• Zalo

TBN-Ý, Croatia-Ireland: Bảng "chúa chổm” khởi tranh

Tổng hợpChủ Nhật, 10/06/2012 05:30:00 +07:00Google News

(VTC News) - Thật trùng hợp khi cả 4 quốc gia nằm ở bảng C Euro 2012 đều đang ở trong tình trạng báo động đỏ về kinh tế ở khu vực Châu Âu.

(VTC News) - Thật trùng hợp khi cả 4 quốc gia nằm ở bảng C Euro 2012 đều đang ở trong tình trạng báo động đỏ về kinh tế ở khu vực Châu Âu.

Mỗi dịp Euro luôn được coi là ngày hội đối với tất cả các quốc gia ở Châu Âu có đội tuyển tham dự, nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, mọi chuyện đã dần thay đổi. Tại kỳ Euro lần này, người ta gọi bảng C là “bảng đấu nợ nần”, bởi cả Italia, TBN, Croatia và Ireland đều đang trong tình trạng cực kỳ khó khăn về kinh tế do cuộc khủng hoảng nợ công đem lại.

Đất nước Tây Ban Nha đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. 

Tỷ lệ nợ so với GDP của Tây Ban Nha, đội đang là đương kim vô địch Euro, hiện tại là 92%, đi kèm theo đó là tỷ lệ thất nghiệp cao ở mức …khủng khiếp 24,4%. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ 4 ở khu vực EU cần tới 40 tỷ euro để cứu các ngân hàng khỏi phá sản, một yêu cầu gần như không tưởng trong hoàn cảnh châu lục này đã phải gồng mình lên “đỡ đần” cho Hy Lạp hay Iceland trước đó.

Ngay trước khi giải đấu khởi tranh ở Ba Lan và Ukraine, HLV Vicente Del Bosque đã chia sẻ rằng: “Chúng tôi có vô địch Euro cũng không giải quyết được vấn đề hiện tại của đất nước TBN”.  Chiến lược gia 61 tuổi này nói không sai, nhưng chính trị lại là một lĩnh vực mà có lẽ ông không nắm rõ bằng bóng đá. Một chiến thắng của Torres và các đồng đội tại kỳ Euro năm nay sẽ là một cú hích tinh thần cực lớn với người dân xứ sở bò tót, khiến họ tạm quên đi nỗi lo mất việc làm, nhà băng phá sản hay cả việc …đòi thủ tướng từ chức.


Thật trùng hợp khi cả 4 quốc gia có đội bóng tại bảng C Euro 2012 đều đang phải đối đầu với cuộc khủng hoảng nợ. 

Chính tiền vệ Xavi cũng thừa nhận: “Chúng ta đang gặp phải cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, và xét theo một chiều hướng nào đó, bóng đá là một điều tốt lành. Nếu đội tuyển chơi tốt sẽ gây  hiệu ứng tốt đến người dân, và hãy chờ xem chúng tôi có thể mang niềm vui về cho đất nước hay không”. Trong lịch sử, những chức vô địch World Cup của Brazil năm 1970 hay Argentina năm 1978 đều giúp chế độ độc tài quân sự ở 2 nước này giành được sự ủng hộ của người dân, hay màn trình diễn ấn tượng của ĐT Chile năm 2010 cũng góp công lớn đưa đất nước này vượt qua khó khăn sau trận động đất kinh hoàng.

Cũng ở tình trạng nguy hiểm không kém so với TBN là Italia và Ireland, khi 2 nước này đang có tỷ lệ nợ so với GDP lần lượt là 120% và 109%, cho dù tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn khá nhiều so với xứ sở bò tót. Chính nỗi lo về nợ công cũng như những khó khăn kinh tế đã khiến thủ tướng Ý Monti đưa ra quyết định không tham gia vào cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Thế vận hội 2020 hồi tháng Tư năm nay, bất chấp sự phản đối từ giới vận động viên cũng như người hâm mộ thể thao trong nước.


Xabi Alonso và các đồng đội mang trọng trách "mang lại niềm vui" cho cả đất nước. 

Với Croatia, tỷ lệ GDP trên vốn quá thấp của họ (chỉ khoảng 21,8 – thấp hơn cả Hy Lạp) là một vấn đề đáng lo ngại, và chính nó đã dẫn đến việc trái phiếu chính phú của nước này mất giá thê thảm trong thời gian qua. Câu chuyện nổi tiếng nhất về Croatia trong thời gian qua không phải là việc Modric và các đồng đội chuẩn bị cho Euro như thế nào, mà là về một người đàn ông rao bán thận của mình lấy 10 000 euro để trả nợ.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu những năm vừa qua đã đẩy nhiều nền bóng đá như Hy Lạp hay Thụy Sỹ lâm vào tình trạng khó khăn, và đang có nguy cơ lan rộng sang những “ông lớn” như Tây Ban Nha hay Hy Lạp. Các ông chủ CLB sẽ phải thắt chặt chi tiêu hơn do không còn nhận được nguồn đầu tư mạnh từ ngân hàng, những hợp đồng quảng cáo, tài trợ sẽ bị giảm giá trị.


Không phải ngẫu nhiên mà bóng đá luôn được sự quan tâm đặc biệt từ các chính trị gia. 

Và nếu bạn muốn thấy những dẫn chứng cụ thể hơn, hãy nhìn vào kết quả 2 loạt trận đầu tiên ở bảng A và B của Euro lần này. Ở ngày khai mạc, ĐT Nga đến từ một đất nước có tỷ lệ nợ/GDP chỉ là 11% và tỷ lệ thất nghiệp 6,5% đã đè bẹp CH Czech (tỷ lệ nợ/GDP là 47% và tỷ lệ thất nghiệp là 6.7%) với tỷ số 4-1. Còn đêm qua, không phải ngẫu nhiên mà Đan Mạch đánh bại Hà Lan của Sneijder và Robben, khi tỷ lệ nợ/GDP của họ thấp gần bằng 1 nửa đối thủ (46% so với 79%) !!!


Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 

Xem thêm tại đây



Hồng Vân

Bình luận
vtcnews.vn