Trong nghiên cứu, 15 con rùa bị nhốt trong 5 tháng ở một bể nước. Trong thời gian này, lũ rùa bỏ qua mùi của nhựa và nước sạch nhưng lại phản ứng với mùi của thức ăn và nhựa có "mùi đại dương" bằng cách đưa mũi trồi lên mặt nước để ngửi.
"Phát hiện này rất quan trọng bởi nó là minh chứng đầu tiên cho thấy mùi của rác thải nhựa trong đại dương khiến động vật ăn chúng", nhà sinh vật học Kenneth J. Lohmann, tác giả của nghiên cứu cho hay.
Theo các nhà nghiên cứu, một loại hóa chất thải ra từ nhựa trong đại dương được sản xuất bởi các thực vật phù du vốn là nguồn thức ăn của nhiều loại rùa. Điều này khiến rùa nhầm lẫn và có hứng thú với nhựa.
Theo ước tính của các nhà khoa học, một nửa số rùa biển trên thế giới và gần như mọi loại chim biển đều ăn nhựa. Trong khi đó, hơn 8 triệu tấn nhựa được đổ ra đại dương mỗi năm.
Nghiên cứu mới đây cũng cho thấy rùa có thể chết nếu tiêu thụ hơn 10 miếng nhựa. Rùa non dễ bị tổn thương nhất vì chúng có xu hướng bơi theo dòng nước, nơi các loại nhựa tích tụ.
Khi rùa nuốt nhựa, số nhựa này sẽ bị kẹt lại trong ruột và hạn chế khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chúng.
Video: Lửng mật ong 'trổ tài' ăn thịt rùa
Bình luận