Hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa
Hai trong số các vi sinh vật là Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium longum trong thực phẩm lên men giúp làm giảm các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi ở những người ảnh hưởng bởi các căng thẳng mãn tính.
Chứa vi khuẩn có lợi tạo ra dinh dưỡng
Không chỉ quá trình lên men cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng hoạt tính sinh học của các chất dinh dưỡng, các vi khuẩn tốt trong thực phẩm lên men còn có những tác dụng dinh dưỡng riêng.
Thực phẩm lên men tổng hợp một số vitamin nhất định. Các nguồn vitamin B12 và vitamin K cơ bản chính là các vi khuẩn tốt trong ruột. Vi khuẩn đường ruột sản sinh ra niacin, biotin, axit pantothenic và axit folic.
Giúp ngăn ngừa sâu răng
Ăn sữa chua có thể tăng cường sức khỏe răng miệng. Vi sinh vật lactobacillus reuteri có khả năng ức chế các loại vi khuẩn nhất định dẫn đến sâu răng. Nó cũng làm giảm mảng bám và viêm lợi. Lactobacillus reuteri có thể được tìm thấy ở phomai, sữa chua, kem và cả nước ép trái cây.
Giảm triệu chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến ruột già. Các triệu chứng bao gồm đầy hơi, đau quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Nhờ men vi sinh, những người gặp hội chứng ruột kích thích có thể giảm bớt sự khó chịu, giảm đầy hơi và có số lần đi ngoài bình thường bằng cách uống sữa lên men có chứa Bifidobacterium animalis một cách thường xuyên.
Tăng sức đề kháng
Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp lactic – loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella (gây tiêu chảy), vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm candida.
Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh như bacteriocm, hydrogen, peroxide, ertanol ức chế vi khuẩn có hại.
Những điều cần lưu ý
- Các loại mắm, dưa, cà muối thường chứa nhiều muối. Bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận cần ăn chế độ ít muối không nên sử dụng hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
- Muối chưa đạt độ chua có thể còn vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng gây nhiễm trùng. Đối với các loại rau quả, đặc biệt những loại rau thường sử dụng phân đạm urê để chăm bón quá trình lên men sẽ khiến hàm lượng nitrat có trong rau bị khử thành nitrit.
Hàm lượng nitrit tăng cao trong một vài ngày đầu và giảm dần khi dưa đã vàng. Khi ăn dưa muối chưa đạt, nitrit vào cơ thể sẽ tác dụng với các gốc amin có trong thịt, cá, trứng… và nhất là mắm tôm để tạo thành nitrosamin, một chất có khả năng gây ung thư cho người.
- Sử dụng loại quá chua, đã có nấm mốc: Khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm muối chua có thể xuất hiện nấm mốc để tiêu thụ bớt acid lactic. Hiện tượng này làm giảm acid và sau đó làm hỏng thực phẩm. Do vậy, những thực phẩm muối chua khi đã xuất hiện nấm mốc – thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt…, tốt nhất không nên sử dụng nữa.
Video: Bị ung thư trực tràng vì ăn dưa muối, cà muối
Bình luận