Trường Tiểu học Nguyễn Siêu yêu cầu học sinh trúng tuyển vào lớp 1 năm học 2013-2014 phải đạt sức khỏe loại A.
Trường Tiểu học Lý Thái Tổ cân nhắc yếu tố loại trừ với trẻ thị lực kém. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm yêu cầu học sinh dự tuyển phải có sức khoẻ tốt, không nói ngọng, nói lắp và không có dị tật bẩm sinh…
Trước nhu cầu lớn của một bộ phận phụ huynh có điều kiện, các trường ngoài công lập chất lượng và học phí cao, ở Hà Nội đang đặt ra khá nhiều yêu cầu cùng cách thi tuyển khác nhau để chọn lựa những bé vừa qua tuổi mẫu giáo bước vào năm học phổ thông đầu tiên.
Trường Nguyễn Siêu chỉ tuyển sinh 220 học sinh vào lớp 1 trong khi có gần 1.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Trường Tiểu học Lê Quý Đôn năm 2012 có 1.000 học sinh dự tuyển với chỉ tiêu 400.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Đoàn Thị Điểm, năm học trước, có tới 1.500 học sinh dự tuyển lớp 1 để chọn hơn 500 học sinh cho 20 lớp.
Năm nay, với số lượng trẻ vào lớp 1 đông hơn do tăng dân số cơ học thì trong 3, 4 em chỉ có thể chọn 1 học sinh trúng tuyển. Chính vì vậy, việc đặt ra các điều kiện để tuyển chọn học sinh vào các trường này gây không ít lo lắng, bàn cãi trong phụ huynh học sinh.
Theo trường Tiểu học Lý Thái Tổ, đề thi của trường hoàn toàn dựa theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT và mỗi cháu chỉ phải kiểm tra trong 30 phút.
Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh có con dự thi vào trường thì nội dung mà các con phải làm bao gồm các hình vẽ để học sinh nối hình vẽ cùng loại, đếm số lượng và so sánh số lượng - một dạng bài khá phổ biến ở chương trình Toán lớp 1 những bài đầu.
Chị Nguyễn Mai Ninh, một phụ huynh vừa cho con đi thi lớp 1 trường Nguyễn Siêu cho biết: “Bài trắc nghiệm IQ có nhiều câu hỏi dễ đánh trượt thí sinh vì không chỉ các bé 6 tuổi mà người lớn cũng phải nghĩ chán mới làm được hoặc vẫn làm sai.
Ví dụ, đề thi yêu cầu trẻ làm những bài toán logic quá khó khác như “Cho một hình vuông nặng bằng 2 hình tròn, 1 hình tròn nặng bằng 3 hình sao. Hỏi 1 hình vuông nặng bằng bao nhiêu hình sao?” Hoặc “cho 1 hình tam giác nặng hơn 2 hình tròn, 1 hình tròn nặng hơn 3 hình vuông, hỏi 1 hình tam giác nặng hơn mấy hình vuông?”
Trượt vì bị cận
Ngoài việc phải vượt qua kỳ kiểm tra với các dạng Toán logic, tiếng Anh, trắc nghiệm trí tuệ… học sinh muốn trúng tuyển vào những trường ngoài công lập có tiếng còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác.
Trường Tiểu học Nguyễn Siêu yêu cầu học sinh trúng tuyển vào lớp 1 năm học 2013-2014 phải đạt sức khỏe loại A. Trường Tiểu học Lý Thái Tổ cân nhắc yếu tố loại trừ với trẻ thị lực kém. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm yêu cầu học sinh dự tuyển phải có sức khoẻ tốt, không nói ngọng, nói lắp và không có dị tật bẩm sinh…
Sau buổi thi tuyển vào trường Tiểu học Nguyễn Siêu, chị Bùi Tuyết Mai cho biết, mặc dù con chị vượt qua được 3 yêu cầu của trường là đạt loại A các môn Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh nhưng lại trượt bởi chỉ đạt loại B khi đánh giá sức khỏe do con chị đeo kính cận.
Một cán bộ của trường Tiểu học Lý Thái Tổ cho biết, quá trình khám sức khỏe đầu vào của học sinh đăng ký dự tuyển vào trường thì có đến hơn một nửa bé 6 tuổi thị lực không được chuẩn. Theo yêu cầu của nhà trường, thị lực quá kém sẽ là yếu tố cân nhắc khi loại trừ.
Bàn về những yêu cầu có phần “khó tính” và không liên quan nhiều đến năng lực trí tuệ của học sinh khi đưa ra tiêu chí xét tuyển của trường ngoài công lập, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện tại việc đăng ký vào những trường như vậy khá khó khăn.
Tuy nhiên, Sở không thể can thiệp nếu việc tuyển sinh này không vi phạm quy định của ngành là tổ chức thi tuyển liên quan nội dung chương trình lớp 1.
Việc cung vượt quá cầu khiến các trường bắt buộc phải tìm cách chọn lựa học sinh nên dù nhà trường có đưa ra những yêu cầu mang tính chủ quan thì phía ngành quản lý cũng không thể có ý kiến.
“Thực tế, tính ưu việt của các trường ngoài công lập như vậy thấy rõ ở điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc biệt là sĩ số lớp. Tuy nhiên, khối các trường công lập cũng đang được đầu tư, phát triển về chất lượng, nhiều trường cũng đang định hướng theo hướng cung cấp chất lượng cao” – ông Nguyễn Hiệp Thống cho biết.
Thực tế, không phải học sinh nào khi vượt qua được vòng thi tuyển gắt gao của trường ngoài công lập đều có thể trụ lại trước áp lực học tập không nhỏ.
Năm 2012, bé N.G Minh (sinh năm 2006) thi đỗ vào trường Tiểu học Nguyễn Siêu với số điểm thuộc hàng “top” 26,5/30 điểm nhưng chỉ học trong ba tuần, mẹ của Minh đã phải quyết định xin chuyển trường cho con.
“Bé mới học lớp 1, nhưng cô giáo đã yêu cầu đọc câu dài, viết từ khó. Ngày nào đi học cháu cũng nhận được khá nhiều phiếu bài tập về nhà. Con tôi thậm chí khi viết không đúng mẫu của cô còn bị phạt đứng ở góc lớp. Vừa vào năm học, con đã thường xuyên nhận điểm 4,5. Cô giáo còn tỏ ra băn khoăn khi hỏi tôi về điểm đầu vào với kết quả học tập của cháu”, mẹ của N.G Minh chia sẻ.
Trường Tiểu học Lý Thái Tổ cân nhắc yếu tố loại trừ với trẻ thị lực kém. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm yêu cầu học sinh dự tuyển phải có sức khoẻ tốt, không nói ngọng, nói lắp và không có dị tật bẩm sinh…
Học sinh bị tật khúc xạ ít có cơ hội chọn trường |
Trường Nguyễn Siêu chỉ tuyển sinh 220 học sinh vào lớp 1 trong khi có gần 1.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Trường Tiểu học Lê Quý Đôn năm 2012 có 1.000 học sinh dự tuyển với chỉ tiêu 400.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Đoàn Thị Điểm, năm học trước, có tới 1.500 học sinh dự tuyển lớp 1 để chọn hơn 500 học sinh cho 20 lớp.
Năm nay, với số lượng trẻ vào lớp 1 đông hơn do tăng dân số cơ học thì trong 3, 4 em chỉ có thể chọn 1 học sinh trúng tuyển. Chính vì vậy, việc đặt ra các điều kiện để tuyển chọn học sinh vào các trường này gây không ít lo lắng, bàn cãi trong phụ huynh học sinh.
Theo trường Tiểu học Lý Thái Tổ, đề thi của trường hoàn toàn dựa theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT và mỗi cháu chỉ phải kiểm tra trong 30 phút.
Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh có con dự thi vào trường thì nội dung mà các con phải làm bao gồm các hình vẽ để học sinh nối hình vẽ cùng loại, đếm số lượng và so sánh số lượng - một dạng bài khá phổ biến ở chương trình Toán lớp 1 những bài đầu.
Chị Nguyễn Mai Ninh, một phụ huynh vừa cho con đi thi lớp 1 trường Nguyễn Siêu cho biết: “Bài trắc nghiệm IQ có nhiều câu hỏi dễ đánh trượt thí sinh vì không chỉ các bé 6 tuổi mà người lớn cũng phải nghĩ chán mới làm được hoặc vẫn làm sai.
Ví dụ, đề thi yêu cầu trẻ làm những bài toán logic quá khó khác như “Cho một hình vuông nặng bằng 2 hình tròn, 1 hình tròn nặng bằng 3 hình sao. Hỏi 1 hình vuông nặng bằng bao nhiêu hình sao?” Hoặc “cho 1 hình tam giác nặng hơn 2 hình tròn, 1 hình tròn nặng hơn 3 hình vuông, hỏi 1 hình tam giác nặng hơn mấy hình vuông?”
Trượt vì bị cận
Ngoài việc phải vượt qua kỳ kiểm tra với các dạng Toán logic, tiếng Anh, trắc nghiệm trí tuệ… học sinh muốn trúng tuyển vào những trường ngoài công lập có tiếng còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác.
|
Sau buổi thi tuyển vào trường Tiểu học Nguyễn Siêu, chị Bùi Tuyết Mai cho biết, mặc dù con chị vượt qua được 3 yêu cầu của trường là đạt loại A các môn Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh nhưng lại trượt bởi chỉ đạt loại B khi đánh giá sức khỏe do con chị đeo kính cận.
Một cán bộ của trường Tiểu học Lý Thái Tổ cho biết, quá trình khám sức khỏe đầu vào của học sinh đăng ký dự tuyển vào trường thì có đến hơn một nửa bé 6 tuổi thị lực không được chuẩn. Theo yêu cầu của nhà trường, thị lực quá kém sẽ là yếu tố cân nhắc khi loại trừ.
Bàn về những yêu cầu có phần “khó tính” và không liên quan nhiều đến năng lực trí tuệ của học sinh khi đưa ra tiêu chí xét tuyển của trường ngoài công lập, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện tại việc đăng ký vào những trường như vậy khá khó khăn.
Tuy nhiên, Sở không thể can thiệp nếu việc tuyển sinh này không vi phạm quy định của ngành là tổ chức thi tuyển liên quan nội dung chương trình lớp 1.
Việc cung vượt quá cầu khiến các trường bắt buộc phải tìm cách chọn lựa học sinh nên dù nhà trường có đưa ra những yêu cầu mang tính chủ quan thì phía ngành quản lý cũng không thể có ý kiến.
“Thực tế, tính ưu việt của các trường ngoài công lập như vậy thấy rõ ở điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc biệt là sĩ số lớp. Tuy nhiên, khối các trường công lập cũng đang được đầu tư, phát triển về chất lượng, nhiều trường cũng đang định hướng theo hướng cung cấp chất lượng cao” – ông Nguyễn Hiệp Thống cho biết.
Thực tế, không phải học sinh nào khi vượt qua được vòng thi tuyển gắt gao của trường ngoài công lập đều có thể trụ lại trước áp lực học tập không nhỏ.
Năm 2012, bé N.G Minh (sinh năm 2006) thi đỗ vào trường Tiểu học Nguyễn Siêu với số điểm thuộc hàng “top” 26,5/30 điểm nhưng chỉ học trong ba tuần, mẹ của Minh đã phải quyết định xin chuyển trường cho con.
“Bé mới học lớp 1, nhưng cô giáo đã yêu cầu đọc câu dài, viết từ khó. Ngày nào đi học cháu cũng nhận được khá nhiều phiếu bài tập về nhà. Con tôi thậm chí khi viết không đúng mẫu của cô còn bị phạt đứng ở góc lớp. Vừa vào năm học, con đã thường xuyên nhận điểm 4,5. Cô giáo còn tỏ ra băn khoăn khi hỏi tôi về điểm đầu vào với kết quả học tập của cháu”, mẹ của N.G Minh chia sẻ.
Theo Vinh Hương/ANTĐ
Bình luận