Các nhà khoa học đã có những bằng chứng về việc những người có xu hướng nói chuyện với vật nuôi hay vật thể có thể liên quan đến trí thông minh xã hội.
Một trong những lý do tại sao chúng ta có thể nhân cách hóa, tạo ra hình dạng hay thuộc tính con người đối với động vật, thực vật hay vật thể là bởi vì khả năng độc nhất vô nhị của con người giúp chúng ta nhận diện khuôn mặt ở khắp mọi nơi.
Tiến sĩ Nicholas Epley, giáo sư về khoa học hành vi, chuyên gia về nhân chủng học, Đại học Chicago chia sẻ với Quartz: “Về khía cạnh lịch sử, việc nhân cách hóa được coi như dấu hiệu của tính trẻ con hay sự ngu ngốc, nhưng thật ra, nó lại là một sản phẩm phụ của tự nhiên khiến con người trở thành sinh vật thông minh nhất thế giới”.
Không có loài sinh vật nào có khả năng này giống như là con người. Ông cũng chia sẻ thêm rằng, dù có hay không nhận ra, chúng ta luôn nhân cách hóa sự vật, sự việc mọi lúc mọi nơi.
Thường thấy nhất trong việc nhân cách hóa là việc chúng ta sử dụng tên của con người đặt cho các đối tượng là vật thể hay vật nuôi.
Có ba lý do mang tính bản năng tại vì sao chúng ta lại nhân cách hóa cho sự vật, sự việc. Chúng ta đều tự động nhìn thấy khuôn mặt ở khắp mọi nơi, bản chất của chúng ta là luôn nghĩ đến những gì mình thích và chúng ta có xu hướng kết hợp những thứ không thể nhìn ra được cùng với tính cách con người.
Là con người, chúng ta có thể tự nhận diện khuôn mặt ở khắp mọi nơi, chính bản năng này giúp chúng ta có thể phân biệt được đâu là con người và đâu là những dã thú khác.
Có đôi lúc, bản năng này mạnh đến mức chúng ta có thể thấy khuôn mặt từ các vật thể và nó được gọi là Pareidolia – một dạng ảo giác.
Nó nổi tiếng đến nỗi có hẳn một tài khoản Twitter với 561.000 người theo dõi về việc chia sẻ những bức ảnh có khuôn mặt trong đối tượng không phải con người.
Tiến sĩ Epley nói: “Mắt giả là một thói quen đặc trưng mà chúng ta gặp hầu hết mọi lúc mọi nơi, nó lừa chúng ta nhìn thấy những vật tưởng như có ý thức nhưng thật ra lại không có một chút nhận thức nào trong vật thể đó”.
“Là một thành viên của một giống loài có tổ chức xã hội tốt nhất hành tinh, bạn sẽ rất nhạy cảm với đôi mắt của mình, bởi đôi mắt để lộ ra cho chúng ta một khung cửa có thể chạm vào tâm trí người khác”.
Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công vào tòa tháp đôi của Mỹ ngày 11/09, một vài người đã nói rằng, họ đã nhìn thấy khuôn mặt của Satan hiện lên trong đám khói bụi, ngay sau khi chuyến bay mang số hiệu 175 đâm vào một trong hai tòa tháp.
Một ví dụ về việc nhìn thấy khuôn mặt trong vật thể là trong bộ phim khá nổi tiếng “Cast Away” của Tom Hanks năm 2000.
Trong bộ phim, nhân vật của Hanks đã vẽ khuôn mặt lên một quả bóng đá và đặt tên cho nó là Wilson, người mà anh ấy thường xuyên nói chuyện cùng, rồi dần dần trở nên gắn bó.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các vật thể có các yếu tố tương tự như đôi mắt có thể khiến mọi người có cảm giác như mình đang bị theo dõi.
Năm 2010, trường Đại học Newcastle đã tiến hành nghiên cứu và nhận ra rằng, số lượng các vết xước, phá hoại trên bức áp phích có hình ảnh đôi mắt ít hơn một nửa so với tấm áp phích có hình bông hoa treo trong khu vực căng tin của nhà trường.
Một lý do khác nữa tại sao chúng ta nhân cách hóa các sự vật là bởi chúng ta có khuynh hướng trao y thức vào những vật mà chúng ta thích.
Một nghiên cứu được tiến hành năm 2006 cho thấy, con người thường tập trung tốt hơn vào mục tiêu mà khiến họ cảm thấy thích thú và giảm sự tập trung vào những thứ mà họ cảm thấy không an toàn.
Điều này cũng gây ảnh hưởng đến các cuộc tranh luận trong các vấn đề xã hội như việc phá thai hay các quyền của động vật. Trong đó, mọi người đặt câu hỏi rằng, liệu thai nhi có hay không có cảm nhận, các loại động vật có cảm thấy bị đối xử bất công hay không?
Một nghiên cứu khác phát hiện rằng, con người khi được cho xem những bức hình về cả những con nhỏ và con trưởng thành, họ có xu hướng bày tỏ cảm xúc tình cảm với những con vật nhỏ hơn là với những con trưởng thành. Họ thường sẽ nhân cách hóa chúng, họ nói rằng mình sẽ nói chuyện và đặt tên cho chúng.
Thậm chí rằng, con người có thể nhân cách hóa cả những vật thể như ô tô của mình.
Chẳng hạn như một cuộc khảo sát với 900 thính giả của chương trình NPR về việc “nói chuyện với xe của mình” nhận thấy rằng, khi mà con người nói rằng họ thích chiếc xe của mình, họ thường ám chỉ rằng nó nhân cách và tâm trí riêng.
Cuối cùng, một lý do khiến con người có khuynh hướng nhân cách hóa các vật thể đó là chúng ta thường diễn tả những thứ không thể hình dung được như là một phần dấu hiệu của tính cách con người.
Clocky, một chiếc đồng hồ robot được phát triển bởi công ty MIT, con robot này sẽ nhảy ra khỏi bàn của bạn và chạy trên sàn bằng hai bánh xe, nó khiến những người ngủ say buộc phải tỉnh dậy, chạy đuổi theo để tắt đi tiếng chuông báo thức của nó.
Tiến sĩ Epley đã tiến hành nghiên cứu với việc sử dụng chiếc đồng hồ này để tìm ra khi nào con người có xu hướng nhân cách hóa vật thể nhất.
Ông chia họ làm hai nhóm, một nhóm cho rằng Clocky rất dễ đoán và một nhóm cho rằng nó rất khó để đoán trước khi nó bắt đầu chạy hay nhẩy vào người bạn.
Khi được hỏi là có bao nhiều người cho rằng Clocky có tâm trí riêng, những thành viên của nhóm “không thể đoán trước được” cho rằng Clocky có ý thức. Kết quả chụp MRI của những thành cho thấy vùng não được hoạt động khi nghĩ đến người khác được kích hoạt khi họ nghĩ về Clocky.
Nghiên cứu không thể chỉ rõ rằng, tại sao chúng ta lại có xu hướng nói chuyện với xe của mình khi nó gặp trục trặc hoặc bất ngờ không hoạt động.
Tuy không chỉ ra được mối liên kết giữa việc nhân cách hóa và trí thông minh xã hội nhưng tiến sĩ Epley vẫn cho rằng: “Nó là một mối liên kết chặt chẽ bởi khi con người càng có nhiều tương tác với tâm trí khác, chúng ta càng dễ dàng hiểu và giải thích được mục đích, ý định của họ, điều mà khiến chúng ta có nhiều hơn ý thức về trí thông minh xã hội”.
Video: Câu chuyện kỳ dị về những đứa trẻ được động vật nuôi dưỡng
Bình luận