cây như vậy, mình phải biết phân biệt loại nào để làm thuốc. Cũng có nhiều cây khác nhau nhưng nếu chỉ nhìn qua thấy chúng rất giống nhau. Nếu mình không phân biệt được, thì dễ lấy nhầm lắm, mà có loại cây có độc nữa nên rất nguy hiểm”. Phải mất mấy tháng, anh Châu mới nhớ và phân biệt được các loại cây một cách thành thạo.
Cứu hàng trăm mạng người khỏi thần chết từ bài thuốc lạ
Dù biết cách lấy lá để chế biến ra thuốc nhưng anh Châu không dám chữa ngay vì sợ lỡ xảy ra sơ suất có thể dẫn đến mất một mạng người như chơi. Do vậy, anh chỉ làm các việc lặt vặt phụ giúp bố khi bốc thuốc.
Rồi một hôm, bố anh đi vắng, trong nhà chỉ còn anh và một người chị. Hai chị em đang dọn dẹp trong nhà thì thấy một đoàn người từ ngoài cổng chạy vào. Chưa kịp chạy ra xem có chuyện gì thì đoàn người đã chạy vào tới sân. Lúc này anh mới biết là có một người đàn ông trú ở xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương trong lúc đi làm rừng bị rắn hổ chì cắn.
“Người nhà ông ấy dùng cáng chạy sang nhà tôi thì người ông ấy đã thâm tím, miệng ngập cứng rồi. Vì chưa khi nào chữa bệnh cho ai nên tôi không dám đứng ra nhận lời chữa, nhưng thấy người thân của người đàn ông đó cứ van xin tôi cũng làm liều. Sau khi chạy vào rú (rừng) gần nhà hái đủ 7 thứ lá, tôi chạy về nhà và nghiền ra rồi lấy nước dùng thìa cạy miệng mãi mới đổ được vào miệng cho ông ấy”, anh Châu nhớ lại lần đầu mình tự tay cứu chữa người bị rắn cắn.
Dù đã cho uống thuốc nhưng anh Châu vẫn lo sợ nên bảo người nhà đưa đi bệnh viện khẩn cấp. Thật kỳ diệu, vừa đi được quãng đường khoảng 2km thì nạn nhân tỉnh dậy, chân tay bắt đầu cựa quậy được. Mười ngày sau, gia đình họ đem lễ vật sang tạ ơn, lúc này anh Châu mới biết là anh ta còn sống.
Đợt đó, sau khi nghe xong câu chuyện của con, bố anh Châu đã mỉm cười và yên tâm truyền nghề giao phó việc chữa bệnh cho anh. Năm đó, anh Châu 18 tuổi và hơn 20 năm nay anh vẫn âm thầm lấy thuốc chữa bệnh cho mọi người.
Dù không có một bảng hiệu hay sự chỉ dẫn nào về cách chữa bệnh của bài thuốc này, nhưng khi nhắc đến anh Châu lấy thuốc rắn cắn, hay “khắc tinh” của loài rắn thì ai cũng xuýt xoa và trả lời với một thái độ tôn kính và khâm phục nhất.
Ông Nguyễn Quốc Du, sống gần nhà anh Châu và cũng từng bị rắn đen trắng cắn chia sẻ: “Không hiểu bài thuốc đó có gì mà kỳ lạ thế, người nhẹ chỉ cần uống 3 – 5 thang là khỏi còn người nặng thì cần đến 7 thang là dứt. Bản thân tôi cũng từng bị rắn đen trắng cắn nhưng được anh Châu chữa khỏi bằng các loại cây rừng đó”.
Anh Châu cho biết: “Cách sử dụng thuốc cũng rất đơn giản, chẳng cần sao hay sắc gì, chỉ cần giã nát nắm thuốc đó ra rồi gạn lấy nước uống. Trung bình 3 tiếng nên uống một lần cho độc rút, dần dần uống đến khi độc rút hẳn là được”.
Tuy nhiên theo anh Châu thì không phải ca nào cũng cứu được. Đó là những người khi họ tìm đến để chữa bệnh thì nọc độc của rắn đã thấm sâu vào trong máu nên các loại lá này không còn tác dụng.
Ông Nguyễn Lý, trú tại xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương khi nói về tài chữa rắn cắn của anh Châu cũng xuýt xoa khen ngợi: “Đúng là thần kỳ, chính tôi cách đây hai năm, trong lúc đi rừng không may bị rắn cắn. Khi đưa xuống trạm xá thì được truyền nước giải độc nhưng không ăn thua. Đến khi người nhà đưa tôi đến nhà anh Châu thì được anh ấy dùng lá cây chữa khỏi, tôi nghĩ đúng là một kỳ tích. Đợt đó, tôi nghĩ dễ mà mình bị mất mạng lắm”.
Mặc dù nắm bài thuốc gia truyền chữa rắn cắn độc, hiếm và hiệu quả nhưng không vì thế mà anh Châu dùng đó làm mục đích xấu, hay kiếm kế sinh nhai mà anh chỉ giúp khi người ta cần. Mỗi lần chữa khỏi thì số tiền công cũng không đáng là bao.
Với phương châm ai cần thì giúp nên các bệnh nhân tìm đến với anh Châu rất nhiều, tuy nhiên anh chẳng bao giờ quan tâm đến tên tuổi với địa chỉ. Các bệnh nhân đến với anh đều chủ động xin số điện thoại của anh rồi thông báo tiến trình của bệnh cũng như để “tìm” thầy thuốc khi cần.
Theo anh Châu thì bây giờ ít đi nhiều rồi, chứ vào thời điểm những năm 1993 – 1994 do rừng rú còn rậm rạp nên người dân đi rừng rất hay bị rắn cắn.
Đến thời điểm hiện tại, cũng mới chỉ có anh Châu là người kế tiếp lĩnh hội được cách bào chế bài thuốc để kế truyền bài thuốc ba đời của cha ông.
Nói về việc người kế truyền tương lai cho mình, anh Châu chia sẻ: “Tôi có ba cô con gái thì các cháu còn nhỏ quá, bây giờ để cho chúng ăn học thôi. Nếu có bệnh nhân thì tôi vẫn là người phải đi lấy thuốc còn vợ tôi cũng đã biết cách làm thuốc cho mọi người rồi”.
Nói về vị “thần y” của làng, ông Đào Danh Dụng, xóm trưởng xóm 2, xã Hồng Sơn cho biết: “Việc anh Châu dùng lá cây rừng để chữa khỏi rắn cắn cho người dân đã được người dân biết đến từ rất lâu. Không chỉ bà con trong xóm, trong xã mà có một số người ở các xã của các huyện lân cận cũng đã tìm đến chữa và khỏi.
Chúng tôi ở đây cũng không ai biết là vì đâu mà các loại lá đó có công hiệu lớn như vậy. Nhưng với anh Châu thì đó là vị ‘thần y’ hay ‘khắc tinh’ của các loại rắn ở đây. Trong làng ngoài xóm ai cũng quý mến anh ấy”.
Mới đây nhất, cách chưa đầy nửa tháng, một người dân ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương trong lúc đi làm đồng chuẩn bị cho vụ đông bị rắn độc cắn, cũng may kịp thời đưa tới lúc nọc độc chưa phát tán nên đã được cứu sống.
“Hôm đó là 2h sáng, cả nhà tôi đang ngủ thì hai chiếc xe máy chạy thẳng vào sân rồi nghe tiếng gọi to: “Thầy ơi cứu chồng tôi với”. Tôi choàng tỉnh dậy thì thấy một người đàn ông lấm lem bùn đất được hai 3 người đưa đến với một vết thương rắn cắn.
Sau khi kiểm tra, tôi đã hút nọc độc và đắp thuốc cho bệnh nhân. Đến trưa hôm sau thì ông ấy qua cơn nguy kịch và được gia đình đưa về chăm sóc”, anh Châu nhớ lại.
Những ngày cuối năm này, gia đình anh Châu đang chuẩn bị cho việc đón tết Quý Tỵ. “Tôi là khắc tinh của chuyên chữa người rắn độc cắn nên càng phải thờ “ông ấy” cho đàng hoàng”, anh Châu vui đùa cho biết.
Nói là đàng hoàng nhưng cũng như bao người dân nơi đây, do cuộc sống khó khăn, quanh năm bám lấy ruộng đồng nên cũng chỉ là bánh chưng, thịt lợn. Ngoài ra những thứ xa xỉ như cây cảnh, quất đào thì gia đình anh Châu cũng như người dân nơi đây chưa từng mơ tới chuyện mua về để trang trí.
Khi tôi hỏi chắc dịp Tết nhiều người đến chúc Tết gia đình nhiều lắm, anh Châu cười hiền lành nói: “Năm nào cũng vậy, cứ Tết đến là nhà tôi luôn tấp nập khách, họ là những người được tôi cứu sống nên mỗi dịp tết thường đến chúc.
Tuy nhiên với tôi, nếu người nào mà đi quà to, tiền bạc là tôi nhất quyết không nhận. Được mọi người nhớ tới đến chúc mừng đầu năm mới là tôi vui lắm rồi chứ quà cáp thì cũng chỉ là hư vô mà thôi”. Nghe anh nói mà tôi thấy yêu quý một con người, một người thầy thuốc rất tận tâm vì người bệnh.
Theo Infonet
Bài thuốc bí truyền 3 đời chữa rắn cắn
Hễ có ai trong vùng bị rắn độc cắn, nếu kịp thời mang đến là anh chữa khỏi liền. Cũng có những trường hợp do đến muộn hoặc vì lý do nào đó mà không cứu được, nhưng con số này là rất ít. Bài thuốc mà anh đang nắm giữ được lưu truyền từ 3 đời nay và xuất xứ từ một người dân tộc thiểu số.
Vị thần y mà chúng tôi muốn nói tới là anh Hoàng Văn Châu (SN 1972) trú tại xóm 2, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Chân dung thần y chân đất Hoàng Văn Châu. |
Men theo con đường làng quanh co với những ổ gà chi chít, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến nhà “thần y” Châu. Xuất hiện trước mắt là một người đàn ông quần áo lấm lem bùn đất vì vừa mới đi làm về.
Do có hẹn trước nên anh Châu nhận ra chúng tôi và vui vẻ mời vào nhà và không quên buông lời khen: “Chú tìm được đường vào nhà cũng giỏi đó, nhiều người toàn bị lạc đường do nhà tôi nằm sâu trong xóm, đường lại quanh co nhiều chỗ”.
Qua câu chuyện, khi đề cập đến bài thuốc “khắc tinh” của rắn độc do anh đang nắm giữ, anh Châu cho biết: “Bài thuốc này của gia đình tôi đã có đến 3 đời nay rồi, từ đời ông cố tôi đã dùng những bài thuốc này để chữa bệnh giúp bà con trong làng, ngoài xã, rồi đến đời cha tôi và đời tôi bây giờ đó”.
Nói về xuất xứ của bài thuốc này, anh Châu nói mình cũng không chứng kiến nguồn gốc, xuất xứ thực sự của nó mà chỉ nghe người cha kể lại. Theo đó bài thuốc quý bắt đầu có từ thời cố nội và do một người dân tộc thiểu số truyền lại cho. Những lá cây trong bài thuốc có sẵn ở rừng núi quê hương.
“Một bữa nọ, gia đình đang ăn cơm thì bỗng dưng có một người dân tộc thiểu số vào xin ở nhờ. Có lẽ do ông ấy lỡ đường. Sau đó, ông cố tôi đã lo cho ông ấy ăn uống và nghỉ một thời gian khá lâu.
Trước khi trở về, người đàn ông đó tỏ ra vô cùng biết ơn gia đình ông cố tôi. Để cảm ơn, ông ấy đã dẫn ông cố tôi vào rừng và chỉ cho ông tôi bài thuốc chữa rắn cắn này. Khi ông cố tôi đã thành thạo sử dụng bài thuốc thì người ấy từ biệt trở về miền núi và chưa một lần nào quay lại”, anh Châu nhớ lại.
Từ đó, ông của anh Châu đã tiếp tục dùng bài thuốc này để chữa rắn cắn cho bà con. Được biết, bài thuốc này gồm có 7 loại lá cây rừng, hầu hết các loại này đề rất dễ kiếm vào mùa Xuân và mùa Thu, còn về mùa Hè, do hạn hán nên các loại cây này trở nên khan hiếm. Sau khi ông nội mất, bố anh Châu là ông Hoàng Văn Nhung (SN 1927) đã kế truyền phương thuốc này.
Trải qua mấy chục năm bốc thuốc cứu người chữa rắn cắn, danh tiếng bài thuốc gia truyền của tổ tiên nhà anh Châu vang lừng khắp nơi, rất nhiều người bị rắn cắn tìm đến nhờ giúp đỡ. Rồi ông bố cũng có tuổi, ông bắt đầu tìm người kế tiếp mình giữ gìn, phát huy bài thuốc gia truyền.
Trong gia đình có 7 người con thì chỉ một mình anh Châu là người kế nhiệm được phương thuốc, bởi cả 6 anh em còn lại, dù được bố truyền cho cách lấy thuốc nhưng không một ai có thể lấy thành công.
Theo lý giải của anh Châu, sở dĩ anh kế truyền được bài thuốc thần bí này là do từ khi còn nhỏ, anh đã thường xuyên cùng bố lên rừng lấy lá cây về làm thuốc. Năm 18 tuổi, anh Châu mới bắt đầu học cách lấy thuốc.
Nhớ lại thời gian đó, anh Châu chia sẻ: “Ban đầu, khi mới bắt đầu lấy thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm, giữa rừng đủ các loại cây như vậy, mình phải biết phân biệt loại nào để làm thuốc. Cũng có nhiều cây khác nhau nhưng nếu chỉ nhìn qua thấy chúng rất giống nhau. Nếu mình không phân biệt được, thì dễ lấy nhầm lắm, mà có loại cây có độc nữa nên rất nguy hiểm”. Phải mất mấy tháng, anh Châu mới nhớ và phân biệt được các loại cây một cách thành thạo.
Cứu hàng trăm mạng người khỏi thần chết từ bài thuốc lạ
Dù biết cách lấy lá để chế biến ra thuốc nhưng anh Châu không dám chữa ngay vì sợ lỡ xảy ra sơ suất có thể dẫn đến mất một mạng người như chơi. Do vậy, anh chỉ làm các việc lặt vặt phụ giúp bố khi bốc thuốc.
Với bài thuốc từ những lá cây rừng, nhiều năm nay ba đời nhà anh Châu đã cứu sống được hàng ngàn người bị rắn độc cắn. |
Rồi một hôm, bố anh đi vắng, trong nhà chỉ còn anh và một người chị. Hai chị em đang dọn dẹp trong nhà thì thấy một đoàn người từ ngoài cổng chạy vào. Chưa kịp chạy ra xem có chuyện gì thì đoàn người đã chạy vào tới sân. Lúc này anh mới biết là có một người đàn ông trú ở xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương trong lúc đi làm rừng bị rắn hổ chì cắn.
“Người nhà ông ấy dùng cáng chạy sang nhà tôi thì người ông ấy đã thâm tím, miệng ngập cứng rồi. Vì chưa khi nào chữa bệnh cho ai nên tôi không dám đứng ra nhận lời chữa, nhưng thấy người thân của người đàn ông đó cứ van xin tôi cũng làm liều. Sau khi chạy vào rú (rừng) gần nhà hái đủ 7 thứ lá, tôi chạy về nhà và nghiền ra rồi lấy nước dùng thìa cạy miệng mãi mới đổ được vào miệng cho ông ấy”, anh Châu nhớ lại lần đầu mình tự tay cứu chữa người bị rắn cắn.
Dù đã cho uống thuốc nhưng anh Châu vẫn lo sợ nên bảo người nhà đưa đi bệnh viện khẩn cấp. Thật kỳ diệu, vừa đi được quãng đường khoảng 2km thì nạn nhân tỉnh dậy, chân tay bắt đầu cựa quậy được. Mười ngày sau, gia đình họ đem lễ vật sang tạ ơn, lúc này anh Châu mới biết là anh ta còn sống.
Đợt đó, sau khi nghe xong câu chuyện của con, bố anh Châu đã mỉm cười và yên tâm truyền nghề giao phó việc chữa bệnh cho anh. Năm đó, anh Châu 18 tuổi và hơn 20 năm nay anh vẫn âm thầm lấy thuốc chữa bệnh cho mọi người.
Dù không có một bảng hiệu hay sự chỉ dẫn nào về cách chữa bệnh của bài thuốc này, nhưng khi nhắc đến anh Châu lấy thuốc rắn cắn, hay “khắc tinh” của loài rắn thì ai cũng xuýt xoa và trả lời với một thái độ tôn kính và khâm phục nhất.
Ông Nguyễn Quốc Du, sống gần nhà anh Châu và cũng từng bị rắn đen trắng cắn chia sẻ: “Không hiểu bài thuốc đó có gì mà kỳ lạ thế, người nhẹ chỉ cần uống 3 – 5 thang là khỏi còn người nặng thì cần đến 7 thang là dứt. Bản thân tôi cũng từng bị rắn đen trắng cắn nhưng được anh Châu chữa khỏi bằng các loại cây rừng đó”.
Anh Châu cho biết: “Cách sử dụng thuốc cũng rất đơn giản, chẳng cần sao hay sắc gì, chỉ cần giã nát nắm thuốc đó ra rồi gạn lấy nước uống. Trung bình 3 tiếng nên uống một lần cho độc rút, dần dần uống đến khi độc rút hẳn là được”.
Tuy nhiên theo anh Châu thì không phải ca nào cũng cứu được. Đó là những người khi họ tìm đến để chữa bệnh thì nọc độc của rắn đã thấm sâu vào trong máu nên các loại lá này không còn tác dụng.
Ông Nguyễn Lý, trú tại xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương khi nói về tài chữa rắn cắn của anh Châu cũng xuýt xoa khen ngợi: “Đúng là thần kỳ, chính tôi cách đây hai năm, trong lúc đi rừng không may bị rắn cắn. Khi đưa xuống trạm xá thì được truyền nước giải độc nhưng không ăn thua. Đến khi người nhà đưa tôi đến nhà anh Châu thì được anh ấy dùng lá cây chữa khỏi, tôi nghĩ đúng là một kỳ tích. Đợt đó, tôi nghĩ dễ mà mình bị mất mạng lắm”.
Mặc dù nắm bài thuốc gia truyền chữa rắn cắn độc, hiếm và hiệu quả nhưng không vì thế mà anh Châu dùng đó làm mục đích xấu, hay kiếm kế sinh nhai mà anh chỉ giúp khi người ta cần. Mỗi lần chữa khỏi thì số tiền công cũng không đáng là bao.
Với phương châm ai cần thì giúp nên các bệnh nhân tìm đến với anh Châu rất nhiều, tuy nhiên anh chẳng bao giờ quan tâm đến tên tuổi với địa chỉ. Các bệnh nhân đến với anh đều chủ động xin số điện thoại của anh rồi thông báo tiến trình của bệnh cũng như để “tìm” thầy thuốc khi cần.
Theo anh Châu thì bây giờ ít đi nhiều rồi, chứ vào thời điểm những năm 1993 – 1994 do rừng rú còn rậm rạp nên người dân đi rừng rất hay bị rắn cắn.
Đến thời điểm hiện tại, cũng mới chỉ có anh Châu là người kế tiếp lĩnh hội được cách bào chế bài thuốc để kế truyền bài thuốc ba đời của cha ông.
Nói về việc người kế truyền tương lai cho mình, anh Châu chia sẻ: “Tôi có ba cô con gái thì các cháu còn nhỏ quá, bây giờ để cho chúng ăn học thôi. Nếu có bệnh nhân thì tôi vẫn là người phải đi lấy thuốc còn vợ tôi cũng đã biết cách làm thuốc cho mọi người rồi”.
Nói về vị “thần y” của làng, ông Đào Danh Dụng, xóm trưởng xóm 2, xã Hồng Sơn cho biết: “Việc anh Châu dùng lá cây rừng để chữa khỏi rắn cắn cho người dân đã được người dân biết đến từ rất lâu. Không chỉ bà con trong xóm, trong xã mà có một số người ở các xã của các huyện lân cận cũng đã tìm đến chữa và khỏi.
Chúng tôi ở đây cũng không ai biết là vì đâu mà các loại lá đó có công hiệu lớn như vậy. Nhưng với anh Châu thì đó là vị ‘thần y’ hay ‘khắc tinh’ của các loại rắn ở đây. Trong làng ngoài xóm ai cũng quý mến anh ấy”.
Mới đây nhất, cách chưa đầy nửa tháng, một người dân ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương trong lúc đi làm đồng chuẩn bị cho vụ đông bị rắn độc cắn, cũng may kịp thời đưa tới lúc nọc độc chưa phát tán nên đã được cứu sống.
“Hôm đó là 2h sáng, cả nhà tôi đang ngủ thì hai chiếc xe máy chạy thẳng vào sân rồi nghe tiếng gọi to: “Thầy ơi cứu chồng tôi với”. Tôi choàng tỉnh dậy thì thấy một người đàn ông lấm lem bùn đất được hai 3 người đưa đến với một vết thương rắn cắn.
Sau khi kiểm tra, tôi đã hút nọc độc và đắp thuốc cho bệnh nhân. Đến trưa hôm sau thì ông ấy qua cơn nguy kịch và được gia đình đưa về chăm sóc”, anh Châu nhớ lại.
Những ngày cuối năm này, gia đình anh Châu đang chuẩn bị cho việc đón tết Quý Tỵ. “Tôi là khắc tinh của chuyên chữa người rắn độc cắn nên càng phải thờ “ông ấy” cho đàng hoàng”, anh Châu vui đùa cho biết.
Nói là đàng hoàng nhưng cũng như bao người dân nơi đây, do cuộc sống khó khăn, quanh năm bám lấy ruộng đồng nên cũng chỉ là bánh chưng, thịt lợn. Ngoài ra những thứ xa xỉ như cây cảnh, quất đào thì gia đình anh Châu cũng như người dân nơi đây chưa từng mơ tới chuyện mua về để trang trí.
Khi tôi hỏi chắc dịp Tết nhiều người đến chúc Tết gia đình nhiều lắm, anh Châu cười hiền lành nói: “Năm nào cũng vậy, cứ Tết đến là nhà tôi luôn tấp nập khách, họ là những người được tôi cứu sống nên mỗi dịp tết thường đến chúc.
Tuy nhiên với tôi, nếu người nào mà đi quà to, tiền bạc là tôi nhất quyết không nhận. Được mọi người nhớ tới đến chúc mừng đầu năm mới là tôi vui lắm rồi chứ quà cáp thì cũng chỉ là hư vô mà thôi”. Nghe anh nói mà tôi thấy yêu quý một con người, một người thầy thuốc rất tận tâm vì người bệnh.
Theo Infonet
Bình luận