(VTC News) - Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, việc sửa các điều luật thuế phải nuôi dưỡng nguồn thu trong nước, còn làm bao nhiêu "chén" bấy nhiêu thì không thể phát triển được.
Liên quan đến Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày trước Quốc hội ngày 27/10, nhiều đại biểu đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cũng như những băn khoăn của mình về các nội dung của tờ trình này.
Đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn Đại biểu TP.HCM) cho rằng, Việt Nam hiện đang gia nhập nhiều hiệp định thương mại, mới đây nhất là hiệp định TPP nên việc sử dụng hàng rào thuế quan cũng cần phải thay đổi.
Đại biểu Trần Du Lịch tỏ ra đồng tình với phương án sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô bởi lẽ khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do và tham gia Cộng đồng ASEAN, ta phải tính toán lại nên khuyến khích loại hàng hóa nào, không khuyến khích loại hàng hóa nào.
Do đó, phương án điều chỉnh giảm thuế suất đối với các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2000 cm3 và điều chỉnh tăng đối với dòng xe có dung tích xi lanh trên 2500 cm3 như Dự thảo luật là phù hợp.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, trong tương lai cần phải tính toán một chính sách thuế ổn định.
Cụ thể như thuế đánh vào bất động sản là vấn đề mà các nước, các đô thị lớn đã làm. Các địa phương dựa vào đất không thể có đất để bán mãi, có những thành phố không còn đất nên nhiều sắc thuế trực thu phải tính lại.
Ngoài ra, ông Lịch cũng cho rằng, việc sửa các điều luật thuế phải nuôi dưỡng nguồn thu trong nước thì mới có tích lũy, còn nếu làm bao nhiêu mà “chén” bấy nhiêu thì không thể phát triển được.
"Tức là muốn uống sữa thì phải nuôi bò, chứ không thể vừa muốn uống sữa vừa muốn ăn thịt bò thì rất khó”, ông Lịch ví von.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) thì cho rằng, việc điều chỉnh giảm mức phạt tiền chậm nộp thuế từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày là thấp, không đủ sức răn đe đối với các trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ì, không chịu nộp thuế cho Nhà nước.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) tỏ ra không đồng tình đối với đối tượng được xóa nợ tiền thuế.
"Tôi không đồng tình vì họ là những doanh nghiệp nhà nước, được giao quản lý số tài sản lớn, đó cũng là tài sản của dân, họ cổ phần hóa chậm, nay lại được xóa nợ là thất thoát vô cùng lớn cho nền kinh tế", bà An nhấn mạnh.
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển, doanh nghiệp nhà nước chỉ là một phần trong đó, giai đoạn vừa rồi Chính phủ đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động nhưng họ lại không hoạt động tốt, thậm chí thua lỗ.
"Do đó, theo tôi, tinh thần chung của Quốc hội là làm thế nào để khuyến khích và động viên những thành phần kinh tế hoạt động tốt đóng góp cho đất nước chứ không thể nào cho phép xóa bỏ tiền nợ thuế", bà An nhấn mạnh.
Châu Anh
Liên quan đến Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày trước Quốc hội ngày 27/10, nhiều đại biểu đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cũng như những băn khoăn của mình về các nội dung của tờ trình này.
Sửa luật về thuế: 'Muốn uống sữa phải nuôi bò' |
Đại biểu Trần Du Lịch tỏ ra đồng tình với phương án sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô bởi lẽ khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do và tham gia Cộng đồng ASEAN, ta phải tính toán lại nên khuyến khích loại hàng hóa nào, không khuyến khích loại hàng hóa nào.
Do đó, phương án điều chỉnh giảm thuế suất đối với các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2000 cm3 và điều chỉnh tăng đối với dòng xe có dung tích xi lanh trên 2500 cm3 như Dự thảo luật là phù hợp.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, trong tương lai cần phải tính toán một chính sách thuế ổn định.
Cụ thể như thuế đánh vào bất động sản là vấn đề mà các nước, các đô thị lớn đã làm. Các địa phương dựa vào đất không thể có đất để bán mãi, có những thành phố không còn đất nên nhiều sắc thuế trực thu phải tính lại.
|
"Tức là muốn uống sữa thì phải nuôi bò, chứ không thể vừa muốn uống sữa vừa muốn ăn thịt bò thì rất khó”, ông Lịch ví von.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) thì cho rằng, việc điều chỉnh giảm mức phạt tiền chậm nộp thuế từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày là thấp, không đủ sức răn đe đối với các trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ì, không chịu nộp thuế cho Nhà nước.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) tỏ ra không đồng tình đối với đối tượng được xóa nợ tiền thuế.
"Tôi không đồng tình vì họ là những doanh nghiệp nhà nước, được giao quản lý số tài sản lớn, đó cũng là tài sản của dân, họ cổ phần hóa chậm, nay lại được xóa nợ là thất thoát vô cùng lớn cho nền kinh tế", bà An nhấn mạnh.
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển, doanh nghiệp nhà nước chỉ là một phần trong đó, giai đoạn vừa rồi Chính phủ đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động nhưng họ lại không hoạt động tốt, thậm chí thua lỗ.
"Do đó, theo tôi, tinh thần chung của Quốc hội là làm thế nào để khuyến khích và động viên những thành phần kinh tế hoạt động tốt đóng góp cho đất nước chứ không thể nào cho phép xóa bỏ tiền nợ thuế", bà An nhấn mạnh.
Châu Anh
Bình luận